Chuyên án Spade cuộc chiến chống lạm dụng tình dục trẻ em (phần 1)
Chuyên án Spade (hay chuyên án Thunderer) do cảnh sát Canada khởi xướng là cuộc chiến chống lạm dụng tình dục trẻ em trực tuyến. Kết quả của chuyên án thành công như mong đợi.
Theo Liên hiệp quốc và FBI, vào bất cứ thời điểm nào trên thế giới luôn có hơn 750.000 kẻ ấu dâm trực tuyến. Tuy nhiên, tính đến nay, cơ quan chức năng toàn cầu chỉ bắt giữ được rất ít đối tượng vì tội lạm dụng tình dục trẻ em trực tuyến. Số đối tượng bị kết án vì tội danh này còn ít hơn nhiều, cả thế giới hiện mới có 6 người bị kết tội lạm dụng tình dục trẻ em trực tuyến với những mức án cũng rất nhẹ, thường là vài năm tù giam.
Nguyên nhân đầu tiên là vì cảnh sát các nước gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều tra và xác định danh tính thật của đối tượng và nạn nhân. Bên cạnh đó, do trong luật của nhiều nước (kể cả những nước phát triển) còn chưa có quy định xử lý hành vi lạm dụng tình dục trẻ em trực tuyến. Nhưng thành công của Chuyên án Spade (hay chuyên án Thunderer) do cảnh sát Canada khởi xướng đã giải quyết triệt để những khó khăn này và cho thấy nếu có sự hợp tác chặt chẽ giữa lực lượng thực thi pháp luật trên toàn cầu thì không có loại tội phạm nào là khó đấu tranh.
Thiết lập chuyên án Spade có 50 nước tham gia
Chuyên án còn có sự tham gia của Cảnh sát các nước Úc, Mỹ và cơ quan chức năng ở Hồng Kông, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Hy Lạp, Ireland, Newzealand và Nauy. Nhờ tận dụng được sự hợp tác chặt chẽ với Tổ chức INTERPOL, một số tổ chức quốc tế khác và hơn 50 quốc gia, Chuyên án Spade đã giải cứu 396 đứa trẻ, bắt 348 đối tượng và trở thành vụ án thành công lớn nhất trong lịch sử đấu tranh chống lạm dụng tình dục trẻ em trực tuyến.
Cuộc điều tra kéo dài gần 3 năm: đầu năm 2011, đội cảnh sát chống tội phạm tình dục thuộc Cảnh sát Hoàng gia Canada nhận được rất nhiều thông tin phản ánh về việc trang web azovfilms.com của một công ty tư nhân có tên là Azov Films chuyên cung cấp các hình ảnh, video clip lạm dụng tình dục trẻ em. Ngay lập tức cảnh sát Canada đã mở một cuộc điều tra bí mật về trang web “đen” này. Đầu tiên, họ đóng giả làm khách hàng truy cập vào website của công ty và thường xuyên đặt hàng mua một số đoạn video clip quay cảnh lạm dụng tình dục trẻ em. Sau đó, khi đã trở thành khách hàng “tin cậy”, họ liên lạc được với một người đàn ông tên là Brian Way, 42 tuổi, đang sinh sống ở Toronto. Người đàn ông này chính là chủ của công ty Azov Films, có trụ sở ở Toronto – một công ty chuyên cung cấp các DVD và video về hình ảnh khỏa thân của trẻ em.
Video đang HOT
Công ty Azov Films được thành lập từ năm 2005, chuyên sản xuất, phân phối và đăng tải các hình ảnh, video về lạm dụng tình dục trẻ em tới hơn 90 quốc gia trên thế giới. Công ty Azov Films hoạt động theo mô hình một tổ chức tội phạm và Brian Way chính là kẻ cầm đầu đường dây, chỉ đạo các mạng lưới này. Thông qua công ty, Brian Way và đồng bọn đã ký hợp đồng với những đối tượng để sản xuất các video quay cảnh lạm dụng tình dục trẻ em, phần lớn là các bé trai độ tuổi từ 5 đến 12 tuổi.
Ngoài ra, Brian Way và đồng bọn còn tổ chức quay rất nhiều video hay chụp ảnh ở Ukraine và Romania trong những căn hộ, phòng tắm hơi bẩn thỉu và vườn sau nhà. Các hình ảnh, video này sau đó được chuyển cho khách hàng qua hòm thư điện tử hoặc Internet. Hoạt động làm ăn này đã mang lại cho công ty của Brian Way và đồng bọn một khoản lợi nhuận kếch xù lên tới hơn 4 triệu đôla Mỹ mỗi năm.
Sau gần nửa năm điều tra về công ty Azov Films, tháng 5/2011, cảnh sát Canada đã đột kích vào nơi ở và văn phòng làm việc của Brian Way và bắt giữ đối tượng để điều tra. Trang web Azovfilms.com cũng ngay lập tức bị đánh sập. Khám xét công ty và nhà riêng của Brian Way, cảnh sát tịch thu khoảng 1.000 bằng chứng bao gồm: máy tính, ổ ghi DVD, một bộ chỉnh sửa video, 350.000 bức ảnh và hơn 9.000 đoạn video chứa hình ảnh các bé trai trần truồng người Đức, Romania, Ukraine.
Làn sóng biểu tình chống lạm dụng tình dục trẻ em.
Sau khi bắt giữ Brian Way, một loạt cơ quan chức năng ở Toronto và cơ quan thanh tra của Mỹ đã mất nhiều tháng để phục dựng lại kho dữ liệu về khách hàng “thường xuyên” của Brian Way và công ty Azov Films. Danh sách này đã được gửi tới Cảnh sát Hoàng gia Canada và tổ chức Interpol nhằm xác định danh tính thực của đối tượng. Kết quả điều tra cho thấy đã có rất nhiều đối tượng ở 50 quốc gia khác nhau thường xuyên truy cập vào trang web này để đặt mua và bán lại các bức hình, video clip quay cảnh lạm dụng tình dục trẻ em.
Hòa Thu
Theo Petro times
Đan Mạch trục xuất 2 nhân viên của Tập đoàn công nghệ Huawei
Cảnh sát Đan Mạch ngày 4/2 cho biết nhà chức trách nước này đã trục xuất 2 nhân viên Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc sau khi kết quả thanh tra tại văn phòng công ty này ở thủ đô Copenhagen cho thấy họ không tuân thủ các quy định về giấy phép lao động và cư trú.
(Nguồn: Yahoo News)
Hoạt động thanh tra trên được tiến hành trong khuôn khổ cuộc điều tra thường kỳ của nhà chức trách Đan Mạch đối với các công ty có nhiều người lao động nước ngoài.
Trong đợt thanh tra này, 4 nhân viên của Huawei bị cáo buộc phạm luật, trong đó 2 người bị trục xuất khỏi Đan Mạch. Tuy nhiên, cảnh sát không nêu rõ các nhân viên này có phải là người Trung Quốc hay không.
Cũng theo cảnh sát Đan Mạch, cuộc thanh tra này không liên quan tới những vụ việc dư luận chú ý và những cáo buộc gần đây xung quanh Huawei.
Bộ Tư pháp Mỹ mới đây đã công bố 2 bản cáo trạng với tổng cộng 23 tội danh chống lại Huawei, các công ty con của tập đoàn này cũng như Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu, trong đó có các cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại, gian lận ngân hàng, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, lừa dối Chính phủ liên bang Mỹ và cản trở pháp lý.
Huawei là nhà cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông cũng như các thiết bị thông tin hàng đầu thế giới, trong đó có mạng không dây thế hệ mới 5G.
Huawei đã đầu tư hàng tỷ USD vào công nghệ này, chủ yếu cạnh tranh với hãng Ericsson của Thụy Điển và Nokia của Phần Lan.
Tuy nhiên, Mỹ, Anh và nhiều nước khác đã cảnh báo về các nguy cơ an ninh từ công nghệ của Huawei, điều mà Huawei luôn bác bỏ.
Tháng 12/2018, cảnh sát Canada đã bắt giữ Giám đốc tài chính của Huawei Mạnh Vãn Chu theo yêu cầu của Mỹ.
Trung Quốc cáo buộc Washington "hành xử kiểu bắt nạt," sau khi chính quyền Mỹ xác nhận sẽ yêu cầu Canada dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu sang Mỹ xét xử./.
Theo Vietnam
Trung Quốc đề nghị Mỹ rút lại yêu cầu dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu Ngày 29/1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đề nghị Mỹ rút lại yêu cầu Canada dẫn độ Giám đốc Tài chính (CFO) tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Chu sang Washington để đối mặt với cáo buộc lừa dối các ngân hàng về khả năng giao dịch với Iran. Giám đốc tài chính của tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Chu sau phiên tòa...