Chương trình phục hồi kinh tế của Chính phủ bổ sung nguồn lực cho giao thông
Tại Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) được giao rà soát, xây dựng danh mục và mức vốn dự kiến bố trí thuộc Chương trình phục hồi kinh tế cho từng nhiệm vụ, dự án trong 2 năm 2022 – 2023, với nhu cầu vốn hơn 87.400 tỷ đồng.
Kịp thời nguồn vốn cho hàng loạt dự án
Bên cạnh dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn II từ năm 2021 – 2025, Bộ GTVT đang nỗ lực hoàn thiện thủ tục đầu tư 5 dự án để đảm bảo điều kiện tiếp nhận nguồn vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; đồng thời, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giữ nguyên danh mục dự án và mức vốn đề xuất sử dụng nguồn vốn từ Chương trình đúng theo Tờ trình số 02 của Chính phủ đối với các dự án giao Bộ GTVT quản lý.
Trên c ông trường thi công cao tốc Bắc Nam đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu.
Các dự án được đề xuất bố trí vốn, gồm: Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 (72.476 tỷ đồng), cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (3.500 tỷ đồng), cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (3.800 tỷ đồng), cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột (2.320 tỷ đồng), cao tốc An Hữu – Cao Lãnh (1.204 tỷ đồng), cầu Đại Ngãi (4.130 tỷ đồng). Tổng mức vốn đề nghị bố trí là hơn 87.400 tỷ đồng.
Theo rà soát của Bộ GTVT, nhu cầu sử dụng vốn cho các dự án giao thông từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trong năm 2022 khoảng hơn 5.800 tỷ đồng, năm 2023 là hơn 81.600 tỷ đồng. Ngoài các dự án trên, đối với các dự án dự kiến sử dụng nguồn vốn đầu tư công từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, các Ban Quản lý dự án thuộc Bộ căn cứ các mốc tiến độ đã đề ra, phối hợp với các cơ quan liên quan và địa phương dang khẩn trương hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi, đáp ứng mục tiêu báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư trong kỳ họp Quốc hội tháng 5/2022 tới, đảm bảo điều kiện bố trí nguồn vốn từ Chương trình phục hồi kinh tế.
Video đang HOT
Tối hậu thư cho các chủ đầu tư chậm tiến độ
Tại cuộc họp giao ban trực tuyến kiểm đếm tiến độ các công trình giao thông trọng điểm tháng 2/2022 mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, mặc dù đã có chỉ đạo ngày từ đầu năm, các dự án phải tranh thủ các điều kiện thuận lợi, huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công, nhưng trong điều kiện tương đồng, quy định giống nhau, một số chủ đầu tư vẫn “ì ạch” tiến độ, đứng trước nguy cơ chậm tiến độ, giải ngân thấp và chậm xử lý vướng mắc.
Trước thực tế này, để đáp ứng mục tiêu tiến độ của Chính phủ giao đối với các dự án giao thông và nhất là áp lực giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 lớn (khoảng 50.000 tỷ đồng), Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu các Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư giải ngân chậm cần phải phân tích kỹ nguyên nhân, tìm hướng giải quyết ngay. Những đơn vị giải ngân không đáp ứng yêu cầu, làm mất uy tín của ngành, Bộ GTVT sẽ xử lý ngay cán bộ, điều chuyển công việc, tuyệt đối không xuề xòa.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo trước khi khai mạc kỳ họp Quốc hội, toàn bộ các dự án nhóm A, nhóm B ngành GTVT phải được phê duyệt. Trên cơ sở đó, từ nay đến ngày 15/3, Bộ GTVT phải dồn lực hoàn thiện báo cáo các dự án cao tốc phải trình Quốc hội xem xét. Từ sau ngày 15/3 đến trước ngày 20/5 phải hoàn thành trình phê duyệt các dự án nhóm B, C. Nếu xảy ra chậm trễ, người đứng đầu các Ban Quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước Bộ GTVT.
Qua tìm hiểu, đối với các dự án trọng điểm hiện nay, Bộ GTVT đã duy trì họp định kỳ hàng tuần để chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư, nhất là các dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 và dự án triển khai Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn I. Đến nay, cơ bản tiến độ thực hiện 2 dự án đang được kiểm soát.
Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu các Cục chuyên ngành phải tăng cường công tác tổng kết, tiến tới đề xuất sửa đổi Luật phù hợp với thực tiễn, trọng tâm là 4 bộ luật: Luật Hàng không, Luật Đường thủy nội địa, Luật Hàng hải và Luật Đường sắt. Kết quả đánh giá, tổng kết phải báo cáo lãnh đạo Bộ chậm nhất trong quý III/2022 để sớm đề xuất các hướng sửa đổi, tạo cơ chế đột phá cho từng lĩnh vực.
Bộ Giao thông vận tải chuẩn bị trình Quốc hội 5 dự án cao tốc dài gần 1.000 km
Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ đã có chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để phát triển đường cao tốc trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.
Quốc hội đã có nghị quyết dành nguồn lực lớn cho phát triển hạ tầng giao thông trong Chương trình phục hồi kinh tế xã hội.
Báo cáo về tình hình chuẩn bị đầu tư các dự án cao tốc khởi công mới trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang nỗ lực hoàn thiện các thủ tục để kịp trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư 5 dự án quan trọng quốc gia tại kỳ họp tới.
Cao tốc thành phần Bắc Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt đang dần hình thành.
Các mốc tiến độ chủ yếu cần đáp ứng gồm: Hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 13/2; hoàn thiện thủ tục để Thủ tướng có quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước trước ngày 16/2; Hội đồng thẩm định Nhà nước tổ chức thẩm định, có kết quả thẩm định trước ngày 4/3. Hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội chủ trương đầu tư trước ngày 20/3.
Các dự án cao tốc gồm: Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dự kiến dài 53,7 km, tổng vốn hơn 17.800 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã hoàn thiện lại hồ sơ theo phương thức đầu tư công, trình Thủ tướng Chính phủ ngày 11/2/2022.
Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài hơn 188 km, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 45.000 tỷ đồng. Bộ GTVT đã hoàn thiện lại hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án theo phương thức đầu tư công và đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ ngày 11/2/2021.
Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột dài 117,5 km, dự kiến tổng vốn đầu tư gần 22.000 tỷ đồng, kết nối Tây Nguyên với miền Trung, hệ thông cảng biển nước sâu, đáp ứng nhu cầu vận tải, nâng cao khả năng kết nối, rút ngắn thời gian, chi phí vận tải và bảo đảm an toàn giao thông, tạo động lực liên kết, lan tỏa thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Khánh Hòa, Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên, Nam Trung Bộ nói chung.
Cao tốc An Hữu - Cao Lãnh, hiện đã hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đang rà soát hoàn thiện hồ sơ để trình Thủ tướng Chính phủ muộn nhất trước 16/2/2022; bảo đảm tiến độ Thủ tướng Chính phủ có quyết định chủ trương đầu tư dự án trước ngày 31/3/2022.
Nhóm cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu dài 85 km, cao tốc Hà Giang - Tuyên Quang dài 118 km, cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng dài hơn 86 km do các địa phương chủ trì.
Phát triển đường cao tốc sẽ tạo ra động lực mới phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương mà các tuyến cao tốc đi qua. Nếu đường cao tốc được làm sớm thì sẽ giảm chi phí lớn.
Báo cáo của Bộ GTVT tổng hợp chung, từ nay đến 2025 phải hoàn thành đầu tư xây dựng thêm 2.000 km đường cao tốc. Do đó, Kkhối lượng công việc lớn, phải triển khai trong thời gian ngắn, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phối hợp quyết liệt, để "chạy đua với thời gian", khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, đủ điều kiện trình Quốc hội thông qua.
'Bứt phá' giải ngân các dự án giao thông Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022, trong đó mục tiêu trọng tâm là hoàn thành giải ngân vốn đầu tư...