“Chút quà biếu cảm ơn” trị giá tiền tỷ
Theo kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, hàng năm, trước khi tổ chức mua sắm giấy in, bà Tô Mỹ Ngọc – nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Phùng Vĩnh Hưng – đều đến gặp, đặt vấn đề và được ông Nguyễn Đức Thái – nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB) – đồng ý giúp đỡ, tạo điều kiện được trúng các gói thầu, gói mua sắm, cung cấp giấy in cho NXB.
Các vụ hối lộ được cho biết diễn ra liên tiếp, định kỳ từ năm 2017 đến năm 2021 với những túi tiền chứa hàng tỷ đồng. Các thếp tiền mệnh giá 500.000 đồng gói kín trong giấy trắng hoặc giấy xi măng, để vào túi giấy và được đặt dưới sàn nhà hay cạnh chân bàn.
Ngoài ra, ông Thái còn nhận hối lộ 4,9 tỷ đồng từ ông Nguyễn Trí Minh – nguyên Giám đốc Công ty Giấy Minh Cường Phát. Tiền hối lộ được ông Minh đựng vào túi nylon màu đen, hay là để trong hộp bánh.
Ông Nguyễn Đức Thái (Ảnh: NXB Giáo dục).
Cơ quan điều tra xác định, với việc giúp đỡ hai doanh nghiệp trúng thầu cung cấp giấy in, ông Thái đã 15 lần nhận hối lộ, tổng 24,9 tỷ đồng.
Những túi tiền chứa hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng được đề cập đến là “chút quà biếu cảm ơn” để “sang năm nhờ giúp đỡ tiếp”.
Nếu theo dõi báo cáo tài chính hàng năm của Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, thì thấy rằng mức thu nhập của ông Nguyễn Đức Thái không phải là thấp. Lấy ví dụ trong năm 2021, ông Thái nhận mức lương 544,3 triệu đồng, cộng thêm 120 triệu đồng tiền thưởng và thu nhập khác, tổng thu nhập là hơn 664 triệu đồng. Tuy vậy những con số này lại chẳng thấm vào đâu nếu so với “chút quà biếu” ở trên.
Những bọc tiền lặng lẽ ở chân bàn, lặng lẽ đưa vào két sắt mà “sức mạnh” khó lời nói nào so sánh được.
Theo kết luận điều tra, mua sắm giấy in để phục vụ in sách giáo dục là hoạt động thường xuyên của NXB Giáo dục, được thực hiện hàng năm, giá giấy in chiếm 30-40% cơ cấu giá bán sách giáo khoa, việc mua giấy in với giá cao sẽ làm tăng giá sách.
Không khó để chúng ta hình dung hệ lụy của hành vi tham nhũng theo như cáo buộc.
Video đang HOT
Đáng nói, cả 15 lần nhận hối lộ của ông Thái đều diễn ra ở phòng làm việc của NXB và tiền hối lộ được ông Thái cất vào két trong phòng làm việc ngay sau khi khách ra về. Và như vậy, những giao dịch “ngầm” và phạm pháp được thực hiện rất bình thản ngay trong phòng làm việc của lãnh đạo đặt tại trụ sở cơ quan.
Quá trình tố tụng vụ án sẽ tiếp tục được thực hiện theo quy định pháp luật, tuy nhiên ở giai đoạn hiện nay, có thể nói những thông tin từ kết luận điều tra được đăng tải trên báo chí đã giúp công chúng nhìn thấy những “vùng tối”, những hành vi đáng lên án và cần xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật.
Cơ quan chức năng đã đưa ra các kiến nghị cần thiết như được nêu trong kết luận điều tra, ở đây từ góc độ một khách hàng gián tiếp của NXB, là người có con đang đi học và hàng năm đều phải mua sách từ NXB, trước hết tôi muốn nói lời cảm ơn việc điều tra, làm rõ những “vùng tối” như nêu trên.
Sự việc kéo dài nhiều năm và ông Thái không thể một tay che cả bầu trời. Trong quá trình diễn ra hoạt động đấu thầu với những vi phạm, tiêu cực như vậy, tôi và có lẽ nhiều người khác không khỏi thắc mắc rằng những tiếng nói chống tiêu cực trong nội bộ NXB ở đâu? Và chẳng nhẽ không một doanh nghiệp trượt thầu oan uổng nào cảm thấy bất thường?
Rõ ràng, qua vụ án này một lần nữa cho thấy chúng ta cần tiếp tục tìm giải pháp khắc phục hạn chế của công tác tự kiểm tra, tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ; tăng cường hơn nữa công tác này để tự phát hiện tham nhũng không còn bị nhận xét là “khâu yếu”.
Những con số mà báo chí đăng tải cũng cho thấy việc hối lộ tiền mặt đã được các bị can thực hiện rất dễ dàng, trót lọt (cho đến khi bị phát hiện, điều tra). Chính vì vậy, nhìn từ góc độ phòng chống tham nhũng thì việc xác định sự luân chuyển của dòng tiền hối lộ rất quan trọng, khi mà chúng ta đã có quy định rõ ràng những giao dịch (trong đó gửi/rút tiền) giá trị lớn đều phải báo cáo theo quy định hiện hành.
Vấn đề kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản cũng cần đi vào thực chất hơn. Tiền lương, thu nhập lãnh đạo vẫn được NXB báo cáo định kỳ thế nhưng quà cảm ơn, những bọc tiền đặt dưới chân bàn, nằm trong két sắt để ngay phòng làm việc lại chẳng ai biết.
Tác giả: Bích Diệp tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại trường Đại học Ngoại thương; là phóng viên báo Dân Trí từ năm 2012. Chị chuyên đưa tin về kinh tế, hoạt động doanh nghiệp, thị trường chứng khoán…, và gắn bó với mục Blog – Tâm điểm từ năm 2016.
Nhóm lợi ích trăm tỷ được Chủ tịch NXB Giáo dục xây dựng như thế nào?
Theo kết luận điều tra, từ khi ông Nguyễn Đức Thái được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, NXB Giáo dục đã thay đổi phương thức mua sắm giấy in sách, hình thành nhóm lợi ích.
Trong vụ án xảy ra tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB Giáo dục), Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã làm rõ hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo kết luận điều tra, Công ty TNHH MTV NXB Giáo dục Việt Nam được thành lập năm 1957 và trở thành công ty với 100% vốn Nhà nước từ tháng 7/2010. Trong đó, ông Nguyễn Đức Thái được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng thành viên ngày 29/3/2017.
Trước thời điểm đó, NXB Giáo dục áp dụng hình thức "chào giá" trong việc mua sắm giấy in để phục vụ in sách giáo dục, từ đó đơn vị được lựa chọn ký hợp đồng cung cấp giấy với đơn vị báo giá thấp nhất.
Ông Nguyễn Đức Thái (Ảnh: Bộ Công an).
Tuy nhiên, sau khi ông Thái làm Chủ tịch, NXB Giáo dục thực hiện lựa chọn mua sắm giấy in theo phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn, trái quy định Luật Đấu thầu, làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu có năng lực.
Cơ quan tố tụng cáo buộc, chỉ đạo trên là của ông Thái, khi bị can này làm theo đề nghị của Tô Mỹ Ngọc (Chủ tịch Công ty Phùng Vĩnh Hưng) và Nguyễn Trí Minh (Giám đốc Công ty Giấy Minh Cường Phát).
Từ đây, nhóm lợi ích được thể hiện ở việc ông Thái chỉ đạo tiết lộ thông tin trước khi phát hành hồ sơ yêu cầu, thông đồng và hợp thức hóa thủ tục đấu thầu để tạo điều kiện cho 2 doanh nghiệp trên được cung cấp giấy in cho NXB Giáo dục.
Cụ thể, tháng 8/2017, ông Thái chỉ đạo Trưởng ban Nguyễn Thị Thanh Thủy và Phó ban Kế hoạch Marketing Đinh Quốc Khánh tổ chức mua sắm theo phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn để mua sắm giấy in sách phục vụ năm học 2018-2019.
Sau đó, ông Thái phê duyệt kế hoạch mua sắm giấy in ruột, bìa in sách... và tờ trình về kế hoạch chào hàng gồm 7 gói thầu.
Ngày 15/8/2017, ông Thái thành lập Ban chỉ đạo và Tổ tư vấn triển khai lựa chọn đơn vị cung ứng vật tư năm 2018, tổ chức họp và thống nhất về kế hoạch mua sắm theo đề xuất của Ban kế hoạch Marketing.
Cuối cùng, vị Chủ tịch ký bản yêu cầu báo giá kèm theo hồ sơ yêu cầu của 6 gói thầu cung cấp giấy in báo, giấy in, giấy viết xuất xứ Việt Nam hoặc nhập khẩu, tổng giá trị hơn 385 tỷ đồng.
Bị can Tô Mỹ Ngọc (Ảnh: Bộ Công an).
Theo kết luận điều tra, năm 2017, khi NXB Giáo dục lựa chọn việc mua sắm theo phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn tổ chức lựa chọn nhà thầu, tổng giá trị trúng đấu giá là hơn 420 tỷ đồng; các gói thầu trúng đấu giá đều có giá trị lớn hơn 1 tỷ đồng, trái quy định của Luật Đấu thầu.
Quá trình thực hiện mua sắm giấy in sách, ông Thái đã phê duyệt danh sách ngắn 5 nhà thầu để gửi yêu cầu báo giá, hồ sơ yêu cầu, trong đó có Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Công ty Minh Cường Phát.
Khoảng giữa tháng 8/2017, trước khi ký yêu cầu báo giá và phát hành hồ sơ yêu cầu, ông Thái chỉ đạo cấp dưới cung cấp thông tin các gói thầu cho Tô Mỹ Ngọc để bị can này chuẩn bị hàng hóa, giá dự thầu của các gói mà Phùng Vĩnh Hưng tham gia.
Cơ quan tố tụng xác định hành vi trên là trái quy định Luật Đấu thầu.
Ngoài ra, trước khi ký thông báo mời thầu, ông Thái gọi điện cho Ngọc, hỏi trước về giá dự kiến công ty của Ngọc bỏ thầu, để đảm bảo chắc chắn doanh nghiệp của nữ bị can này sẽ trúng thầu.
Kết quả, Phùng Vĩnh Hưng trúng đấu giá các gói thầu số 1, 2 và 4, với giá trị lần lượt là hơn 80 tỷ đồng, hơn 63 tỷ đồng và hơn 162 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, ngày 12/9/2017, ông Thái phê duyệt việc mua sắm giấy in của 7 gói giấy in ruột, bìa (gói thầu số 7) và thực hiện theo phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn.
Theo đề nghị của Nguyễn Trí Minh, ông Thái nhiều lần chỉ đạo Thủy để Công ty Minh Cường Phát được thực hiện gói thầu này.
Ngày 12/10/2017, Công ty Minh Cường Phát được phê duyệt trúng gói thầu số 7 với giá trị hợp đồng là hơn 34 tỷ đồng.
Cựu Chủ tịch NXB Giáo dục và những cọc tiền liên tục được cất vào két sắt Theo kết luận điều tra, ông Nguyễn Đức Thái (cựu Chủ tịch NXB Giáo dục) đã 10 lần nhận hối lộ, tổng hơn 24 tỷ đồng từ lãnh đạo 2 doanh nghiệp. Trong vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH Một thành viên Nhà...