Chuyện 2 phút tiết kiệm 20 tỷ đồng của Bộ trưởng Thăng
Thử đặt giả thiết, nếu không phải là Bộ trưởng Thăng, hoặc không có “cú điện thoại 2 phút” thì việc lãng phí 20 tỷ đồng là đương nhiên?
Trong chuyến thị sát các công trường cầu đường phía Nam, tại Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Đồng Nai chiều 23/7, khi nghe nhà thầu thi công cầu vượt Đồng Nai cáo đã “cầu cứu” cơ quan đường sắt giải tỏa hạ tầng giúp dự án vượt tiến độ nhằm tiết kiệm 20 tỷ đồng nhưng không có kết quả, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng lập tức gỡ khó cho các đơn vị thực hiện dự án ngay tại chỗ.
Trong cuộc điện thoại kéo dài khoảng 2 phút với ông Trần Ngọc Thành – Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu ông Thành phải lập tức giải quyết vấn đề mặt bằng để phục vụ thi công và làm rõ tại sao cơ quan quản lý đường sắt khu vực phía Nam không hợp tác, xử lý “tội” gây gián đoạn thi công xây dựng cầu vượt Đồng Nai.
Và chỉ ít phút sau cuộc gọi chỉ đạo của , Chủ tịch Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam báo cáo về việc đã chỉ đạo “hỏa tốc” và hạ tầng đường sắt bị “vướng” tại khu vực thi công cầu vượt Đồng Nai được giải tỏa ngay trong chiều cùng ngày.
Bộ trưởng Đinh La Thăng điện thoại chỉ đạo giải tỏa hạ tầng đường sắt phục vụ thi công cầu vượt Đồng Nai. Ảnh: Dân trí
Việc một dự án có cam kết hoàn thành vượt tiến độ sẽ giúp tiết kiệm được 20 tỷ đồng là tin vui và rất đáng nhận được sự khen ngợi. Hơn nữa, đây lại là một dự án dân sinh, vốn sử dụng nằm trong ngân sách nhà nước, vậy tiết kiệm khoản tiền 20 tỷ đồng chính là tiết kiệm cho ngân sách, cho “kho thuế’ của dân. Vậy là, nếu không có Bộ trưởng Thăng, và cụ thể là nếu không có 2 phút gọi điện của Bộ trưởng thì nhà thầu thi công cầu vượt Đồng Nai thực sự đã làm lãng phí 20 tỷ đồng hay đây chính là số tiền bị lãng phí thuộc phạm vi vấn đề mà khi các đơn vị liên quan hoàn toàn có thể giải quyết để đẩy nhanh tiến độ dự án.
Câu chuyện 2 phút điện thoại của Bộ trưởng cũng cho thấy phần nào sự bất cập trong công tác quản lý, điều hành của bộ máy công quyền với nhiều cơ chế làm việc không thống nhất. Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng hải và hàng không trong phạm vi cả nước. Như vậy, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam là cơ quan thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Trong việc giải tỏa hạ tầng cũng như thi công công trình cầu vượt Đồng Nai, Bộ cũng có trách nhiệm liên đới (cụ thể là cơ quan chủ quản chỉ đạo thực hiện, thi công và giám sát toàn bộ gói thầu).
Video đang HOT
Vậy, tại sao phía Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam lại đồng ý thực hiện sự chỉ đạo bằng “văn bản miệng” của Bộ trưởng ngay trong tích tắc trong khi không “đoái hoài” đến những yêu cầu, đề xuất khẩn của nhà thầu. Và trong trường hợp này, cái gọi là “chỉ thị miệng” có hiệu lực hơn các loại văn bản, giấy tờ khác.
Vậy việc gọi điện của Bộ trưởng Thăng trong trường hợp này phải chăng là động thái “chỉnh sửa” cho chính cơ chế làm chồng chéo trong một Bộ. Thử đặt giả thiết, nếu không phải là Bộ trưởng Thăng, hoặc không có “cú điện thoại 2 phút” thì việc lãng phí 20 tỷ đồng là đương nhiên?
Theo Dân Trí
Bộ trưởng Thăng và chuyện phía sau những tin nhắn bom tấn
Sự kiện chị Phạm Thị Mười - một thư ký bán vé ga Nam Định nhắn tin thử Bộ trưởng Thăng, một lần nữa đã cho thấy những điều hết sức thú vị phía sau tin nhắn.
Vì muốn biết vị tư lệnh ngành có giải quyết những thắc mắc của hành khách hay không, chị Mười đã gửi Bộ trưởng Thăng tin nhắn: "Tôi đến ga Nam Định để mua vé tàu từ Nam Định đi Quảng Ngãi, nhưng nhân viên tại đây ép tôi mua vé Nam Định đi Nha Trang. Làm việc với thái độ hách dịch như thế thử hỏi ngành đường sắt đã thay đổi được gì với "4 xin" và "4 luôn" thưa Bộ trưởng".
Phép thử dại dột này của chị, đang được tạm đổi bằng việc đình chỉ công tác.
Có vẻ chị đã thử không đúng người.
Chọn cách thử đơn giản nhất - gửi một tin nhắn - nhưng chị Mười lại không biết rằng, từ lâu, Bộ trưởng Thăng đã biết nắm lấy "những cơ hội nhỏ nhất" để chứng minh sự quyết liệt, hiệu quả điều hành và cả hình ảnh của mình.
Chỉ với một dòng tin nhắn ngắn ngủi từ nước Nhật: "Cảm ơn em, anh sẽ cho anh em nghiên cứu để làm sớm 1 cây cầu treo", Bộ trưởng Thăng đã hóa giải mọi bức bối của xã hội trước cảnh cô giáo phải chui túi nilon qua suối đi dạy học ở Điện Biên.
Một nhân viên ga Hà Nội cũng đã lĩnh án kỷ luật rất nhanh sau vài dòng ký tự trên điện thoại. Bức xúc vì bị nhân viên này bắt đi đổi tiền lẻ khi mua vé, một hành khách đã gửi tin nhắn đến người đứng đầu ngành Giao thông. Vị "tư lệnh" chỉ cần chuyển tiếp tin nhắn này đến máy ông Chủ tịch đường sắt, thế là mệnh lệnh được thực thi.
Việc nhắn tin và nhận tin nhắn dường như rất quen thuộc với ông Thăng. Trên diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Thăng đã có lần cho biết: "Nhiều người nhắn tin cho tôi rằng, sẵn sàng nộp phí nếu phí bảo trì dành để đầu tư sửa chữa đường minh bạch, hiệu quả".
Không biết có ai nhắn tin cho ông về sự chậm trễ của dự án Quốc lộ 3 mới hay không, nhưng ông Thăng lại vừa có một quyết định "nhanh như một tin nhắn": Sẽ cách chức ông Lưu Việt Khoa - PGĐ Ban quản lý dự án 2, nếu cuối tháng 7 ông này không đôn đốc hoàn thiện các hạng mục còn lại.
11 năm trước, ông Nguyễn Bá Thanh, khi còn làm Bí thư Đà Nẵng đã tự công khai số điện thoại của mình (0903500205) cùng với lời nhắn: "Ai phát hiện ở đâu có những cán bộ, công chức vô lễ với dân, sách nhiễu dân thì cứ gọi tôi".
11 năm sau, người kế nhiệm ông là Bí thư Thành uỷ Trần Thọ cũng công khai số điện thoại của mình cùng lời nhắn: "Gặp cán bộ nhũng nhiễu, hãy nhắn tin cho tôi. Cứ nhắn trung thực, chính xác, chúng tôi sẽ xử lý... Chúng ta sẽ hợp tác để phục vụ nhân dân tốt hơn".
Thời đại công nghệ thông tin đã giúp các nhà quản lý có "những vành tai khổng lồ" để nghe được cả những tiếng vọng, dù là yếu ớt nhất của mọi tầng lớp nhân dân, một cách nhanh chóng và chân thực.
Nhưng với không ít người, việc nghe tiếng kêu của dân khó vào hơn nhiều nghe tiếng sột soạt của đô la, tiếng mở nắp rượu ngoại, tiếng xưng tụng của thuộc cấp. Chính vì vậy, ai cũng có điện thoại, nhưng không phải ai cũng cho phép chiếc điện thoại ấy được liền mạch với nhân dân.
Có người nói: Thời gian gần đây, Bộ trưởng Thăng làm hình ảnh chuyên nghiệp hơn nhiều, ông biết cách biến mỗi tin nhắn trở thành bom tấn truyền thông. Điều đó đúng, nhưng chưa đủ.
Giống Bộ trưởng Thăng, ông Nguyễn Bá Thanh, ông Trần Thọ... cũng đều là người biết làm hình ảnh. Nhưng có thể nói đó là những hình ảnh đáng tin cậy vì nó được xây trên nền của hành động, của sự quyết liệt đương đầu với tiêu cực và của hiệu quả.
Việt Nam hiện có trên dưới 136 triệu thuê bao điện thoại di dộng. Theo các nghiên cứu, hoạt động ưa thích nhất của chủ thuê bao là nhắn tin.
Có bao nhiêu người trong tổng số 136 triệu thuê bao kia biết được số điện thoại của các nhân vật quan trọng? Bao nhiêu người dám nhắn tin bày tỏ bức xúc đến các VIP? Và quan trọng hơn: Bao nhiêu tin nhắn được hồi âm?
Theo bạn thì là bao nhiêu? 1%, 5%, 10%?
Theo Trí Thức Trẻ
Thiếu thang, lãnh đạo Cục Hàng không phải cõng khách xuống - "Tuần tới, tại sân bay Cát Bi không có đủ thang, ông sẽ phải cõng từng hành khách xuống máy bay", Bộ trưởng Đinh La Thăng nói với Cục phó Hàng không Đinh Việt Thắng. Theo thông tin trên báo Tuổi trẻ, tai cuộc làm việc giưa Bô trương Bô GTVT Đinh La Thăng với lãnh đạo TP Hải Phòng ngày 17/7,...