Chuyện 3 ông bầu làm thay đổi bóng đá Việt
Bầu Kiên, bầu Đức và bầu Hiển được xem là 3 ông bầu có ảnh hưởng và chi phối nhiều nhất đến bóng đá Việt Nam.
Năm 2000, khi V.League bắt đầu lên chuyên nghiệp cũng là thời kỳ đặt dấu ấn của các ông bầu làm bóng đá. Nhiều các chủ doanh nghiệp như bầu Thắng, bầu Đức, bầu Kiên, bầu Long, bầu Hiển, bầu Trường, bầu Đệ… đã lần lượt dấn thân vào làm bóng đá.
Có những ông bầu tham gia cả vào tổ chức lãnh đạo của bóng đá là Liên đoàn bóng đá Việt Nam ( VFF) và Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam ( VPF). Cũng từ bóng đá mà tên tuổi của các ông bầu được biết đến nhiều hơn cả ở mặt tích cực và hạn chế.
Các ông bầu xuất hiện khiến đời sống bóng đá sôi động hơn nhưng cũng… loạn hơn, đặc biệt là việc làm phá giá thị trường chuyển nhượng, cũng như việc mua đi bán lại, sang tên đổi chủ đội bóng. Cũng từ việc “ăn xổi” thay vì bắt đầu từ việc đào tạo trẻ khiến cho bóng đá trở thành trò chơi “mua vui cũng được một vài trống canh”.
Đã có không ít các ông bầu đã chia tay bóng đá theo kiểu “chán thì từ bỏ”. Có một thời kỳ mà bóng đá Việt Nam trở thành sân khấu kim tiền mà V.League là một mớ bòng bong.
1. Trong lịch sử, bầu Kiên được xem là một trong những người có tầm ảnh hưởng và chi phối bậc nhất của bóng đá Việt Nam. Năm 2011, bầu Kiên từng tạo ra “cú đấm thép” với màn công kích VFF tại Hội nghị tổng kết V.League.
Ông đưa ra hàng loạt bất cập của giải vô địch quốc gia về tiêu cực trọng tài, bán độ, bản quyền truyền hình…, lên án bộ máy quản lý để rồi khởi xướng lập ra VPF. Đây là cuộc cách mạng của bóng đá Việt Nam. Thậm chí, bầu Kiên đã giúp VPF giành lại bản quyền truyền hình mà VFF đã thoả thuận bán 20 năm cho một đối tác trước đó.
Ông Kiên mong muốn, công ty chỉ chịu sự giám sát chứ không phải thành viên, không phụ thuộc VFF. Đặc biệt là tham vọng VPF sẽ kiếm tiền cho bóng đá, phát triển đào tạo trẻ. Bầu Kiên từ một ông chủ đội bóng Hà Nội ACB sau này đã trở thành lãnh đạo có tầm ảnh hưởng của VPF. Đây cũng là ông bầu cá tính bậc nhất của bóng đá Việt Nam.
Tiếc rằng, ít lâu sau bầu Kiên đã rơi vào vòng lao lý, khiến VPF mất đi “thủ lĩnh” để hoạt động theo tôn chỉ ban đầu. Thế nên sau 3 nhiệm kỳ đã qua, VPF cũng không thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
2. Người thứ 2 có tầm ảnh hưởng đến bóng đá Việt Nam là bầu Đức. Ông là người tiên phong cho việc vung tiền ra mua ngôi sao ở V.League. Có thời kỳ, Hoàng Anh Gia Lai từng là điểm đến của nhiều ngôi sao: Kiatisal, Lee Nguyễn, Dusit, Sakda, Thonglao, Chukiat Noosarun…
Video đang HOT
Bầu Đức có công đưa HLV Park Hang-seo đến Việt Nam. Ảnh: ĐT.
Sau này, bầu Đức cũng là người tiên phong cho việc đào tạo trẻ với việc trình làng lứa cầu thủ U19 Hoàng Anh Gia Lai năm 2014, sau đó được đôn lên đá V.League 2015, tạo ra cơn sốt cho bóng đá Việt Nam. Thế hệ cầu thủ này cũng đóng góp nhiều vào thành công của bóng đá Việt Nam 2 năm gần đây.
Không chỉ là ông chủ đội bóng, bầu Đức từng giam gia làm Phó Chủ tịch VPF khoá I và Phó Chủ tịch VFF khoá VII. Trong thời gian ra “làm quan” bóng đá, bầu Đức cũng đã có những ảnh hưởng, chi phối đến bóng đá Việt Nam. Trong vai trò Phó Chủ tịch VFF, ông từng công kích để VFF sa thải huấn luyện viên Miura, hậu thuẫn để Nguyễn Hữu Thắng lên thay.
Ông cũng là người đã đưa huấn luyện viên Park Hang-seo đến Việt Nam và trực tiếp trả lương cho huấn luyện viên này nhiệm kỳ đầu tiên. Bầu Đức cũng là người cầm cờ trong việc công kích, gây sức ép để bầu Tú rút lui khỏi cuộc đua vào “ghế” Phó Chủ tịch VFF nhiệm kỳ VIII. Thậm chí, ông còn dọa sẽ để Hoàng Anh Gia Lai bỏ giải V.League nếu bầu Tú không rút.
3. Một ông bầu đặc biệt làm nhiều, nói ít và chi phối lớn đến bóng đá Việt Nam là bầu Hiển. Ông Hiển bắt tay vào làm bóng đá muộn hơn bầu Đức nhưng lại xây dựng được một tầm ảnh hưởng sâu, rộng từ bộ máy quản lý bóng đá đến trực tiếp các đội bóng.
Bầu Hiển bắt đầu hành trình bóng đá chuyên nghiệp với Hà Nội T&T (nay là Câu lạc bộ Hà Nội, thế nhưng ông lại là người có liên quan đến nhiều đội bóng khác là: Đà Nẵng, sau này là Quảng Nam, Sài Gòn.
Sự ảnh hưởng, chi phối đó khiến cho “khối liên minh” này chịu nhiều tai tiếng của dư luận khi cho rằng tạo ra cuộc chơi không lành mạnh ở V.League. Đặc biệt là chức vô địch của Đà Nẵng 2012, Quảng Nam 2017 bị đặt dấu hỏi về chuyện có hay không việc dồn điểm?
Một điểm tích cực được ghi nhận là bầu Hiển đã đóng góp lứa cầu thủ trẻ đầy tài năng cho đội tuyển quốc gia trong thành công suốt 2 năm qua. Cũng vì thế mà ông luôn được ghi công trong những chiến thắng đó. Bầu Hiển không tham gia vào bộ máy lãnh đạo của VFF hay VPF như bầu Đức, thế nhưng ông lại có những ảnh hưởng lớn ở cả hai tổ chức này.
Sau thời đại nhộn nhịp của các ông bầu, hiện tại chỉ còn bầu Đức và bầu Hiển là vẫn còn ảnh hưởng đến bóng đá Việt Nam.
Bầu Kiên, HLV Lê Thụy Hải, đại gia ngàn tỷ và lời kỳ kèo bạc triệu
Không phải bất kỳ khi nào HLV Lê Thụy Hải cũng nhận được những lời mời chào tiền tỷ trong suốt sự nghiệp đầy huy hoàng của mình.
Làm V.League và nhận mức nhu nhập cực khủng ở tuổi lục lần
HLV Lê Thụy Hải cầm quân tại V.League khi tuổi đã cao
Phải đến lúc 58 tuổi, HLV Lê Thụy Hải mới có lần đầu tiên làm việc ở V.League sau nhiều năm bôn ba qua nhiều đội bóng 2 miền nam, bắc. Sau một mùa giải nhiều đau thương với CLB Thanh Hoá, ông Hải nhận việc ở Hà Nội ACB của bầu Kiên. Và đó cũng là những ký ức mà chiến lược gia lão làng này không bao giờ quên, bởi chỉ bầu Kiên là người hiếm hoi... kỳ kèo lương với ông Hải.
HLV năm nay đã 76 tuổi hồi tưởng: "Anh Kiên khi đó kỳ kèo tôi từng trăm nghìn, từng triệu tiền lương. Nhưng khi đó anh ấy trả thấp hơn nữa tôi vẫn sẽ làm bởi mình khát khao và máu nghề, cũng muốn vươn lên đù lúc đó cũng gần 60 tuổi. Trước đó mình làm cả bóng đá nữ, rồi nhiều đội bóng hạng dưới mà có ai để ý nhiều đâu".
Cũng kể từ đây, sự nghiệp của HLV Lê Thụy Hải đã khác đi rất nhiều. Sau chức vô địch khi cầm B.Bình Dương, ông Hải đã được định giá ở một tầm rất khác, nếu không muốn nói là thây đổi hoàn toàn. Người ta nhìn ông với tư cách là một ông thầy có khả năng "điều trị" những ngôi sao ương ngạnh, sẵn sàng giải quyết đám lửa trong phòng thay đồ.
HLV Lê Thụy Hải có được nhiều thành công trong sự nghiệp huấn luyện
"Những năm tôi làm thì chẳng có mấy ai là ngôi sao trong đội hình cả, tôi ít khen lắm, có khen thì khen tập thể thôi. Tôi hay đùa rằng mình mới là ngôi sao sáng nhất, cũng có một phần bởi tôi là người sắp xếp ai đá, ai ở ngoài. Với tôi, nếu cầu thủ vô kỷ luật, không chơi bóng vì tập thể thì xin mời ở ngoài. Bóng đá phải bao gồm cả hàng phòng ngự chơi tốt lẫn hàng công ghi bàn, không ai quan trọng hơn ai", ông Hải thẳng thắn.
Vậy là V.Ninh Bình với tham vọng hoá rồng cùng cơn mưa tiền từ ông bầu Hoàng Mạnh Trường liên hệ với HLV Lê Thụy Hải. Ông Hải thằng thừng ra giá 100 triệu đồng/tháng, con số được xem là không tưởng với giới cầm quân khi đó. Thế nhưng, sự cả nể tài năng và khao khát những cái tên danh tiếng của bầu Trường khiến ông gật đầu.
Ở tuổi 63, ông Hải nhận 1,2 tỷ đồng tiền lương cho 1 năm làm việc, cột mốc mà ngay cả thời điểm này, nhiều HLV nội cũng không thể mơ tới.
Thêm một dấu mốc và lời chia tay sự nghiệp buồn của HLV Lê Thụy Hải
HLV Lê Thụy Hải đã không có được cái kết như mong đợi
HLV Lê Thụy Hải tiếp tục làm được điều mà nhiều đồng nghiệp trẻ tuổi phải gọi ông bằng chú sẽ cần cảm ơn rất nhiều. Năm 2014, trong nhiệm vụ giải cứu B.Bình Dương sau 3 trận đấu đầu tiên, B.Bình Dương gọi lại ông Hải "lơ" dù trước đó mới... cho nghỉ cuối mùa năm ngoái. Lẽ thường, có thể một HLV khác sẽ từ chối bởi sợ điều tiếng, nhưng ông Hải cao tay hơn thế.
Chiến lược gia gốc Hà Đông ra giá 1 tỷ đồng tiền lót tay cho 1 năm làm việc, trong khi "lót tay" vốn chỉ dành cho các cầu thủ. Quan điểm rất rõ ràng của ông Hải đó là ông cần có quyền lợi ngang cầu thủ thì mới có thể nói được học trò. Nếu ông chỉ nhận một mức tiền "bèo bọt" thì giá trị trong mắt học trò cũng... đến thế.
Khi đó, lãnh đạo B.Bình Dương mà cụ thể là chủ tịch Nguyễn Minh Sơn đồng ý, giao kèo là vô địch cuối mùa. Quả nhiên, ông Hải ngoài yếu tố chuyên môn và cái uy riêng giúp đội bóng đất Thủ lên ngôi vô địch. Đó cũng là lần thứ 3 mà HLV Lê Thuỵ Hải hưởng men say chiến thắng. Hơn thế nữa, chính ông là người mở ra con đường về quyền lợi cho các HLV khác.
Nhưng trong lần thứ 3 quay lại CLB Thanh Hóa vào năm 2016, HLV Lê Thụy Hải không có được may mắn như thế. Vẫn nhận được một số tiền lót tay, lương theo yêu cầu, nhưng Thanh Hóa khi đó chưa hội tụ đủ yếu tố của một nhà vô địch. Họ thua đau một vài trận ở giai đoạn lượt về bị bỏ lại ở phía sau. Ông Hải ra đi khi để thua Sài Gòn FC và trước đó là một hành động giơ thẻ lên hướng về phía khán đài khi người hâm mộ xứ Thanh liên tục chỉ trích ông trên khán đài ở một trận dấu trước đó.
V.League 2016 cũng là mùa giải cuối cùng trong sự nghiệp cầm quân huy hoàng nhưng cũng đầy gai góc và không thiếu những nỗi đau của HLV được xem là "Mourinho Việt Nam"
Cơ hội để V-League 'thay áo mới' Dịch COVID-19 khiến nhiều đội đứng trước nguy cơ vỡ về tài chính, tuy nhiên ở khía cạnh khác, dịch COVID-19 là hồi chuông báo động, buộc bóng đá Việt Nam phải thay đổi. V-League cần thay đổi để phát triển hơn Thái Lan cách đây không lâu đã khiến bóng đá Đông Nam Á phải "sốc" trước thông tin, giá trị bản...