Chuyện “16 chữ vàng” với người láng giềng “hẹp bụng” tại nghị trường
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động VN Đặng Ngọc Tùng nhận định, phát biểu của Thủ tướng là lời nhắc nhở ai đó còn mơ hồ về tình hữu nghị, về “16 chữ vàng”, về “4 tốt”. Việc dự báo về tình hình Biển Đông vừa qua không tốt, không sát cũng vì thế.
Người láng giềng “rộng vai, hẹp bụng”
Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại Quốc hội, đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) bức xúc lên án, việc đặt giàn khoan là ý đồ xấu xa, gây ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng của Việt Nam.
Vì sự kiện này, ông Tuấn đề nghị Chính phủ cần nhận định, đánh giá tình hình sát thực hơn để ứng phó, nhằm ổn định an ninh quốc phòng, tình hình đất nước, tránh để rơi vào bị động như vừa qua.
Đại biểu Đặng Ngọc Tùng: “Phát biểu của Thủ tướng đã nhắc nhở ai đó còn mơ hồ về tình hữu nghị, về “16 chữ vàng”, về “4 tốt”.
“Khi chúng ta sống gần một người láng giềng rộng vai nhưng hẹp bụng như thế thì cần phải có những bước chuẩn bị thật chu đáo và thận trọng theo nguyên tắc phát huy cơ hội và phòng ngừa rủi ro, giống như chúng ta đã từng sống chung với lũ, chỉ khác là lũ đến hẹn thì lại lên xong rồi lại rút, còn người bạn láng giềng lòng dạ xấu xa ấy không biết họ sẽ làm gì, khi nào làm và sẽ làm đến bao giờ” – ông Tuấn cho rằng sự việc lần này là một bài học cho Việt Nam.
Cùng quan điểm này, đại biểu Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai) nhận định, phát biểu của Thủ tướng về việc thứ tình “hữu nghị viển vông, lệ thuộc” đã nhắc nhở ai đó còn mơ hồ về tình hữu nghị, về “16 chữ vàng”, về “4 tốt”.
Video đang HOT
Khẳng định chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ rất kịp thời, nhân dân rất hoan nghênh bài phát biểu của Thủ tướng nhưng ông Tùng cũng “phê” công tác dự báo liên quan đến các diễn biến về tình hình Biển Đông không được làm tốt. Cách phản ứng, đối phó với việc gây rối chưa linh hoạt.
“Dứt khoát không chịu hèn, chịu nhục”
Đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) nêu nghi vấn, các nhà lãnh đạo Trung Quốc chọn thời điểm xâm lấn biển Đông đúng vào lúc Quốc hội tổ chức kỳ họp thứ 7. Đây có lẽ là một sự tính toán để thử thách tấm lòng trung kiên, bản lĩnh, trí tuệ của các đại biểu Quốc hội và cả Quốc hội.
Cũng bày tỏ sự đồng tình với chủ trương giải quyết và quan điểm mạnh mẽ, đanh thép của Thủ tướng về vấn đề biển Đông, ông Nam khẳng định, dứt khoát bảo vệ toàn vẹn giang sơn đất nước mà cha ông để lại. Dứt khoát không chịu hèn, chịu nhục, không bán mình cho quỷ dữ và không đẩy nhân dân của chúng ta vào chốn hòn tên mũi đạn chiến tranh.
Đại biểu Lê Nam: “Dứt khoát không chịu hèn, chịu nhục, không bán mình cho quỷ dữ và không đẩy nhân dân của chúng ta vào chốn hòn tên mũi đạn chiến tranh”.
Ủng hộ chính sách mới hỗ trợ ngư dân, đại biểu Thanh Hóa đánh giá, dành 10.000 tỷ đồng cho ngư dân vay với lãi suất cực kỳ ưu đãi 3%/năm và được mang chính con tàu ấy thế chấp là quyết sách quan trọng. Quốc hội cũng xem xét việc dành ra 16.000 tỷ đồng để tăng cường trang thiết bị cho cảnh sát biển, kiểm ngư. Những ước mơ, khao khát của ngư dân, như vậy, đã lâu lắm rồi giờ mới có khả năng được đáp ứng.
Ông Nam đề xuất theo dõi chặt chẽ việc thực hiện chính sách dành cho ngư dân, ngăn chặn kịp thời việc ăn chặn của ngư dân, tránh vết xe đổ của các chương trình, dự án đánh bắt xa bờ từ những năm 90 của thế kỷ trước.
Tâm tư về biển Đông, đại biểu Nguyễn Thái Học nhắc lại lời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc kỳ họp Quốc hội, rằng “hòa bình và an ninh đang bị đe dọa”. Ông Học “thiết tha đề nghị Quốc hội ra lời kêu gọi toàn dân phát huy truyền thống thi đua lao động sản xuất và công tác, toàn dân tộc đoàn kết một lòng sát cánh cùng trung ương Đảng, Chính phủ và Quốc hội thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
“Hưởng ứng lời kêu gọi này, toàn thể dân tộc Việt Nam sẽ đoàn kết một lòng, tạo thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn để lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc” – ông Học cũng đề nghị, bên cạnh đấu tranh bảo vệ chủ quyền cũng cần đấu tranh chống tham nhũng mạnh mẽ, bởi đây thực sự là giặc nội xâm đe dọa sự tồn vong của chế độ.
P.Thảo
Theo Dantri
Luật Biểu tình - "món nợ" phải trả sớm cho dân!
Phát biểu tại hội trường, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, do chưa có khung pháp lý nên cơ quan nhà nước lúng túng trong hành xử về việc tụ tập đông người biểu thị lòng yêu nước. Đại biểu còn cho rằng đây là "món nợ" Quốc hội cần trả sớm cho dân.
Thảo luận tại hội trường Quốc hội chiều 26/5 về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014, đại biểu Lê Nam thẳng thắn đề nghị Quốc hội sớm xem xét, nghiên cứu xây dựng Luật Biểu tình để đáp ứng những mong mỏi và đảm bảo quyền lợi của người dân.
Người dân xuống đường phản đối ôn hòa việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam (ảnh minh họa)
Theo ông Nam, quyền được biểu tình đã được quy định trong Hiến pháp nước ta từ năm 1946. Đến Hiến pháp năm 2013 đã có bước chuyển biến to lớn, quan trọng về quyền con người. "Đây là quyền cơ bản của công dân và công dân có quyền sử dụng. Nó đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta", ông Lê Nam nói.
Xu hướng tụ tập đông người ngày càng gia tăng, phổ biến để đấu tranh đòi quyền lợi về đất đai, quyền lợi bị xâm hại hoặc lên án hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ rất ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông. Theo đại biểu Nam những hành động tụ tập đông người đó rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng để chống phá nhà nước, chế độ, gây hậu quả xấu, nghiêm trọng như đã diễn ra ở Bình Dương, Hà Tĩnh thời gian vừa qua. Điều này đòi hỏi thực tiễn phải xây dựng Luật Biểu tình để phục vụ nhân dân, đảm bảo trật tự an ninh quốc gia, trật tự xã hội.
Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng Luật Biểu tình ngay tại kỳ họp Quốc hội này nhưng đến nay vẫn chưa làm được. Tin tưởng vào khả năng xây dựng luật này, đại biểu Lê Nam cho rằng Quốc hội khóa XIII sẽ rất vinh dự nếu "trả" được nhân dân "món nợ" Luật Biểu tình mà 12 khóa Quốc hội trước chưa làm được.
Trong khi đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (thành phố Hồ Chí Minh) đưa ra dẫn chứng tổng hợp của Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội cho thấy đã có 19 ý kiến đề nghị đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh sắp tới dự án Luật Biểu tình.
"Luật Biểu tình cũng sẽ đáp ứng cam kết của Việt Nam khi vào Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc. Hơn nữa, Hiến pháp đã quy định về quyền con người, quyền công dân. Quyền con người và quyền công dân có thể hạn chế nhưng phải bằng luật, nhưng hiện nay chúng ta chỉ có Nghị định 38/2005 quy định về tụ tập đông người mà nếu chỉ áp dụng nghị định thì vi hiến. Muốn đảm bảo hiến định thì phải xây dựng thành luật", ông Nghĩa nêu quan điểm.
Ông Nghĩa cho biết ông rất cảm động khi con em, người dân Việt Nam đang sinh sống ở rất nhiều nước trên thế giới thời gian vừa qua đã biểu tình phản đối, lên án hành động xâm lấn chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Tuy nhiên ở trong nước, do chưa có khung pháp lý nên cơ quan nhà nước đã lúng túng trong hành xử về việc tụ tập đông người biểu thị lòng yêu nước.
"Không phải cứ có luật này thì sẽ xảy ra đấu tranh qua lại như một số nước đã xảy ra đâu. Chúng ta có đủ tri thức để xây dựng Luật Biểu tình phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay ở Việt Nam", ông Nghĩa nói và đề nghị đưa dự án xây dựng luật này vào kỳ họp thứ 8 sắp tới để thông qua vào kỳ họp thứ 9 năm 2015.
Quang Phong
Theo Dantri
Quốc hội khóa XIII rất vinh dự nếu trả nợ được luật Biểu tình Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Lê Nam đã nói như vậy trong phiên thảo luận tại hội trường chiều nay 26.5 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII. Ông Nam đề xuất ngay trong khóa này cần phải xây dựng, cho ý kiến và thông qua dự án luật Biểu tình, bởi...