Chuyện ấm lòng khi Sài Gòn giãn cách: Hội chị em miệt mài nấu hàng trăm phần cơm, đi khắp nơi để tặng cho người khó khăn
“Nay mình nấu món này, mai nấu món khác, chị chuẩn bị quần quật cả ngày, mệt nhưng rất vui. Mình có điều kiện hơn thì sao không giúp đỡ người ta, giờ ra đường thấy nhiều người tội nghiệp lắm, bữa có anh kia đói quá, tay cầm hộp cơm run run nói cảm ơn”, chị Tưởng chia sẻ.
8 ngày Sài Gòn giãn cách cũng là thời gian chị Đỗ Thị Tưởng (52 tuổi, quê Bến Tre) cùng một số chị em gần nhà rủ nhau nấu cơm để đi tặng những hoàn cảnh khó khăn, vô gia cư.
Công việc bắt đầu từ tờ mờ sáng kéo dài đến tận khuya, tuy mệt, vất vả nhưng lúc nào trong căn nhà nhỏ nằm trên đường Trần Phú ( quận 5) cũng đầy ắp tiếng cười.
Sài Gòn những ngày giãn cách chứ không giãn lòng, mọi người đều yêu thương, san sẻ cho nhau từng hộp cơm, chai nước
Cột lại từng phần thức ăn đã múc sẵn để vô từng hộp, chị Tưởng tỉ mỉ đếm lại số hộp cơm đã chuẩn bị được, bên kia là mấy trăm phần dành cho khu phong tỏa ở quận 4, bên này là gửi đến BV Phục hồi chức năng (quận 8), còn 120 phần để đi phát cho người vô gia cư.
Mỗi người một công việc, ai cũng vui vẻ, hồ hởi để giúp đỡ mọi người
“2h sáng tụi chị đã dậy nấu cơm, ngủ được một lúc thì 6h dậy để làm tiếp các phần việc còn lại, sao cho trước 10h, đủ 600 phần để chia đi các nơi. Như hôm nay chị nấu gà kho, mai thì đổi thịt heo để mọi người đỡ ngán, chuẩn bị quần quật cả ngày, mệt nhưng rất là vui”, chị Tưởng chia sẻ.
Vốn đã quen với công việc bếp núc, lại được sự ủng hộ của các chị em hàng xóm, nên khi Sài Gòn bắt đầu giãn cách theo Chỉ thị 16, chị Tưởng không ngần ngại đứng ra nấu cơm để hỗ trợ mọi người, nhất là khi chị tận mắt chứng kiến nhiều hoàn cảnh đáng thương, sống lay lắt trên vỉa hè, đường phố.
Mỗi phần gồm cơm, thức ăn và nước suối, đảm bảo chất dinh dưỡng tối thiểu cho người dân
“Ra đường bây giờ chị thấy nhiều người tội nghiệp lắm, có người không có tiền để mua cơm, sống nương nhờ vào các nhóm từ thiện. Bữa chị đi phát cơm, gặp mấy bà cụ trong hẻm, nhận được cơm họ mừng lắm. Có nhiều người khổ quá, chị cho thêm 1 hộp để chiều ăn, giờ Sài Gòn đang dịch bùng phát nặng, mọi người giúp được gì nhau cứ giúp, nó ấm áp lắm em”, chị Tưởng tâm sự.
Từng phần cơm được nhóm chị Tưởng đưa đến tận tay người nghèo, vô gia cư
Để có được nguồn kinh phí để nấu cơm, hỗ trợ quà cho người lao động nghèo, khu phong tỏa, cách ly, chị Tưởng cho biết sau khi chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, YouTube, rất nhiều cô chú, anh chị đã gửi rau củ, cá thịt, tiền mặt…, để bếp cơm của chị Tưởng có thêm nguồn lực để tiếp tục.
“Như hôm nay chị đi nhận 21 kiện hàng từ bà con miền Tây gửi lên, cá thịt, rau củ nhiều lắm, thấy vui vì mọi người đều chung tay, hướng về Sài Gòn. Mấy chị em ở đây không có của nhiều thì góp công, ai làm được gì cứ làm, thời buổi khó khăn, thấy nhiều người khổ chị không cầm lòng được.
Những hình ảnh thật sự ấm lòng trong ngày giãn cách xã hội…
Hiện tại, chị có thể nấu được khoảng 600 phần/ngày thôi vì có mấy chị em vòng vòng xóm không hà, không có sức để nấu thêm. Có nhiều chỗ cũng ngỏ ý xin cơm nhưng chị chỉ có thể chia sẻ rau củ, thịt cá, gạo để họ tự nấu thôi, giờ ai cũng là người thân của mình cả, san sẻ nhau cùng vượt qua mùa dịch”, chị Tưởng nói.
Các phần cơm được phường 10, quận 4 tới lấy để đưa vào khu phong tỏa, cách ly
Sau khi hoàn thành việc phân chia cơm cho các khu vực, chị Tưởng cùng chị Duyên chở nhau trên chiếc xe máy cũ, rong ruổi khắp các con hẻm, khu phố ở Sài Gòn để phát hơn 100 phần cơm dành cho người vô gia cư, lao động nghèo.
Cầm trên tay phần cơm được chị Tưởng gửi tặng, chú Phong xúc động: “Mấy bữa nay cũng may có mấy chị này ghé ngang gửi cơm, chú biết ơn nhiều lắm. Chứ giờ thất nghiệp, nhà trọ không có tiền đóng, phải ở ngoài đường, đâu có tiền đâu mà mua cơm, một lần tắm ké đã tốn 10 ngàn rồi.
Ngày nào chú cũng trông các chị ấy ghé qua cho cơm, hôm nào chậm là đói, hộp cơm quý lắm con ơi”.
Niềm hạnh phúc của những người lao động nghèo khi được tặng cơm miễn phí
Cuộc sống của những người nghèo, vô gia cư thêm phần khó khăn khi dịch Covid-19 bùng phát
Hộp cơm nhỏ, nghĩa tình lớn…
Có lẽ không chỉ riêng chú Phong mà với những người lao động nghèo, vô gia cư, dịch bệnh khiến cuộc sống của họ thêm phần lay lắt. Nếu như không có những phần cơm nghĩa tình của chị Tưởng hay phần sữa bánh, gạo mì…, của rất nhiều nhóm từ thiện khác đã và đang nỗ lực dang rộng vòng tay che chở, cưu mang họ thì có lẽ, họ đã không thể nào trụ nổi.
Sài Gòn lúc nào cũng vậy, dẫu cho gặp bao nhiêu khó khăn, thử thách, những người ở Sài Gòn vẫn luôn biết cách để bao bọc nhau. Người có của giúp người khó khăn, người có nhà phụ người không nơi nương tựa, tất cả đều cố gắng để cùng nhau vượt qua đại dịch Covid-19.
Người Sài Gòn tốt lắm!
Một người đàn ông vô gia cư đứng trước ngã tư đường cảm ơn ríu rít chị Tưởng khi được phát cơm miễn phí
Các phần cơm được chị Tưởng mang vào BV Phục hồi chức năng (quận 8)
Một người phụ nữ trên đường Trần Hưng Đạo xin 2 phần cơm cho 2 mẹ con, tuy nhiên sau khi thấy anh shipper đến trễ, hết cơm, chị sẵn sàng nhường lại 1 phần cho anh shipper, vui vẻ nhận 1 hộp cơm về để 2 mẹ con ăn trưa. Một câu chuyện tuy nhỏ nhưng đủ để ai chứng kiến đều ấm lòng
Hộp cơm trao đi, niềm vui ở lại, người Sài Gòn luôn vậy, đong đầy yêu thương dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, khó khăn ra sao…
Theo chị Tưởng, mọi người nhận cơm đều có ý thức, chỉ xin đúng số phần của mình cần, không chen lấn, tranh giành, sẵn sàng nhường nhau trong mùa dịch
Mọi người luôn tin tưởng và đợi Sài Gòn khỏe lại, cố lên!
Người vô gia cư lay lắt trong đêm đầu Sài Gòn giãn cách: "Con không có nhà, tối con ra Cầu Mống mà ngủ"
Sài Gòn ngày đầu giãn cách, mọi người đều ở yên trong nhà để phòng chống dịch bệnh.
Thế nhưng có những con người đang lấy đất làm giường, lấy trời làm chăn. Họ không có nhà...
Những người già, đứa trẻ này không có nơi trú ngụ, tối đến họ lấy vỉa hè, mái hiên, hầm cầu để ngủ ké qua đêm. Bình thường, cuộc sống của họ vốn đã khó khăn, đến những ngày giãn cách, họ càng trở nên mong manh, cơ cực, chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ của những người xung quanh.
20h tối 9/7, Sài Gòn yên ả hơn mọi ngày, đường phố cũng vắng người qua lại khi Chỉ thị 16 được áp dụng trên toàn thành phố. Sài Gòn chính thức bước vào 15 ngày "dưỡng bệnh", dù lo lắng nhưng ai ai cũng tin và mong rằng Sài Gòn sẽ sớm khỏe lại, vết thương dai dẳng mấy tháng trời cũng được chữa lành.
Những người vô gia cư loay hoay trong đêm ở Sài Gòn
Dịch Covid-19 bùng phát khiến cuộc sống của hàng triệu người dân Sài Gòn gặp muôn vàn khó khăn, nhiều doanh nghiệp đóng cửa, công nhân, người lao động mất việc làm, đặc biệt là những người vô gia cư, không nơi nương tựa, không chốn đi về, loay hoay chẳng biết thế nào trong 15 ngày giãn cách.
Những đứa trẻ lang thang, không nhà cửa, hồn nhiên khi nhận sự giúp đỡ của mọi người
"Cho tụi con xin một bịch bánh được không ạ, tụi con đói...", tiếng nói lanh lảnh của những đứa trẻ ở góc đường Nguyễn Tất Thành (quận 4) vang lên.
Tụi nhỏ cũng giống như nhiều người vô gia cư ở Sài Gòn, ban ngày thì đi móc bọc, lượm ve chai, bán vé số, tối đến lấy hầm cầu, vỉa hè làm nơi nương náu.
"Tụi con không có nhà, tối tụi con ra Cầu Mống mà ngủ. Có hôm trời lạnh lắm, con ngủ không được nhưng giờ con quen rồi ạ", cậu nhóc đen nhẻm, vừa nói vừa cười tít mắt.
Phần quà gồm bánh, sữa tươi được Thành - Hiền gửi đến tụi nhỏ tại quận 4
Thành, Hiền vội dừng xe lại, mở túi quà đầy ắp lấy ra một ít bánh ngọt, sữa tươi gửi đến tụi nhỏ. Công việc này đã được 2 bạn trẻ cùng nhóm "Sài Gòn đêm" thực hiện suốt hơn 5 năm qua.
Mỗi tối, nhóm sẽ chuẩn bị khoảng 500 - 1.000 phần bánh ngọt, sữa tươi và khẩu trang, chia cho nhiều thành viên để đi khắp các quận huyện của Sài Gòn, tặng cho người vô gia cư, lao động nghèo.
Sài Gòn trở bệnh, ai cũng buồn, nhưng buồn một chút rồi thôi vì tất cả đều tin tưởng vào ngày Sài Gòn sẽ trở lại một cách mạnh mẽ nhất
"Mấy hôm trước, nhóm tụi mình đi mỗi khu vực đông hơn, giờ thì chia nhỏ ra, chỉ có 2 người di chuyển ở một địa điểm để tuân thủ quy định giãn cách. Dù biết dịch bệnh căng thẳng nhưng nhìn những người lao động nghèo, vô gia cư lay lắt chờ hỗ trợ, tụi mình không thể không đi", Thành tâm sự.
Tuy mỗi phần quà chỉ vỏn vẹn vài bịch bánh ngọt, sữa tươi nhưng với những người vô gia cư, đó là phần thức ăn để họ cố gắng bám trụ trong thời gian thất nghiệp, thiếu việc làm.
Cầm phần quà nhỏ được nhóm "Sài Gòn đêm" hỗ trợ, chú Cát (50 tuổi) rưng rưng nước mắt. "Cảm ơn tụi con nhiều lắm, giờ chú thất nghiệp, chẳng biết mấy ngày nữa sống sao" .
Chiếc xe máy cà tàng hở trước thiếu sau của chú Cát vốn là phương tiện để chú chở khách mỗi ngày. Hôm nào may mắn thì kiếm được vài trăm ngàn, còn không cũng có vài chục đủ gạo mắm qua ngày. Nhưng rồi Sài Gòn giãn cách, chú Cát mất việc làm, biết là sẽ rất khó khăn nhưng chú vẫn cố gắng chịu đựng và mong ngày Sài Gòn khỏi bệnh.
Ánh mắt đầy hi vọng của chú Cát, tin tưởng Sài Gòn sẽ sớm khỏe lại
"Giờ dịch bệnh, ai cũng khổ như ai, chú chỉ hi vọng dịch Cô-vít được kiểm soát, mau hết giãn cách để bà con yên ổn làm ăn", chú Cát chia sẻ.
Có lẽ không chỉ riêng chú Cát mà với những người lao động nghèo, vô gia cư, dịch bệnh khiến cuộc sống của họ thêm phần lay lắt, khó khăn nhưng lúc nào họ cũng hi vọng, tin tưởng vào những điều tốt đẹp nhất sẽ đến.
"Người Sài Gòn tốt lắm", câu nói bất chợt của cụ Hoa khiến chúng tôi nghẹn lòng.
Giữa bao bộn bề khó khăn, thiếu thốn, người Sài Gòn vẫn luôn bao dung, tìm cách để chở che cho nhau, mỗi người giúp nhau một chút. Người có của giúp người khó khăn, người có nhà phụ người không nơi nương tựa, tất cả đều cố gắng với một niềm tin rằng, sẽ sớm thôi Sài Gòn sẽ khỏe.
Chuyện những người không nhà ở Sài Gòn trong đêm giãn cách xã hội
"Có hôm, vì ra các quận xa, tụi mình chạy xe máy cả nửa tiếng nhưng vẫn không thấy cô bác nào khó khăn đang đi trên đường để tặng đồ ăn. Nhưng khi gặp được, trao cho họ phần quà, tụi mình thấy việc làm của mình càng thêm ý nghĩa vì đến được tay người thật sự cần", Hiền tâm sự
Khi gặp các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Thành - Hiền đều nán lại để hỏi thêm thông tin, giúp đỡ hỗ trợ nhiều hơn
Những phần quà cứ thế theo chân nhóm bạn trẻ gửi đến những người vô gia cư, khó khăn
Sài Gòn trở bệnh, đường phố cũng vắng vẻ hơn thường ngày, người dân cũng hạn chế ra đường để phòng dịch Covid-19
Chú Cường (quê Nghệ An) bị khiếm thị ngồi một góc đường tại quận 5 để bán khẩu trang, khăn giấy...
15 ngày tới, biết là sẽ rất khó khăn, đặc biệt với những người lao động, người bán vé số, vô gia cư..., nhưng mong mọi người hãy cảm thông, bảo vệ Sài Gòn như cái cách Sài Gòn đã từng
Chỉ 15 ngày thôi, Sài Gòn cần thời gian nghỉ ngơi sau cơn cảm lạnh kéo dài. Mấy tháng qua, Sài Gòn đã làm hết những gì có thể để hạn chế thấp nhất sự xáo trộn trong cuộc sống của người dân, giờ thì cứ an tâm dưỡng bệnh nhé. Mọi người luôn tin tưởng và đợi Sài Gòn. Sài Gòn, cố lên!
TP.HCM: Hoa Tết đồng loạt giảm giá... vẫn 'đìu hiu' khách mua Ngày 30 Tết, nhiều tiểu thương bán hoa ở TP.HCM đồng loạt giảm giá mạnh nhưng vẫn lo lắng không bán hết hoa vì không có khách ghé mua. Ngày 30 Tết, nhiều mặt hàng vẫn chưa bán xong, nhiều người bán hoa tại TP.HCM quyết định 'xổ hết', giảm đến hơn nửa giá để sớm về nhà ăn Tết. Ghi nhận của...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tai nạn liên hoàn 5 ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, 1 tài xế kẹt trong cabin

Người đàn ông tử vong khi đang chơi pickleball

Vụ tai nạn lật xe ô tô chở học sinh ở huyện Chư Prông: 16 bệnh nhân đã xuất viện

Vụ bãi biển bị rào chắn tại Nha Trang, chính quyền thành phố chỉ đạo khẩn

Thiếu niên tử vong sau va chạm giữa xe máy và xe tải ở Quảng Trị

Liên tiếp xảy ra bạo lực học đường, UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo khẩn

Thêm một vụ thả diều đe dọa an toàn bay tại Nội Bài

Mẹo hay giúp mở hộp thoại Run trên Windows

Hoàn cảnh của nam thanh niên đập vỡ kính ô tô của người khác

Choáng: Hôm nay nhiệt độ ngoài trời ở TP.HCM có thể đến 53 độ C

Hàng nghìn người xuống đường Lê Duẩn xem tổng hợp luyện diễu binh 30-4

Bộ Công an: Sẽ điều tra, xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật
Có thể bạn quan tâm

Hé lộ lý do IU đến với vai diễn trong 'When Life Gives You Tangerines'
Sao việt
16:52:28 24/04/2025
'Giải mã' sức hút bất tận của váy xếp ly
Thời trang
16:46:30 24/04/2025
Yook Sung Jae 'nên duyên' với Bona, nhận nhiều lời khen trong 'The Haunted Palace'
Phim châu á
16:45:42 24/04/2025
Go Youn Jung nhận vô vàn 'gạch đá' vì vai diễn trong phim y khoa siêu hot
Hậu trường phim
16:43:17 24/04/2025
Năm thanh niên lĩnh án tù vì đánh cha của bạn tử vong
Pháp luật
16:30:13 24/04/2025
Thấy con dâu về, mẹ chồng giấu vội gói bánh trên bàn, chối "không ăn": Đoạn camera "viral" khắp MXH
Netizen
16:20:37 24/04/2025
Vụ điện mặt trời: Bộ Công an đề nghị Đắk Lắk cung cấp thông tin 38 cán bộ
Thế giới
15:42:32 24/04/2025
'Mùa hè kinh hãi': Nỗi ám ảnh từ vụ án mạng bị vùi lấp trong quá khứ
Phim âu mỹ
15:24:33 24/04/2025
Thái độ của "công chúa Kpop" khi bị thành viên cùng nhóm giật spotlight
Nhạc quốc tế
15:14:37 24/04/2025
Netizen bóc loạt MV bị gắn hashtag Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, đơn vị quản lý dùng chiêu trò hút fame?
Nhạc việt
15:10:24 24/04/2025