Chuyển 6 vụ việc tại Vietinbank sang cơ quan điều tra
Thanh tra Chính phủ kết luận hoạt động tín dụng của ngân hàng này đã xảy ra nhiều khuyết điểm, kiến nghị truy thu thuế hơn 75 tỉ đồng và chuyển điều tra 6 vụ việc sai phạm trong giai đoạn 2009-2012.
Đại hội cổ đông Vietinbank ngày 14-4 vừa qua cũng thông qua việc sáp nhập ngân hàng này với PGBank.
Theo tin từ Thanh tra Chính phủ (TTCP) ngày 21-4, cơ quan này vừa kết thúc thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank).
Qua đó, TTCP kiến nghị Thủ tướng giao thống đốc Ngân hàng Nhà nước kiểm điểm và tổ chức kiểm điểm trách nhiệm việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quyền chủ sở hữu; tổ chức kiểm điểm trách nhiệm HĐQT Vietinbank giai đoạn để xảy ra vi phạm, đồng thời tiếp tục đánh giá về nợ xấu của Vietinbank tại thời điểm hiện nay.
TTCP cũng kiến nghị xử lý truy thu của Vietinbank số tiền thuế hơn 75 tỉ đồng; yêu cầu Chủ tịch và Tổng giám đốc xử lý hơn 300 tỉ đồng gồm các khoản quỹ và tiền gửi khác.
Trong cuộc thanh tra này, TTCP đã phát hiện một số vụ việc có dấu hiệu cấu thành tội phạm nên đã chuyển hồ sơ 6 vụ việc sang cơ quan điều tra xử lý các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Cuộc thanh tra được TTCP tập trung theo 3 nhóm nội dung liên quan đến hoạt động chủ yếu của Vietinbank.
Theo TTCP, hoạt động tín dụng của ngân hàng này để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm cả trong huy động vốn và cho vay, có một số vụ việc vi phạm nghiêm trọng phải chuyển cơ quan điều tra.
Cụ thể trong huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn cho vay trung, dài hạn mất cân đối nên Vietinbank phải sử dụng vốn huy động ngắn hạn để bù đắp cho vay trung, dài hạn.
Một số chi nhánh huy động tiền gửi với lãi suất vượt trần 14% theo quy định của Ngân hàng nhà nước; chi hoa hồng môi giới, tiếp thị bằng tiền mặt không đúng quy định, thực chất là lách quy định về trần lãi suất để chi tăng lãi suất tiền gửi cho khách hàng.
Video đang HOT
Hoạt động cho vay của Vietinbank cũng có sai phạm ở hầu hết các khâu của quá trình cho vay.
Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư tài chính cũng có không ít khuyết điểm vi phạm như sử dụng vốn trái phiếu quốc tế không đúng cam kết trong cáo bạch.
Việc huy động không đạt mục tiêu đề án, hiệu quả sử dụng vốn thấp; việc đầu tư trái phiếu vào các doanh nghiệp của Vietinbank còn những vi phạm như thẩm định chiếu chặt chẽ, chưa chính xác…
Công ty cổ phần chứng khoán Vietinbank bị xác định vi phạm quy định của Luật Chứng khoán khi cho khách hàng vay tiền để mua chứng khoán; vi phạm trong gia hạn, vượt quá thời gian hỗ trợ mua chứng khoán…
Đối với công ty TNHH Một thành viên cho thuê tài chính Vietinbank, công ty này cũng đã để xảy ra vi phạm trong thẩm định, quyết định cho thuê tài chính; vi phạm trong phân loại nợ đối với hồ sơ cơ cấu nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thiếu cơ sở pháp lý…
Kiểm tra 26 hồ sơ có tổng giá trị cho thuê trên 406 tỉ đồng đã xác định tỉ lệ nợ xấu đến 11,06% trong khi công ty chỉ phân loại 4,08%, số tiền dự phòng phải trích tăng tương ứng 22,11 tỉ đồng.
Đối với công ty TNHH Một thành viên Quản lý quỹ Vietinbank, việc đầu tư tại Tổng công ty Thép Việt Nam 252,5 tỉ đồng, Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Mỹ Đình 40 tỉ đồng, Công ty cổ phần đầu tư phát triển Khu đô thị Nam Quảng Ngãi 25 tỉ đồng, đến thời điểm thanh tra không có hiệu quả, tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ.
Theo Tuồi Trẻ
"Siêu lừa" Huyền Như không nói lời sau cùng
Sau 13 ngày xét xử phúc thẩm vụ Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng, cuối giờ chiều 30/12 phiên toà bước vào phần nói sau cùng của các bị cáo có kháng cáo. Tòa tuyên bố nghị án và thông báo dự kiến sẽ tuyên án vào ngày 7/1/2015.
Dự kiến sẽ tuyên án vào ngày 7/1/2015 tòa phúc thẩm sẽ tuyên án vụ Huyền Như.
Phiên tòa phúc thẩm vụ án Huỳnh Thị Huyền Như đã kết thúc phần tranh luận. Tòa tuyên bố nghị án và thông báo dự kiến sẽ tuyên án vào ngày 7/1/2015. 20/23 bị cáo đã chia sẻ những hoàn cảnh riêng nhất của mình đến HĐXX và những nguyện vọng của họ. Bị cáo Huyền Như không kháng cáo nên không nói lời sau cùng tại phiên xử.
Người đầu tiên được nói lời sau cùng là bị cáo Huỳnh Mỹ Hạnh - chị gái Huỳnh Thị Huyền Như khóc và cho biết rất ăn năn hối lỗi với việc làm của mình. Bị cáo mong HĐXX xem xét quá trình phạm tội của bị cáo. "Xét kỹ lại, bị cáo cũng là nạn nhân của em ruột mình. Bản án nặng nề như thế này, bị cáo không có luật sư bào chữa. Bị cáo mong HĐXX xem xét cho bị cáo. Bị cáo chỉ làm công, ăn lương. Bị cáo xin HĐXX xem xét hết tình tiết giảm nhẹ. Bị cáo khẩn thiết xin HĐXX xem xét khoan hồng để bị cáo sớm trở về với gia đình, làm lại cuộc đời, nuôi dạy các con nên người, báo hiếu với mẹ".
Bị cáo Vũ Nguyễn Xuân Tiên nói, khi vụ án xảy ra, bố của bị cáo còn sống, ông trách móc. Bị cáo an ủi: "Con không làm gì hết. Bố đừng có lo". Khi bố mất, bị cáo bị khởi tố. Bị cáo vẫn tin rằng bị cáo không làm gì sai. Bị cáo vẫn tin rằng, sự thật vẫn là sự thật. Bị cáo vẫn còn niềm tin vì mình không làm gì sai trái. Bị cáo cũng rất cảm ơn ngân hàng Vietinbank đã cho bị cáo làm việc cho đến bây giờ.
Do không kháng cáo nên Huyền Như không nói lời sau cùng tại phiên tòa phúc thẩm.
Bị cáo Nguyễn Thị Phúc Ngân: Xin HĐXX xem xét cho hoàn cảnh phạm tội của bị cáo. Bị cáo không có động cơ phạm tội. "Chỉ vì lòng tin, bị người trong nhà đâm mình thì làm sao mà tránh khỏi. Mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo để sớm về làm lại cuộc đời", Phúc Ngân nói.
Bị cáo Lương Thị Việt Yên: Sai lầm của bị cáo là đặt niềm tin không đúng chỗ. Nguyện vọng của bị cáo là mong HĐXX xem xét thấu đáo. Hành vi của bị cáo tới đâu, bị cáo xin nhận trách nhiệm tới đó.
Bị cáo Nguyễn Thiên Lý: Bị cáo chỉ có một nguyện vọng trong đơn kháng cáo, mong HĐXX xem xét thỉnh cầu của bị cáo. Trước khi gặp Như, bị cáo hãnh diện là có một sự nghiệp vững vàng. Đến khi gặp Huyền Như bị cáo không nghĩ là gây ra sự việc lớn như vậy. Bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Bị cáo Phạm Anh Tuấn: Bị cáo xin khẳng định chịu trách nhiệm tổn thất ở công ty. Tuy nhiên trong giao dịch với VTB, bị cáo không ngờ bị Huyền Như lừa. Bị cáo không nghĩ, giờ đây đang phải đứng trước vành móng ngựa để trình bày.
Bản thân bị cáo chỉ mong điều tốt đẹp đến công ty Thái Bình Dương vì đây là công ty mà bị cáo đã góp phần thai nghén ra nó.
Bị cáo không bao giờ nghĩ làm việc gì đó trái pháp luật. Việc làm này nằm ngoài nhận thức của bị cáo. Bị cáo chỉ xin xem xét, trong sự việc xảy ra, bị cáo cũng là nạn nhân.
Bị cáo Võ Anh Tuấn nói lời sau cùng.
Bị cáo Võ Anh Tuấn nói, 20 năm công tác ở Vietinbank, bị cáo đã hoàn thành công việc được giao. Bị cáo không bao giờ nghĩ mình làm sai trái để giờ đây phải đứng trước vành móng ngựa. Bị cáo đã nhận thức ra sự việc. Bị cáo rất hối hận. Từng là niềm tự hào của gia đình, giờ đây bị cáo trở thành tội phạm. Bị cáo cảm thấy rất hối hận về việc này.
Bị cáo mong HĐXX xem xét đến hoàn cảnh của bị cáo và gia đình bị cáo. Mẹ bị cáo đã hơn 70 tuổi. Bị cáo đang bị tạm giam và là gánh nặng của mẹ. Hai đứa con không được sự dạy dỗ của bị cáo.
Người nói lời sau cùng là bị cáo Đào Thị Tuyết Dung. Dung cho rằng: Bị cáo vì quá tin Như nên vi phạm pháp luật. Bị cáo không hề hưởng lợi đồng nào trong hành vi lừa đảo của Huyền Như. Bị cáo xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo để sớm về nuôi dạy con nhỏ.
17hChủ tọa tuyên bố nghỉ nghị án. Ngày 7/1, tòa phúc thẩm sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng đối với các kháng cáo, kháng nghị trong vụ án "siêu lừa" Huyền Như.
Cũng trong chiều 30/12, luật sư Nguyễn Văn Ngoan - Ông Ngoan là luật sư chỉ định của bị cáo Huyền Như tại phiên tòa phúc thẩm. Đối đáp với quan điểm của đại diện VKS, ông Ngoan cho rằng không đồng tình với quan điểm việc chuyển tội danh của Huyền Như sang tội danh Tham ô tài sản. "Như vậy là làm xấu đi tình trạng của bị cáo", ông Ngoan nói.
Ông Ngoan cho rằng, việc hủy một phần bán án, để điều tra tội danh tham ô tài sản của Huyền Như là trái với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Đối với quan điểm của VKS, việc hủy án, điều tra tội danh tham ô tài sản của Huyền Như, ông Ngoan cho rằng, như vậy là mang tính chủ quan. Ông Ngoan nhận định: Tội danh của Huyền Như không thể là tham ô tài sản.
Căn cứ của ông Ngoan là việc Huyền Như không phải là người có chức vụ, quyền hạn, không có chức năng, vai trò quản lý tài sản tại Ngân hàng Vietinbank theo quy định của pháp luật, quy định của NHNN.
Theo Dân Trí
Huỳnh Thị Huyền Như hay Vietinbank phải bồi thường? Chiều nay 29.12, sau phần tranh luận của đại diện Viện KSND tối cao tại TP.HCM (giữ quyền công tố tại tòa), các luật sư tiếp tục yêu cầu Vietinbank phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ số tiền do Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt. Huyền Như sau phiên tòa phúc thẩm - Ảnh: Ngọc Lê Vietinbank phải bồi thường 718...