Chụp ảnh, chọn ISO bao nhiêu cho hợp lý?
ISO là một thiết lập trên máy ảnh bạn có thể thay đổi mà không ảnh hưởng nhiều đến kết quả hình ảnh cuối cùng ra sao, ít nhất là đối với những mức thấp.
Ở những mốc ISO cao hơn, ảnh sẽ xuất hiện nhiễu số có thể nhìn thấy được và trở thành một vấn đề đáng ngại. Thế nên, hãy cân nhắc cách chọn giá trị ISO sao cho phù hợp với mỗi tình huống khác nhau.
Mọi máy ảnh đều có mức ISO cơ bản. Đây chính là độ nhạy cơ sở của cảm biến và đó là giá trị tốt để cho ra dải tương phản động cao nhất. Với các giá trị khác, máy ảnh sẽ khuếch đại tín hiệu ánh sáng đi vào cảm biến. Chính điều này đồng thời cũng khuếch đại cả nhiễu số trong hình ảnh.
Đối với phần lớn các máy ảnh DSLR và mirrorless, mức ISO cơ bản là 100, trong khi với một số chiếc máy ảnh cao cấp của Nikon là 64.
Mức ISO cơ bản không nhất thiết là mức ISO thấp nhất. Một ví dụ, chiếc Canon 5D Mark III của một phóng viên tại HowToGeek có mức ISO 50, nhưng để làm được điều này, nó phải giảm tín hiệu thu được trên cảm biến.
Vì bạn sẽ có được chất lượng ảnh tốt nhất tại mức ISO cơ bản, thế nên, bạn nên chọn nó là mức mặc định cho hầu hết trường hợp chụp. Nếu ở ISO 100 (hoặc ISO 64, bạn có thể kiểm tra lại hướng dẫn sử dụng của máy ảnh để chắc chắn) mà tốc độ màn trập và khẩu độ vẫn ở mức mà bạn muốn, thì hãy sử dụng nó.
Khả năng của những chiếc máy ảnh kỹ thuật số thật đáng kinh ngạc. Chúng có từng bước nhảy vọt qua nhiều năm, và thực tế, bất kì chiếc máy ảnh nào ở hiện tại cũng có thể cho ra những bức ảnh tuyệt vời ở mức ISO từ 200 đến 800 với chất lượng hình ảnh gần như chẳng khác nhau mấy.
Video đang HOT
Nếu bạn cần sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn hay khép khẩu lại nhỏ hơn mức độ ISO cơ bản cho phép, thì bạn có thể tăng mức ISO đến 800. Đây là mốc ISO an toàn không gây ảnh hưởng quá nhiều đến ảnh.
Có thể coi ISO 800 là mức ISO cao nhất trong khoảng này bởi hầu hết các máy ảnh sử dụng cảm biến crop được định hướng ở mức entry level đều có thể đạt được mà chất lượng hình ảnh không bị giảm đi. Một số chiếc máy ảnh mới hơn hoặc full-frame có thể lên cao hơn. Chúng tôi khuyên bạn hãy thử chụp với các mức ISO và so sánh sự khác nhau giữa mỗi giá trị.
Với mức ISO nằm giữa khoảng 800 và 3200, bạn sẽ bắt đầu thấy được nhiễu số trong ảnh bạn chụp, thậm chí không cần nhìn quá gần. Dĩ nhiên, các máy ảnh đời cũ hoặc được định hướng thấp hơn sẽ xuất hiện mức nhiễu tương đương ở ISO thấp hơn so với những chiếc máy đời cao và mới hơn.
Đây là khoảng cao nhất mà chiếc máy ảnh của bạn có thể tăng lên trong hầu hết mọi tình huống mà không phải hi sinh quá nhiều về chất lượng hình ảnh. Nó không phải là mức cao nhất mà bạn có thể sử dụng, nhưng nó là cao nhất để vẫn đảm bảo cho ra chất lượng hình ảnh tốt.
Tăng ISO đến mức này sẽ giúp bạn có sự cân bằng hơn. Nếu bạn chụp vào buổi đêm hoặc làm việc ở một nơi nào đó thật tối mà không thể giảm tốc độ màn trập hay mở khẩu rộng ra nữa thì tăng ISO chính là thứ duy nhất mà bạn có thể làm được. Trong phạm vi này, bạn vẫn có được những hình ảnh ở mức sử dụng được, nhưng không phải là đạt chất lượng cao nhất. Và một bức ảnh đẹp chấp nhận được sẽ tốt hơn là không có bức ảnh nào.
Một khi bạn nâng lên đến mức 3200, bạn sẽ thấy độ nhiễu tăng lên đáng kể. Như mọi khi, giá trị chính xác phụ thuộc vào chiếc máy ảnh bạn đang sử dụng. Thế nhưng, với một số dòng máy cũ hoặc đời thấp hơn, những hình ảnh này sẽ trở nên vô dụng, ít nhất là khi phục vụ cho nhu cầu chuyên nghiệp.
Nó cũng phụ thuộc vào những gì bạn chụp. Đôi khi, chúng ta không cần quá lo lắng với mức ISO 6400 bởi một số máy cho ra chất lượng ảnh chấp nhận được khi chụp chân dung vào buổi đêm. Còn nếu bạn muốn nó không còn nhiễu thì có lẽ bạn sẽ phải từ bỏ.
Và nếu trong trường hợp bất đắc dĩ, bạn vẫn có thể chụp ảnh ở mức ISO cao và về xử lý hậu kì. Cuối cùng, nhiễu xuất hiện hoàn toàn ngẫu nhiên, thế nên, không chắc rằng chúng sẽ xuất hiện trên cùng một điểm trong mọi hình ảnh.
ISO là thiết lập đầu tiên mà bạn có thể thay đổi khi bạn cần tăng độ sáng, và nó tốt cho đến một mức nào đấy. Nếu bạn thấy chất lượng hình ảnh giảm rõ rệt, bạn cần phải cân nhắc cẩn thận hơn về mức ISO mà mình đang chọn.
Theo VnReview
Bỏ quy định chụp ảnh thuê bao điện thoại di động: Sửa sai, muộn còn hơn không
Sau 18 tháng ban hành, Nghị định số 49/2017/NĐ-CP đã lộ rõ một số bất cập, không phù hợp với thực tế, nhất là quy định chụp ảnh chủ thuê bao.
Chụp hay không cũng như nhau
Tháng 4/2018 là thời hạn "tối hậu thư" mà Nghị định số 49/2017/NĐ-CP về "sửa đổi, bổ sung Điều 15, Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và Điều 30 của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện" đặt ra, yêu cầu các nhà mạng và 34 triệu thuê bao phải hoàn thành việc bổ sung chụp ảnh thuê bao.
Lý do phải thực hiện quy định này, theo bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) là "cần thiết để phục vụ công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ quyền lợi mỗi người dân".
Những chế tài đã được đưa ra như phạt nặng nhà mạng viễn thông, cắt thuê bao đối với khách hàng không thực hiện... khiến khách hàng lo lắng.
Các cửa hàng, trung tâm giao dịch, điểm bán của các nhà mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone nghẹt cứng người, xếp hàng chờ đợi. Có người phải chờ cả buổi mới hoàn thành được việc chụp ảnh.
Còn nhà mạng trước đó phải đầu tư máy chụp ảnh, hệ thống kết nối, lưu trữ. Suốt hơn một năm ròng, nhiệm vụ của phần lớn nhân viên là thuyết phục khách hàng và chụp ảnh bổ sung cho khách hàng, bởi vậy thuê bao sụt giảm, tình hình kinh doanh sa sút.
" Để hỗ trợ khách hàng cập nhật, hoàn thiện thông tin thuê bao, VinaPhone đã tăng giờ làm việc tại các điểm giao dịch chính thức đến 21 giờ hàng ngày, kể cả thứ 7, Chủ nhật, tổ chức các điểm lưu động, mở thêm các kênh trực tuyến... nhưng vẫn không thể hoàn thành đúng thời hạn", đại diện VinaPhone cho biết.
Còn khách hàng lo ngại, việc chụp ảnh có thể gây rò rỉ thông tin cá nhân và không cần thiết, do đã có chứng minh nhân dân. Đối với các thuê bao đã có thông tin chính xác (như thuê bao trả sau) mà vẫn yêu cầu bổ sung chụp ảnh là thừa...
Từ khi Nghị định số 49/2017/NĐ-CP ban hành đến nay, chưa có thống kê có bao nhiêu khách hàng đã hoàn thành việc chụp ảnh thuê bao, nhà mạng đã mất bao nhiêu kinh phí để thực hiện... bởi đến thời điểm này chưa có tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị định số 49/2017/NĐ-CP. Chỉ biết rằng, hiện rất nhiều thuê bao chưa thực hiện chụp ảnh chân dung, nhưng vẫn không bị cắt thuê bao, tức là chụp hay không chụp ảnh đều như nhau và nhà mạng không có cơ sở và cũng không dám cắt thuê bao.
Bài học trong việc xây dựng văn bản pháp luật
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có Tờ trình gửi Chính phủ về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 25/2011/NĐ-CP. Bộ này đã kiến nghị xem xét, bãi bỏ quy định chủ thuê bao phải chụp ảnh chân dung cung cấp cho nhà mạng theo quy định tại Nghị định số 49/2017/NĐ-CP.
Lý do đưa ra là thế giới hiện chỉ có 16/147 quốc gia mà Chính phủ yêu cầu quản lý thông tin thuê bao có ảnh và cho phép doanh nghiệp viễn thông kết nối với sơ sở dữ liệu thông tin của Chính phủ để đối soát thông tin như Trung Quốc, Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ... Hiện Việt Nam chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu căn cước công dân điện tử để kết nối, đối soát với các doanh nghiệp viễn thông. Do đó, theo Bộ Thông tin và Truyền thông, nhà mạng không có cơ sở để đối soát, chứng minh thông tin thuê bao là chính xác hay không.
Vào tháng 8/2018, Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm việc với Bộ Công an và được biết, cơ sở dữ liệu căn cước công dân điện tử hiện mới triển khai ở 13 tỉnh/thành phố, với khoảng 11 triệu căn cước. Do khó khăn về kinh phí nên thời gian hoàn thành còn chưa thể xác định chính xác.
" Vì vậy, việc bổ sung ảnh chụp thật sự không mang lại ý nghĩa trong công tác quản lý và nếu tiếp tục yêu cầu các thuê bao (đặc biệt là các thuê bao đã có thông tin đầy đủ, chính xác như các thuê bao trả sau) đi bổ sung ảnh chụp sẽ lại tiếp tục gặp phản ứng, do vậy thực sự cần xem xét, bãi bỏ quy định này", Tờ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ.
Việc bỏ quy định chụp ảnh thuê bao nhận được sự đồng tình, ủng hộ của phần lớn khách hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là ai sẽ chịu trách nhiệm cho những thiệt hại của doanh nghiệp và khách hàng đối với một quy định "vô bổ" suốt 18 tháng qua?
Để triển khai thực hiện việc chụp ảnh chủ thuê bao, các nhà mạng đã phải đầu tư cho hàng chục ngàn cửa hàng giao dịch trên khắp cả nước với hàng loạt trang thiết bị máy móc và hạ tầng lưu trữ, chưa kể hàng chục ngàn nhân viên phải làm tăng ca để tiếp nhận và thực hiện công việc, bởi dòng khách hàng đổ về gây tắc nghẽn các giao dịch nghiệp vụ khác. Bên cạnh đó là chi phí cơ hội dành nguồn lực, nhân lực để thực hiện quy định này.
Việc quy định chụp ảnh thuê bao đã cho thấy sự nóng vội, thiếu thực tế trong xây dựng văn bản pháp luật ở lĩnh vực liên quan mật thiết, nhạy cảm tới gần như toàn bộ người dân. Nhưng dù sao thì việc sớm nhận ra sai lầm và chấp nhận sửa sai, dù muộn nhưng còn hơn không. Hy vọng rằng, đây sẽ là một bài học kinh nghiệm cho các bộ, ngành trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Theo Báo Đầu Tư
Bộ TT&TT đề xuất bỏ yêu cầu chụp ảnh chân dung chủ thuê bao di động Cho rằng đây là thao tác không cần thiết trong quá trình quản lý thuê bao di động, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) vừa đề xuất gỡ bỏ yêu cầu này. Bộ TT&TT vừa có tờ trình gửi Chính phủ về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính...