Chuột đồng nướng chao, cá lóc nướng trui ngon quên sầu ở miền Tây
Cá lóc nướng trui, canh điên điển nấu cá rô đồng hay chuột đồng nướng chao là món ăn bạn nhất định nên thử khi về miền Tây vào mùa nước nổi tháng 9 tới.
Cá lóc nướng trui
Cá lóc nướng trui cũng là món ăn dân dã nổi tiếng xứ Nam kỳ bởi các chế biến nhanh gọn nhưng lại giúp con cá ngọt thịt nhất và thơm nhất. Nướng trui tức nướng mà không tẩm ướp gia vị. Cá lóc còn sống được đâm một cây trúc từ miệng xuống tận đuôi rồi cắm thẳng đứng xuống đất, sau đó dùng rơm để đốt. Khi mùi thơm theo khói toả ra cũng là lúc cá chín tới.
Sau khi được cạo bỏ lớp da dính than, thịt cá lại rất ngọt và thơm nức. Ảnh: I.T
Cá sau nướng trui trông đầy than nhưng sau khi được cạo bỏ lớp da dính than, thịt cá lại rất ngọt và thơm nức. Cá lóc nướng trui có thể dùng để cuốn bánh tráng, rau rừng chấm nước mắm đồng hay chấm cùng muối ớt (loại muối hột). Tuy nhiên có loại nước mắm me được nhiều người ưa thích, bạn chỉ cần gỡ thịt chấm vào để cảm nhận hết vị vừa mặn vừa ngọt, vừa cay thơm.
Gà ta nướng mọi là ngon khó cưỡng của khách đến thăm miền Tây. Gà đang chạy trong vườn, đuổi bắt rồi cắt cổ nhổ lông. Sau khi làm sạch, chặt miếng to rồi nướng trên vỉ than hồng. Gà nướng mọi không tẩm gia vị, sau khi nướng chín vàng thơm phức, chỉ cần chấm muối ớt đã có thể gặm luôn tận xương.
Canh điên điển nấu cá rô đồng
Canh điên điển nấu cá rô đồng – cái tên gợi nhớ miền Tây từ những ngày tháng 8 âm lịch kéo dài cho đến hết tháng Chạp. Mỗi năm cứ vào dịp này, điên điển trổ bông vàng đồng, hái về bắc nồi canh cá rô, nêm tí muối tí me, nước sôi bùng thì cho bông điên điển và mớ giá đậu xanh vào. Canh điên điển ăn với cá kho, cá chiên hay chỉ cần chén nước mắm đồng vớt cá canh ra chấm đã đủ khiến bạn mê mẩn.
Những con chuột đồng béo ngậy được làm sạch bỏ đầu và ruột rồi tẩm ướp chút bột ngọt, nước mắm, hạt tiêu, tỏi, chao, sa tế, ớt tươi, ớt khô, dầu hào khoảng 20 phút cho ngấm đều rồi nướng trên bếp than được đốt cháy lên đỏ hồng.
Video đang HOT
Chuột đồng nướng chao là món ăn bạn nhất định phải thử khi đến miền Tây mùa nước nổi. Ảnh: I.T
Thịt chuột được đảo đều tay, khi nào thấy thịt chuột hơi tái màu, ta có thể phết thêm chao cho thấm và nướng tiếp, khi thấy thịt có mùi thơm và cháy sem sém rìa là thịt đã chín. Nếu nướng chuột bằng bếp than, khi ra lò, thịt chuột sẽ dai, thơm, thấm đều vị beo béo của chao, một chút cay của sa tế và mùi thơm của than củi.
Trên tấm lá chuối đã được rửa sạch hoặc đĩa sứ, bày khế chua, dưa chuột, cà chua thái miếng, rau răm, rau thơm và bày chuột nướng chao vào giữa rồi từ từ thưởng thức. Đây là món ăn đậm hương vị của miền Tây mà có lẽ bạn sẽ khó lòng quên được.
Theo Danviet
Thịt chuột Việt Nam ngon như phomai que: Tây liều thử rồi mê ngay
Nữ nhà báo Christine Dell'Amore của tạp chí National Geographic thừa nhận miếng thịt chuột trong miệng cô 'thật sự rất ngon, như phô mai que". Thậm chí, có chuyên gia khen thịt chuột ở Việt Nam dai và ngon như thịt thỏ.
Những con chuột được bắt về, treo lủng lẳng với toàn thân còn dính máu sẽ là một trải nghiệm "can đảm" nếu phải thưởng thức chúng Tuy nhiên, đây là thứ thực phẩm có trong đêm giao thừa ở một thị trấn vùng biên giới sông Mê Kông này - nữ nhà báo Christine Dell'Amore của tạp chí National Geographic kể về trải nghiệm của mình khi tới Châu Đốc (An Giang).
Để quyết định có thử chúng hay không, Christine mất có hai giây. "Tôi biết rằng, những con chuột tại đây bắt nguồn từ những vùng nông thôn chứ không phải là loài chuột cống bẩn thỉu vẫn thường len lỏi dưới tàu điện ngầm và rõ ràng chúng có vẻ ngon miệng hơn".
"Những con chuột đồng được chúng tôi được cắt nhỏ và chiên và đặt vào một cái giỏ trông giống như phô mai que, thưởng thức nó thực sự rất ngon", nữ nhà báo của tạp chí National Geographic nhận xét.
Chuột đồng, sau khi được làm sạch lông, được xếp hàng chờ thui bằng rơm trước khi mang ra chợ bán - Ảnh chụp màn hình
Thịt chuột là nguồn cung cấp protein phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới châu Á, đặc biệt là các khu vực nông thôn Việt Nam ở cả phía Bắc và phía Nam. Tuy nhiên, mọi người cũng có thể tìm thấy đặc sản chuột trong thực đơn ở một số khu vực đô thị, bao gồm cả TP.HCM.
Trên thực tế, ở đồng bằng sông Cửu Long, thịt động vật gặm nhấm có giá cao hơn thịt gà, Grant Singleton, một nhà khoa học nghiên cứu quản lý loài gặm nhấm sinh thái tại Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế ở Philippines, cho biết. Có tới 89 loài gặm nhấm có thể ăn được, trải dài từ châu Á sang châu Phi, Mỹ Latin và cả Bắc Mỹ. Chỉ riêng đồng bằng sông Cửu Long đã cho 3.600 tấn chuột sống mỗi năm, giá trị khoảng 2 triệu đô la.
"Nếu thấy ngạc nhiên, có thể là do bạn đang tưởng tượng tới cảnh một những chú chuột đen thùi lùi nằm trên dĩa. Thực tế có hàng chục loài chuột, và người Việt Nam chủ yếu ăn hai loại: chuột đồng nặng khoảng 200gram và chuột cống nhum có thể lên tới nửa ký".
Tại Việt Nam, săn bắt chuột đem lại nguồn thu nhập phụ đáng kể cho nông dân, những người bẫy chuột sống trong lồng dây hoặc tre và bán chúng cho các nhà thu mua để chế biến nhỏ, sau đó thịt được bán tại chợ địa phương. Tất cả các mô cơ của động vật có vú đều chứa các protein cơ bản giống nhau, cho dù đó là bít tết từ bò thịt hay thịt chân chuột.
Ông Thy - một nông dân ở Quảng Ninh, có thêm một công việc ngoài thời vụ chính là bắt những loài gặm nhấm, bán hoặc mang về nhà cho bữa tối. Ở các vùng nông thôn của Việt Nam, chuột thường được rửa sạch bằng bia hoặc rượu trắng.
Thường thì chuột có kỹ thuật nấu khác nhau. Sau khi được làm sạch lông bằng nước nóng, chúng được hun khói rồi chiên hoặc nướng; hấp hoặc luộc. Chuột hấp được cho là có hương vị mạnh hơn và những con chuột to sẽ ngon hơn.
Người nước ngoài khi thử thịt chuột thường thấy có vị như thịt gà, nhưng nó là loại thịt sẫm màu và có vị ngon hơn thịt gà. "Tôi cảm nhận hương vị giống của thỏ hơn", Christine Dell'Amore viết.
3 nhóm đàn ông phải nói KHÔNG với cường dương "cấp tốc"Tin tài trợ
Trong các chuyến du lịch của mình, Teh được cho biết chuột rất bổ dưỡng, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai; Singleton xác nhận thịt chuột có nhiều protein và ít chất béo.
Những con chuột bắt ở tỉnh Quảng Ninh bị nhốt vào lồng trước khi đem ra chợ bán hoặc bị đưa vào bếp chế biến
Chuột bị quây bằng lưới trước khi bị tóm sống. Ảnh chụp màn hình
Ông Thy, một nông dân đi săn chuột ở Quảng Ninh vào tháng 12/2018. Ảnh chụp màn hình
Ông Thy khoe con chuột vừa bắt được sau khi mất cả ngày săn lùng. "Chuột hoang dã ở Việt Nam có rất ít ký sinh trùng" - báo Mỹ viết. Ảnh chụp màn hình
Chuột được làm sạch lông bằng nước nóng. Ảnh chụp màn hình
Những con chuột sau khi được làm sạch. Ảnh chụp màn hình
Thịt chuột thường được bán ngoài chợ. Chúng là mồi nhậu khi uống bia hay rượu. Ảnh chụp màn hình
Chuột đã thui, chuẩn bị mang ra chợ bán. Ảnh chụp màn hình
Thịt chuột trong bữa ăn tối của người dân. Rất nhiều con chuột đã bị bắt và tiêu thụ như thế này. Ảnh chụp màn hình
Khổng Hồng
Theo vietnamnews
Những món đặc sản ở quê hương Hoài Lâm ngon quên lối về Đến Vĩnh Long, quê hương của Hoài Lâm, du khách không những ấn tượng với những vườn trái cây nặng trĩu quả mà còn phải trầm trồ trước những đặc sản đậm chất dân dã. Cá tai tượng chiên xù không chỉ là đặc sản Vĩnh Long nổi tiếng khắp miền Tây. Cách làm cá tai tượng chiên xù ngon nhất là sau...