“Chuyện ấy” khi mang thai và sau sinh
Mang thai và sau khi sinh là hai khoảng thời gian đặc biệt của phụ nữ. Nếu “quan hệ vợ chồng” không đúng sẽ trong thời gian này sẽ khiến phụ nữ mắc nhiều bệnh.
Chuyện ấy’ trong thời gian mang thai và sau sinh là vấn đề được hầu hết các cặp đôi quan tâm nhưng lại không dễ dàng chia sẻ. Dưới đây là những thắc mắc chủ yếu về vấn đề này, hy vọng sẽ giúp chị em yên tâm hơn.
Có thể quan hệ tình dục khi mang thai?
Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể. Hầu hết các cặp vợ chồng thường lo lắng về điều này, nhưng nếu sức khỏe của bạn bình thường bạn có thể tiếp tục quan hệ cho đến ngày sinh nở. Tuy nhiên, nếu bạn có lịch sử tử cung yếu, nhau thai thấp, bị chảy máu… bạn cần kiểm tra với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh.
Trong quá trình mang thai thông thường, sex không phải là nguyên nhân gây sảy thai sớm hoặc nhiễm trùng âm đạo. Vì vậy, bạn đừng nên quá lo lắng. Nếu bạn bị nhiễm trùng âm đạo, hãy nói đối tác của bạn sử dụng bao cao su để đảm bảo sức khỏe cho cả hai. Bạn yên tâm là sex sẽ không can thiệp với bất kỳ điều trị kháng sinh nào cho tình trạng này.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu mang thai khỏe mạnh bình thường, bạn không phải băn khoăn quá nhiều về sex và việc sinh sớm. Nếu bạn thấy ham muốn sex, hãy làm điều độ, nhẹ nhàng. Thỏa mãn về sex trong thời gian mang thai đem lại tâm trạng tốt cho cả hai, cải thiện mối quan hệ của bạn.
‘Chuyện ấy’ có làm hại thai nhi?
Khi bạn quan hệ, bạn sẽ không làm hại em bé của mình – ngay cả khi đối tác của bạn ở trên nếu cả hai thực hiện nhẹ nhàng. Chất nhầy dày ở cổ tử cung giúp bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Túi ối và các cơ bắp mạnh của tử cung cũng bảo vệ em bé.
Khi bạn đạt cực khoái, bạn có thể thấy em bé của bạn di chuyển xung quanh nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này là do nhịp tim bạn đang đập nhanh chứ không phải do bé biết những gì đang xảy ra hoặc cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ nhận được lời khuyên không nên quan hệ khi mang thai nếu bạn có triệu chứng:
- Chảy máu
- Đau bụng hoặc chuột rút
- Tử cung yếu
Video đang HOT
- Nhau thai thấp, vùng nhau tiền đạo bị chảy máu.
‘Chuyện ấy’ khi mang thai có gì khác không?
Điều này còn tùy, một số phụ nữ thấy điều này tốt hơn cho mình, nhưng số khác thì không. Họ cho rằng mình cảm thấy khó chịu sau khi kết thúc giao hợp. Nhiều người chia sẻ họ thấy ít nhạy cảm trong thời kỳ mang thai và khó đạt cực khoái.
Một số người lại cho biết họ thấy đau khi quan hệ trong thời gian mang thai. Nhiều cặp vợ chồng vẫn cảm thấy sự thân mật qua màn dạo đầu hay quan hệ bằng miệng. Điều này cũng khiến họ cảm thấy vui hơn thay vì kiêng khem khi thai nghén.
‘Yêu’ bằng miệng có an toàn?
Thông thường, sex bằng miệng sẽ không gây hại cho bạn và bé. Trong thực tế, nó được coi là giải pháp tốt nhất nếu việc giao hợp trở nên quá nguy hiểm. Điều cần tránh là bạn không nên để đối tác thổi khí vào âm đạo vì có khả năng gây ảnh hưởng đến em bé.
Tư thế quan hệ tình dục nào tốt nhất và thoải mái nhất khi mang thai?
Không có tư thế nào được coi là tốt nhất khi bạn mang thai. Vào mỗi tiến trình của thai kỳ, bạn có thể chọn ra những vị trí phù hợp, thoải mái nhất:
- Tư thế thông thường truyền thống vẫn có thể tiến hành trong giai đoạn đầu của thai kỳ lúc bụng còn nhỏ.
Tuy nhiên, nửa kia của bạn cần chú ý để không dồn hết trọng lượng vào bạn.
- Bạn có thể ở trên khi bụng đã to. Điều này giúp bạn tự điều chỉnh được mình, không bị áp lực lên bụng và dễ đạt hưng phấn hơn.
- Nằm nghiêng: Khi thai kỳ vào giai đoạn cuối, bạn cũng có thể chọn cách này.
- Ở phía trước: Tư thế này cũng là một lựa chọn cho phụ nữ mang thai.
Khi nào có thể ‘quan hệ’ trở lại sau khi sinh?
Sau sinh, cơ thể phụ nữ cần có thời gian để hồi phục, thường kéo dài khoảng sáu tuần lễ, gọi là thời kỳ hậu sản. Sau sinh 6 tuần là có thể quan hệ vợ chồng trở lại, nhưng có nhiều chị em, vì mới sinh con còn mệt do việc chăm sóc con, cho con bú, lại nghe theo kinh nghiệm dân gian nên ít quan tâm đến vấn đề này.
Một số trường hợp do thay đổi hoóc-môn trong cơ thể có thể dẫn đến sự thay đổi về cảm xúc, biểu hiện: ít ham muốn, hay cáu gắt, lo lắng, mệt mỏi. Vì vậy, người chồng cần có thời gian chăm sóc vợ nhiều hơn.
Thêm nữa, sau sinh con, người phụ nữ thường có biến động lớn về giải phẫu và sinh lý, tác động đến tình cảm, nên bạn nên cảm thông, chia sẻ, động viên chăm sóc về tinh thần, tâm sự với vợ nhiều hơn, thể hiện sự quan tâm một cách chu đáo về mọi mặt. Sau đó mọi việc sẽ trở lại bình thường. Chọn phương pháp ngừa thai hiệu quả khi bạn đã sẵn sàng cho việc quan hệ trở lại.
Theo VNE
8 tuyệt chiêu làm săn da sau sinh
Giảm cân từ từ, tăng cường độ ẩm cho da, massage da thường xuyên và kết hợp tập luyện là những cách giúp cải thiện tình trạng da nhăn nheo, khô ráp.
Da nhăn nheo, khô và ngứa là những vấn đề đa số chị em phải trải qua sau sinh. Thời gian ít ỏi cho bản thân, cộng với việc tập luyện không đem lại hiệu quả rõ rệt khiến nhiều người dễ nản lòng. Nếu muốn làn da cải thiện nhanh chóng, bạn cần tác động lên chúng càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn làm săn chắc làn da và loại bỏ vấn đề khô và ngứa.
Miranda Kerr giảm cân sau sinh hiệu quả mà vẫn duy trì được làn da săn chắc nhờ áp dụng tập luyện yoga và ăn uống hợp lý.
1. Giảm cân đúng cách
Không gì tàn phá làn da vốn đã bị tác động quá nhiều khi mang thai hơn là ăn kiêng để giảm cân mạnh mẽ. Làn da của bạn vốn đã mất đi độ đàn hồi, vì vậy nên lựa chọn một giải pháp giảm cân, tập luyện từ từ.
2. Dùng mỹ phẩm dưỡng da
Dù bạn có bị rạn hay không, vẫn nên sử dụng các loại kem dưỡng hàng ngày để cung cấp đủ độ ẩm cho da, giúp phục hồi nhanh chóng. Axit hyaluronic, DMAE và axit alpha-lipoic... là một trong những thành phần hữu ích nhất cho da. Sau sinh, bạn có thể dùng các loại kem giàu kẽm và đồng, vitamin B, A, C, E và K.
3. Tẩy tế bào chết và massage
Tăng lưu lượng máu đến da là quá trình quan trọng nếu bạn muốn làm săn da nhanh chóng. Khi bạn đang bị khô và ngứa da, tập trung massage và tẩy da chết. Tuy nhiên, nếu da của bạn quá nhạy cảm, hãy tự chế các loại kem tẩy tế bào chết có thành phần tự nhiên như đường nâu, muối biển... Xoa bóp da thường xuyên, nhất là vùng bụng.
Tẩy tế bào chết bằng muối biển hoặc đường an toàn cho phụ nữ sau sinh.
4. Áp dụng các bài tập giúp săn da
Cardio (những bài tập làm tăng nhịp tim) là lựa chọn tốt nhất, giúp đốt cháy chất béo trên cơ thể bạn. Tập trung thực hiện 20 phút một lần, ít nhất 3 ngày một tuần. Để làm săn da, cần tập trung vào các bài tập mạnh mẽ, giúp tác động lên cơ bắp.
5. Tăng cường độ ẩm cho da
Việc chú ý đến chế độ ăn là rất quan trọng sau khi sinh con, nhưng cũng đừng quên tăng cường uống nước. Uống nhiều nước để đẩy các độc tố ra ngoài nhanh hơn, đồng thời cải thiện các vấn đề về da sau sinh.
6. Hạn chế hiện tượng khô da
Hầu hết các vấn đề về da sau sinh đều do tác động của hormone, vì vậy, cách giải quyết tốt nhất là chờ đợi. Trong lúc đó, bạn chỉ nên sử dụng các chất tẩy rửa nhẹ nhàng, thậm chí có thể dùng sữa tắm hay dầu gội dành cho em bé để tránh tác động đến da. Tránh dùng nước nóng và tăng cường độ ẩm trong phòng.
7. Cách giảm ngứa da
Một trong những vấn đề lớn nhất sau khi sinh có thể là ngứa da, đặc biệt khi nó đã xảy ra ở vùng bụng kể từ khi bạn đang mang thai. Dưỡng ẩm da ngay sau khi tắm và nên đặt kem dưỡng ẩm trong tủ lạnh để tăng hiệu quả. Tránh nước nóng và nước chứa nhiều clo, không dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa quá mạnh.
Theo Vnexpress
Bài thuốc chữa đau bụng sau sinh Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp. Nếu nguyên nhân do khí huyết hư, dùng bài thuốc: Gừng, đương quy,...