Chụp hình thấy mắt con như có một viên bi nhưng vẫn chủ quan không cho đi khám, bà mẹ chết lặng nghe bệnh viện yêu cầu đưa con đến hóa trị gấp
Khi bé trai được 4,5 tháng tuổi, bà mẹ này đã nghi ngờ mắt của con mình có vấn đề nhưng lại không cho con đi khám ngay.
Khi Rocky được 4, 5 tháng tuổi, chị Kara Sefo (43 tuổi), đến từ Newcastle (Úc), đã nghi ngờ mắt của con trai có điều gì đó không ổn. Chị nhớ lại: “Rocky là con thứ hai của chúng tôi, vì vậy chúng tôi luôn theo dõi sự phát triển của con. Khi được con được 4,5 tháng, tôi nhìn vào mắt thì trông thấy mắt của Rocky như có một hòn bi. Tôi nghĩ thật kỳ lạ. Con tôi có một đôi mắt chậm chạp và con thường dùng tay trái quơ quơ trước mặt”.
Tuy nghi ngờ là thế, nhưng chị Kara không đưa con đi khám ngay. Cho đến khi Rocky được 6 tháng, cậu bé có cuộc hẹn với bác sĩ để kiểm tra sức khỏe định kỳ. “Thật không may là bác sĩ đa khoa của chúng tôi không lưu ý về vấn đề này nên tôi cũng không vội đưa con đi khám bác sĩ nhãn khoa mà chờ kết quả từ bệnh viện. Cho đến 1 tháng sau đó, chúng tôi nhận được cuộc gọi từ bác sĩ nhãn khoa yêu cầu Rocky đến bệnh viện gấp vào ngày hôm sau”, chị Kara kể tiếp.
Chị Kara nghi ngờ mắt của con trai mình có vấn đề khi cậu bé được 4,5 tháng tuổi.
Và thông tin con trai mình bị ung thư cả hai mắt, đồng thời sẽ bắt đầu 6 tháng hóa trị đầu tiên vào tuần sau là sét đánh ngang tai vợ chồng chị Kara. Bà mẹ 2 con nói: “Con trai tôi được chẩn đoán mắc căn bệnh di truyền u nguyên bào võng mạc khi được 7,5 tháng tuổi. Mắt phải của Rocky có tầm nhìn đạt 90% trong khi mắt trái lại chỉ có 10%. Vì khối u nằm ngay trên võng mạc nên con đã không thể nhìn thấy gì. Chúng tôi đã không nhận ra con bị mù bên mắt trái.
Không chỉ có vậy, các bác sĩ còn nói có thể Rocky bị u não, do đó chúng tôi phải cho con đi chụp MRI. Nếu con có khối u trong não thì tôi sẽ mất con. Làm sao tôi có thể chịu nổi điều này”.
Rocky được yêu cầu vào bệnh viện gấp để bắt đầu 6 tháng hóa trị.
Ban đầu, vợ chồng chị Kara yêu cầu loại bỏ mắt trái để bảo vệ mắt phải cho con, nhưng các bác sĩ nói rằng nếu loại bỏ 1 mắt thì mắt còn lại sẽ sưng lên. Lúc đó bắt buộc phải bỏ cả hai mắt.
Rocky bắt đầu điều trị bằng hóa trị trong tuần đầu tiên, tuần thứ hai đứa trẻ ở bệnh viện để theo dõi trong hai ngày. Sang đến tuần thứ ba bé trai cảm thấy tốt thì lại tiếp tục hóa trị. Sáu đợt hóa trị đã ngăn chặn được sự phát triển khối u ở mắt phải nhưng mắt trái của đứa trẻ thì càng ngày càng tệ. Vì vậy, Rocky đã trải qua một năm điều trị bằng liệu pháp áp lạnh và laser ngay sau khi ngừng hóa trị.
Chị Kara chia sẻ: “Hóa trị không giúp cải thiện tầm nhìn của Rocky nhưng nó đã làm vôi hóa các khối u bên mắt phải. Các khối u vẫn còn đó song chúng chỉ giống như những hòn đá núi lửa. Còn các khối u ở mắt trái đã có “rễ” nên các bác sĩ phải hạ gục nó bằng liệu pháp áp lạnh và laser”.
Video đang HOT
Vì khối ung thư có dấu hiệu di căn, các bác sĩ bắt buộc phải làm phẫu thuật loại bỏ mắt trái của Rocky.
Sau khi kết thúc laser và liệu pháp áp lạnh, Rocky có thêm ba tháng điều trị hóa trị chuyên khoa vào tháng 9/2019 và được lên kế hoạch hóa trị đặc biệt – các bác sĩ sẽ tiêm hóa chất vào động mạch của đứa trẻ vào tháng 1 năm 2020.
Nhưng trước khi kế hoạch hóa trị này được thực hiện, mắt trái của Rocky bị suy giảm nghiêm trọng và căn bệnh ung thư phát triển rất nhanh đồng thời có dấu hiệu di căn qua bộ phận khác của cơ thể. Các bác sĩ đã phải nhanh chóng phẫu thuật cắt bỏ mắt trái của bé trai.
Rocky phục hồi nhanh chóng sau ca phẫu thuật.
Hiện giờ, cậu bé đang dùng mắt thủy tinh.
Hiện tại, vì còn quá nhỏ nên Rocky vẫn chưa hiểu hết những gì đang xảy ra đối với mình. Song cậu bé đang trên đường phục hồi nhanh chóng và được dùng mắt thủy tinh.
Chị Kara cho biết mặc dù không còn dấu hiệu của bệnh ung thư võng mạc, nhưng Rocky vẫn phải đối mặt với 6 đợt hóa trị để đảm bảo các tế bào ung thư đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Chị cũng chia sẻ thêm một kinh nghiệm kiểm tra mắt của con một cách đơn giản cho các bà mẹ khác đó là dùng đèn flash của máy ảnh.
Theo như hai tấm hình chị Kara chia sẻ thì bà mẹ này đã chụp hai tấm hình vào buổi tối cho con trai. Một tấm tắt đèn flash (bên trái), mắt của Rocky hiển thị trong bức ảnh là bình thường. Nhưng khi mở đèn flash lên chụp thì có một đỏ ở bên trong mắt trái – một dấu hiệu rõ ràng của u nguyên bào võng mạc.
Bệnh u nguyên bào võng mạc là gì?
Theo thông tin từ Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, u nguyên bào võng mạc hay còn gọi là ung thư võng mạc là một căn bệnh nguy hiểm không những phá hủy chức năng thị giác của mắt mà còn có thể đe dọa tính mạng. Đây là một dạng ung thư hiếm gặp có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.
Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do đột biến gen.
Tùy thuộc vào kích thước khối u, giai đoạn bệnh mà trẻ thường có những dấu hiệu sau:
- Có đồng tử trắng bất thường bên trong con ngươi.
- Hay nheo mắt.
- Thường xuyên bị đỏ và đau nhức mắt.
- Tầm nhìn kém.
Do đó, nếu cha mẹ thấy con của mình có những dấu hiệu trên thì hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện khám nhãn khoa để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Những tiến bộ trong điều trị ung thư mắt
Khi bị ung thư mắt, đầu tiên người ta nghĩ đến việc loại bỏ mắt để giữ tính mạng, tuy nhiên, ngày nay nhiều ca ung thư được điều trị bảo tồn. Sự lựa chọn các phương pháp bảo tổn cũng khá phong phú như lạnh đông, quang đông, đĩa xạ trị.
Đặc biệt, phương pháp điều trị hóa chất tiêm tĩnh mạch và tiêm thẳng vào động mạch mắt giúp nâng cao tỷ lệ giữ được nhãn cầu, thậm chí có thể khôi phục thị lực.
Ảnh minh họa
Một nửa bệnh nhân lấy lại được thị lực
Đi đầu là các nhà khoa học thuộc Trung tâm Y tế Weill Cornell và Bệnh viện Presbyterian, New York (Mỹ). Họ đã truyền trực tiếp thuốc Melphalan (Alkeran) tới khối u nguyên bào võng mạc qua động mạch nuôi mắt. Melphalan là các chất alkylating, hoạt động bằng cách làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Melphalan trước đây được sử dụng để điều trị một số loại ung thư như đa u tủy, buồng trứng. Thuốc bắt đầu được dùng trong điều trị khối u tại mắt như K võng mạc, K hắc mạc (melanoma) bởi hiệu quả, độc tính thấp.
Tuy nhiên, quan trọng nhất là phương thức đưa thuốc vào gần khối u, giúp điều chỉnh lượng hóa chất thích hợp, giảm liều do vậy giảm độc tính với toàn thân. Các ưu điểm nổi trội là diệt tế bào ung thư "đúng lúc, đúng chỗ, đúng liều". Trong số 22 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này, có 3/4 giữ lại được đôi mắt và một nửa số đó lấy lại được thị lực. Kỹ thuật này là hy vọng cho các bệnh nhân bị u nguyên bào võng mạc, vốn từ xưa đến nay hay phải bỏ mắt để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Melphalan còn được truyền tĩnh mạch cho các di căn xa của K võng mạc, K hắc mạc hoặc tiêm nội nhãn khi có tế bào khối u lan tràn vào dịch kính.
Với các u nội nhãn của màng bồ đào (u mống mắt, thể mi, hắc mạc): Người ta đặc biệt cảnh giác với bệnh nhân u màng bồ đào, chỉ có một nhiễm sắc thể NST số 3 (monosomi) vì có thể phải chủ động bỏ mắt sớm do rất hay di căn sau 2 năm phát bệnh, còn lại có thể giữ lại mắt, bảo tồn thị lực.
Các máy phát laser thế hệ mới phát xung năng lượng thấp, phát tia kéo dài làm hạn chế biến chứng đáng kể so với các máy thế hệ cũ. Laser quang động dùng vỏ capsid của virus vận chuyển verteporfin vào khối u, sau đó chiếu laser bước sóng 689 nm vào có thể tiêu diệt tế bào khối u ngay lập tức là tin mừng trong lĩnh vực điều trị khối u màng bồ đào. Tấm xạ trị chứa Ruthenium có ống chuẩn trực, chế tác 3D cũng là vũ khí điều trị bảo tồn hiệu quả u hắc tố màng bồ đào (melanomas). Chùm tia photon cũng là ứng dụng mới để điều trị các khối u nông, thuộc diện bán phần trước, tránh được hủy hoại thể thủy tinh hay giác mạc. Với u mống mắt có thể laser hay xạ trị định vị chính xác vào khối u, xạ trị toàn bộ mống mắt nếu cần.
Những thành tựu mới được ứng dụng
Cắt khối u đường ngoài hay đường trong có dùng đèn nội soi, dầu nội nhãn (dầu nặng) là hai phương pháp được lựa chọn để điều trị bảo tồn. Sau mổ có thể xạ trị bổ sung vào bờ tổn thương để phòng di căn. Nhờ những hiểu biết mới về di truyền học qua kỹ thuật giải trình tự gene, các gene bệnh lý được tìm ra, qua đó kiểu di truyền của khối u cũng được thiết lập, nhiều yếu tố tiên lượng được tìm ra thêm...Ngoài ra, sử dụng thành tựu của giải Nobel y học năm 2018: Sunitinib ra đời, điều trị melanoma với tỷ lệ sống sót cao hơn hẳn so với các phương pháp khác. Miễn dịch huyết khối dùng Immunoembolization kết hợp với Ipilmumab, điều trị tới cùng- khi u di căn đến gan bằng cách gây huyết khối cho khối u gan bằng hạt cầu phóng xạ gắn Ytrium90 cũng là những lựa chọn mới nhằm bảo tổn thị lực, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Các loại ung thư của phần phụ nhãn cầu (PPNC): Mi mắt, kết mạc, đường lệ, hốc mắt không hiếm gặp ở nước ta. Các viêm nhiễm mạn tính, phơi nhiễm tia UV, chủ quan không đi khám bệnh sớm cao là các yếu tố thúc đẩy ác tính hóa các tổn thương của PPNC. Các khối u gây biến dạng mi, lác mắt, lồi mắt... ảnh hưởng chức năng mắt như gây nhìn mờ, song thị, chảy nước mắt nhưng tiên lượng sống rất đáng mừng, tỷ lệ di căn xa khá thấp. Với mi mắt, kết mạc người ta sợ nhất các loại u hắc tố (melanomas) do u có thể di căn xa. Với u mi, hai loại u ác tính hay gặp nhất ở xứ nhiệt đới là ung thư liên bào đáy và u tuyến bã. Các loại u này ít di căn, có thể giải quyết tốt bằng phẫu thuật. Bên cạnh đó nhiệt trị liệu, laser, xạ trị vẫn còn tác dụng tốt, có tác dụng bổ trợ cho phẫu thuật.
Gần đây các công ty dược phẩm, các labo sản xuất các chế phẩm về miễn dịch trị liệu liên tục đưa ra những sản phẩm mới giúp cho điều trị tất cả các khối ác tính của mi, hốc mắt. Đầu tiên là các chế phẩm ức chế PD1 để điều trị các u hắc tố, u tế bào vảy và một vài loại u khác. Một vài loại protein có thể hoạt hóa tế bào lympho T4 được đưa vào cơ thể giúp bệnh nhân lấy lại được quy trình kiểm soát các khối u không những tại mắt mà còn là các bộ phận quanh mắt như da vùng đầu mặt. Các thuốc ức chế PD1 làm tăng tuổi thọ, khống chế di căn từ da vào mắt hay từ da vào hốc mắt rất hiệu quả. Bên cạnh đó là là thời gian bệnh không tái phát tại chỗ cũng duy trì được khá ấn tượng.
Các kháng thể đơn dòng, các chất ức chế phân tử nhỏ được coi là những phát minh mới để điều trị các bệnh lý khối u hốc mắt như u lympho hay một số thể viêm tổ chức hốc mắt. Rituximab là sản phẩm tiêu biểu góp phần vào thành công của công thức hóa trị liệu kinh điển CHOP, điều trị u lympho và tăng sản lympho PPNC. Người ta cũng đang lạc quan với việc dùng Vismodegib và Sonidegib để điều trị u hắc tố, u tế bào đáy của da nói chung và các phần da gần mắt.
BS Hoàng Cương (BV Mắt T.Ư)
2 năm không đi kiểm tra mắt, bé gái 8 tuổi bất ngờ bị phát hiện có khối u trong não Kết quả các bác sĩ phát hiện có một khối u khổng lồ có kích thước bằng quả bóng golf nằm trong não của cô bé, có thể làm tê liệt, mù, thậm chí khiến cô bé tử vong. Theo mẹ đi đo mắt kính cho anh trai, bé gái Grace Morley (8 tuổi), đến từ Chineham, Hampshire (Anh), đã được nhân viên...