Chuột rút- chứng bệnh gây khó chịu
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến chuột rút. Nguyên nhân thứ nhất là thiếu ôxy đến cơ do tập luyện thể thao với cường độ cao, đứng lâu trên nền cứng. Nguyên nhân thứ hai là thiếu nước và các chất điện giải như canxi, kali…
Thạc sĩ – Bác sĩ Đặng Lê Xuân Tùng (Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh): Chứng chuột rút hay ở miền Nam còn gọi là vọp bẻ là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Tuy mọi bắp thịt đều có thể bị chuột rút nhưng bệnh hay xảy ra ở cẳng chân.
Chuột rút hay gặp ở người chơi thể thao.
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến chuột rút. Nguyên nhân thứ nhất là thiếu ôxy đến cơ do tập luyện thể thao với cường độ cao, đứng lâu trên nền cứng. Nguyên nhân thứ hai là thiếu nước và các chất điện giải như canxi, kali… Do đó, những nhóm người hay bị chuột rút là vận động viên thể thao, thanh niên, phụ nữ mang thai. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như do thuốc, do bệnh lý…
Một số thuốc cũng có thể gây chuột rút như: thuốc ngừa thai, lợi tiểu, thuốc hạ mỡ máu nhóm statin và clofirate, thuốc chống trầm cảm, hạ huyết áp nifedipine, thuốc chống viêm dạ dày như cimetidine, thuốc giãn phế quản… Nếu hay bị chuột rút khi ngủ, bệnh nhân có thể làm những cách sau: thực hiện động tác như đạp xe đạp trước khi đi ngủ hay đặt một chiếc gối nhỏ dưới bắp chân và bàn chân. Tư thế ngủ này giúp tăng cường lưu thông mạch máu về đêm và do đó giúp hạn chế bị chuột rút.
Người bị chuột rút có thể áp dụng những cách sau:
Nếu bị ở bắp chân thì kéo chân ra, đồng thời ấn mạnh phần cuối của bắp chân trên một mặt phẳng cứng.
Video đang HOT
Nếu bị ở đùi, nhờ người khác dùng một tay đỡ gót chân để làm cho đầu gối của mình căng thẳng, còn một tay ấn đầu gối xuống dưới.
Nếu bị ở bàn chân thì cầm đầu bàn chân kéo nhẹ rồi đứng dậy và đứng thẳng người một lúc nhưng không cho gót chạm đất. Sau đó xoa bóp vùng bị chuột rút.
Nếu thỉnh thoảng bạn mới bị chuột rút, điều này không có gì đáng lo lắng. Tuy nhiên, nếu tần số bị chuột rút tăng lên hoặc bị chuột rút gây đau đớn, bạn cần đi khám bác sĩ. Những xét nghiệm sẽ cho biết liệu đó có phải là dấu hiệu của một số căn bệnh mãn tính như đau khớp, suy tĩnh mạch, bệnh lý tuyến cận giáp hay rối loạn thần kinh thực vật hay không.
Theo VNE
Hở van tim - chứng bệnh khiến bạn "giã từ" thể thao
Chứng hở van tim cần được khám và kiểm tra kỹ lưỡng.
Chào bác sĩ,
Năm nay em 19 tuổi. Hiện giờ em đang có ý định đăng ký đi học Karatedo để rèn luyện sức khỏe. Vậy mà gần đây khi em đi siêu âm lại phát hiện ra mình bị hở van tim nhẹ. Tuy rằng bác sĩ bảo bệnh của em không đáng kể, có thể sinh hoạt bình thường nhưng lúc em đi hiến máu, được bác sĩ khác nghe nhịp tim thì lại bảo tim em có vấn đề khiến em rất phân vân. Mong bác sĩ tư vấn liệu với tình trạng như vậy thì em có nên học Karatedo nữa không ạ? Em xin cảm ơn! (i.fin...@gmail.com).
Trả lời:
Chào em,
Van tim của con người giúp máu lưu thông theo một chiều, máu từ tĩnh mạch về tim và từ tim đi ra động mạch mà không thể chảy ngược lại. Nếu không có van tim, máu sẽ lưu thông hai chiều khiến tim không thể đẩy máu đi nuôi cơ thể.
Tim người có bốn van: van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi. Van dễ bị tổn thương nhất là van hai lá, kế đến là van động mạch chủ, còn van ba lá và van động mạch phổi ít bị hơn.
Quy ước trên siêu âm tính độ hở của van tim có bốn mức: hở 1/4, 2/4, 3/4 và 4/4:
- Nếu chỉ bị hở từ 2/4 trở xuống (ngoại trừ việc hở van tim là hậu quả của những bệnh khác như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, thấp tim...) thì không phải lo lắng nhiều vì đó là chuyện bình thường, chưa phải điều trị mà chỉ cần định kỳ tái khám, theo dõi.
- Nếu van tim bị hở 2/4 mới cần phải chú ý, kiểm tra để xác định nguyên nhân và điều trị.
- Nếu van tim bị hở 3/4 thì phải điều trị tích cực.
- Nếu hở từ 3,5/4 trở lên sẽ phải mổ để sửa chữa van tim hoặc thay van tim nhân tạo.
Thông thường hở van tim nhẹ sẽ không có triệu chứng. Chỉ khi hở van tim đã làm tim bị suy, thậm chí bị phù, gan đã lớn thì lúc đó mới xuất hiện triệu chứng khó thở, mệt, đau ngực, không nằm đầu thấp được. Đối với những trường hợp hở van tim mà chưa có triệu chứng phải siêu âm mới thấy.
Ngoài ra, cần lưu ý van tim không phải lúc nào cũng cố định. Có lúc nó hở một chút, có lúc lại hết hở vì van tim là những cái lá rất mỏng, khi thắt lại với nhau thì kín nhưng có khi vì một lý do nào đó bị hơi hở một chút nhưng sau đó lại trở về bình thường.
Theo những gì em mô tả trong thư thì trường hợp của em khi siêu âm tim phát hiện hở rất nhẹ, ngoài ra không có biểu hiện triệu chứng gì khác nên em chưa cần phải quá lo lắng.
Tuy nhiên, để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh tim đến sức khỏe vận động của em trước khi quyết định chơi một môn thể thao nào đó thì không thể chỉ dựa vào kết quả siêu âm tim. Vì vậy, bác sĩ Mèo khuyên em cần đến bệnh viện chuyên khoa khám kỹ lưỡng lại để nhận được tư vấn của bác sĩ điều trị.
Cuối cùng, em nên sinh hoạt điều độ, sống lành mạnh, theo dõi và kiểm tra tình trạng sức khỏe thường xuyên để kịp thời ứng phó với bất cứ chuyển biến mới nào của bệnh.
húc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!
Theo VNE
Những dấu hiệu cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng Bạn có thể nhận biết được lúc cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng thông qua những thay đổi ở móng tay, da... Dưới đây là 4 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu hụt dinh dưỡng, theoknowmoretv. Sức khỏe móng tay Nếu móng tay của bạn có vẻ không khỏe mạnh, có thể cơ thể bạn đang thiếu khoáng chất cần...