Chụp ảnh hệ hành tinh non trẻ
Cách Trái đất hơn 300 năm ánh sáng là một ngôi sao rất giống Mặt trời non trẻ với một vài hành tinh quay xung quanh. Điều đáng chú ý là các nhà khoa học đã chụp được ảnh hệ hành tinh này.
Ngôi sao TYC 8998-760-1 và các hành tinh
Ngày 16/2/2020, các nhà thiên văn học sử dụng Kính Viễn vọng cực lớn (VLT) ở Chile để quan sát trực tiếp 2 ngoại hành tinh quay xung quanh ngôi sao TYC 8998-760-1.
Việc quan sát trực tiếp các ngoại hành tinh là thách thức không hề nhỏ. So với ngôi sao chủ, các ngoại hành tinh có độ sáng rất thấp. Hơn nữa, chúng ở rất xa Trái đất. Phần lớn trong số hơn 4.000 ngoại hành tinh được biết đến được phát hiện bằng phương pháp gián tiếp, chẳng hạn như phương pháp transit.
Video đang HOT
Đối với các ngoại hành tinh lớn, ở gần sao chủ, việc phát hiện ra chúng dễ dàng hơn. Trái lại, việc chụp ảnh các ngoại hành tinh nhỏ trên các quỹ đạo gần sao chủ là khó khăn hơn, do hình ảnh của chúng dễ hòa lẫn với nền ngôi sao chủ.
Năm ngoái, một nhóm các nhà khoa học ở ĐH Leiden (Hà Lan) dưới sự dẫn dắt của Alexander Bohn đã phát hiện một ngoại hành tinh khác thường, quay xung quanh ngôi sao có ký hiệu là TYC 8998-760-1. Đây là hành tinh khí khổng lồ, có khối lượng lớn hơn khối lượng Sao Mộc 14 lần, quay xung quanh ngôi sao chủ ở khoảng cách 160 đơn vị thiên văn (đơn vị thiên văn là khoảng cách trung bình từ Trái đất tới Mặt trời, bằng khoảng 150 triệu km). Để so sánh: Sao Diêm vương quay cách Mặt trời 39 đơn vị thiên văn.
Nhóm nghiên cứu của Alexander Bohn đã quyết định quan sát kỹ hơn các ngoại hành tinh bằng cách sử dụng thiết bị tạo ảnh hành tinh SPHERE lắp đặt trên Kính VLT. Nhờ vậy, họ đã chụp được ảnh ngoại hành tinh quay xung quanh ngôi sao TYC 8998-760-1. Họ cũng quan sát thấy một vật thể khác trong hệ hành tinh này. Phân tích cho thấy đó là ngoại hành tinh thứ hai, nhỏ hơn, với khối lượng bằng khoảng 6 lần khối lượng Sao Mộc. Ngoại hành tinh thứ hai này được đặt tên là 8998-760-1-c
“Nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã có thể chụp được bức ảnh đầu tiên về hai ngoại hành tinh khí khổng lồ, quay xung quanh một ngôi sao giống như Mặt trời non trẻ” – Bà Maddalena Reggiani ở ĐH Leuven (Bỉ), cho biết như vậy.
Ngôi sao trẻ TYC 8998-760-1 mới có tuổi là 16,7 triệu năm. Các bức ảnh do Kính VLT thu được có thể mang đến cho chúng ta nhiều thông tin mới về các hành tinh.
Lộ diện siêu trái đất có thể ở được rất gần chúng ta
Một hành tinh mới đã lộ diện trong hệ sao đôi Gliese 338, chỉ cách chúng ta 20,7 năm ánh sáng. Đó là một siêu trái đất nằm trong vùng sự sống của sao mẹ.
Hệ thống sao Gliese 338 ước tỉnh khoảng 1 tỉ năm tuổi, bao gồm 2 ngôi sao loại Mo có kích thước khoảng 64-69% khối lượng mặt trời. 2 ngôi sao tên Gliese 338A và Gliese 338B nằm cách nhau 109 đơn vị thiên văn. Một đơn vị thiên văn chính là khoảng cách từ mặt trời đến trái đất. Gliese 338B nhỏ hơn bạn đồng hành của nó một chút.
Ảnh đồ họa mô tả siêu trái đất mới phát hiện với 2 "mặt trời".
Nhóm các nhà thiên văn học đứng đầu bởi tiến sĩ Esther González-Álvarez từ Trung tâm Sinh học không gian (Tây Ban Nha) đã dùng kỹ thuật vận tốc xuyên tâm để truy tìm các hành tinh nhỏ có thể được nuôi dưỡng bởi một trong 2 ngôi sao Gliese 338A và Gliese 338B. Kết quả, họ đã thấy cả một siêu trái đất quanh quanh Gliese 338B ở khoảng cách 0,14 đơn vị thiên văn, cứ 24,45 ngày trái đất là đi hết một năm.
Siêu trái đất mới được đặt tên là Gliese 338Bb, khối lượng gấp 10,3 lần trái đất và hoàn toàn nằm trong "vùng sự sống" của ngôi sao mẹ. Ước tính nhiệt độ bề mặt của nó có thể từ 27 đến 117 độ C, tức có những vùng nhiệt độ phù hợp cho sự sống. Từ siêu trái đất này có thể nhìn thấy tận 2 "mặt trời", bao gồm sao mẹ của nó và ngôi sao kề cận Gliese 338A.
Với các tính chất nói trên và khoảng cách 20,7 năm ánh sáng, siêu trái đất Gliese 338Bb là một trong những hành tinh có thể ở được gần với chúng ta nhất được phát hiện.
Nghiên cứu sẽ được công bố trên tạp chí khoa học Astronomy & Astrophysics số sắp tới.
A. Thư
Hubble chụp ảnh mùa hè trên sao Thổ NASA công bố ảnh chụp mới nhất của sao Thổ khi hành tinh khí khổng lồ nằm ở cận điểm quỹ đạo, cách Trái Đất hơn 1,35 tỷ km. Ảnh chụp sao Thổ mới được NASA công bố hôm 24/7. Ảnh: Hubble. Hình ảnh tuyệt đẹp này được Máy ảnh trường rộng 3 trên Kính viễn vọng Không gian Hubble ghi lại vào...