Chương trình Mỗi xã một sản phẩm: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Huyện Gia Lâm là một trong những địa phương có nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) đạt 4-5 sao do thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng.
Đây là một lợi thế giúp huyện ngoại thành thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân trên địa bàn. Các sản phẩm của huyện Gia Lâm tham gia Chương trình OCOP gồm cac ngành hàng: gôm sư, dươc liêu, sưa, rau an toan, tinh bôt nghê.
Ông Chu Phú Mỹ – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, năm 2019, Gia Lâm được thành phố đánh giá, phân hạng 19 sản phẩm bao gồm: Gốm sứ của Công ty Quang Vinh; Dược liệu của Công ty Trường Xuân; Sản phẩm nghệ Bà Bé; Sữa bò HTX Phù Đổng; Rau an toàn Dương Xá; HTX rau Văn Đức… Trong số đó có 14 sản phẩm được xếp hạng 4 sao, 5 sản phẩm được đánh giá tiềm năng 5 sao đang đề nghị Trung ương xem xét, thẩm định.
Bà Hà Thị Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh chia sẻ, là chủ thể có nhiều sản phẩm được đánh giá tiềm năng 5 sao nhất, công ty đã có những bước đi và hướng triển khai nhằm quảng bá thương hiệu gốm sứ Bát Tràng đến với thị trường. Hiện, các sản phẩm đã có mặt ở nhiều thị trường lớn trên thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và EU…
Bà Lê Thị Thu Hằng – Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Gia Lâm cho biết, Chương trình OCOP đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế khu vực nông thôn, gắn với phát triển đô thị theo hướng phát triển nội lực, gia tăng giá trị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân huyện Gia Lâm.
Video đang HOT
Không chỉ sản phẩm gốm sứ của Gia Lâm có thể xuất ngoại mà các sản phẩm rau an toàn được công nhận OCOP 4 sao như xã Văn Đức, Đặng Xá, thị trấn Trâu Quỳ, xã Phú Thị… cũng được xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Đó là vùng sản xuất rau an toàn của Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp Văn Đức, chuyên sản xuất rau an toàn, rau VietGAP, có 7 sản phẩm rau OCOP đạt hạng 4 sao (năm 2019) và được xuất khẩu sang Hàn Quốc từ nhiều năm nay, với doanh thu đạt khoảng từ 300 – 350 triệu đồng/năm.
Với 7 loại rau của HTX Văn Đức được thành phố Hà Nội công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao như bắp cải trắng, lơ xanh, lơ trắng, cải thảo, đậu trạch, cải ngọt, mướp đắng… Các loại rau này được bà con canh tác theo tiêu chuẩn RAT. Dự kiến, năm 2020, vẫn giữ vững diện tích rau VietGAP và RAT như trước.
Nhờ có thổ nhưỡng tốt nên rau Văn Đức có độ ngọt cao, đậm đà hơn rau các vùng khác. Vùng sản xuất rau Văn Đức đã canh tác theo mô hình VietGap từ nhiều năm nay, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, sổ ghi chép nhật ký hàng ngày. Vì vậy, khi có chủ trương xây dựng sản phẩm OCOP, người dân không phải mất nhiều thời gian, chỉ việc lấy mẫu rau đi thử nghiệm và đạt tiêu chuẩn – bà Nguyễn Thị Duyên ở xã Văn Đức nói.
Theo ông Nguyễn Ngọc Thuần – Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm, huyện đã chỉ đạo các xã tiếp tục mở rộng, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa tập trung chuyên canh; phấn đấu đến hết năm 2020 chuyển đổi 100% diện tích đất trồng lúa, màu cho hiệu quả kinh tế thấp sang cây rau, cây ăn quả và hoa cây cảnh; xây dựng và phát triển vùng sản xuất rau, quả, hoa cây cảnh mang tính ổn định bền vững, chú trọng phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm trên 1 ha canh tác.
Ngoài sản xuất rau an toàn xuất khẩu, Gia Lâm còn có những cây dược liệu quý như nghệ vàng ở xã Dương Xá và cây nghệ đen ở xã Dương Quang là 2 loại nghệ quý hiếm. Vì vậy, hơn 30 năm nay, người dân ở đây đã có nghề sản xuất, chế biến nghệ tươi, để dùng làm thuốc và cất giữ được lâu hơn. Đến cuối năm 2019, sản phẩm tinh bột nghệ khô thương hiệu “tinh bột nghệ khô Bà Bé” đã được UBND thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đạt sản phẩm OCOP 4 sao.
Ông Phùng Đắc Kiêu – chủ Cơ sở Sản xuất tinh bột nghệ khô Bà Bé (thôn Dương Đá, xã Dương Xá) cho biết, sau khi có 2 loại sản phẩm bột nghệ viên và nghệ tinh chất sản phẩm nghệ Bà Bé đã xuất hiện tại các hiệu thuốc Đông – Tây y ở Hà Nội; cơ sở y học cổ truyền, các hiệu thuốc ở phố Lãn Ông, quận Hoàn Kiếm.
Đặc biệt, sau khi thành công ở miền Bắc, gia đình tiếp tục đưa sản phẩm vào phía Nam, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh và có khá nhiều hiệu thuốc đón nhận.
Hiện nay, Cơ sở sản xuất nghệ Bà Bé có thêm nhiều loại tinh dầu mới như sả chanh, hoa bưởi, vỏ bưởi, bạc hà và dự kiến năm 2020 có thêm 8-10 sản phẩm được chứng nhận OCOP.
Nơi này vừa là điểm du lịch nổi tiếng vừa có nhiều đặc sản, năm 2020 có 43 sản phẩm OCOP
Tiếp nối những thành công đã đạt được trong chương trình Mỗi xã một sản phẩm năm 2019 (OCOP), trong thời gian tới tỉnh Lâm Đồng sẽ phấn đấu có thêm 40 sản phẩm OCOP cấp tỉnh và 3 sản phẩm OCOP quốc gia.
Ông Nguyễn Văn Châu - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong năm 2020, địa phương đã đề ra mục tiêu có 40 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, 3 sản phẩm OCOP cấp quốc gia.
Trước đó, trong năm 2019, tỉnh Lâm Đồng có hai sản phẩm là Ladoactiso Trà Nhất Diệp Nguyên Hương và Ladoactiso cao ống của Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng đã được UBND tỉnh Lâm Đồng hoàn tất hồ sơ, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá, chứng nhận đạt sản phẩm OCOP cấp quốc gia 5 sao.
Năm 2019, Lâm Đồng đã có 45 sản phẩm OCOP cấp tỉnh được cấp giấy chứng nhận.
Trong ngày 4/9, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Lễ công bố và trao chứng nhận 45 sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Cụ thể, 27 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP Lâm Đồng cấp 4 sao và 18 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao của 29 chủ thể được cấp giấy chứng nhận.
Ông Châu cũng cho hay, trong năm 2020, để đạt được mục tiêu đề ra, các đơn vị, cá nhân liên quan cần tăng cường rà soát, khuyến khích và hướng dẫn người dân, các chủ thể kinh tế tham gia chương trình đảm bảo sản phẩm OCOP có tính cộng đồng cao và chất lượng tốt.
Ông Nguyễn Văn Châu trao giấy chứng nhận cho các chủ thể có sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh.
Ngoài ra, các đơn vị cũng cần tập trung công tác đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn cán bộ quản lý cấp xã, cán bộ chuyên môn cấp huyện và cấp tỉnh hiểu rõ bản chất của chương trình. Từ đó, phân công rõ trách nhiệm cán bộ theo dõi, chỉ đạo chương trình, đặc biệt quan tâm chú ý đến chủ trương phát triển các làng nghề, ngành nghề nông thôn làm cơ sở để phát triển các sản phẩm OCOP.
"Chết mê" giống gà ta Gò Công trứ danh lục tỉnh Nam Kỳ, lão nông U70 gắn "sao" lên đàn gà Chết mê, chết mệt với giống gà ta ở Gò Công (Tiền Giang) từ thuở thiếu thời, bằng những nỗ lực vượt bậc, đến cuối đời lão nông này mới gắn được 4 sao OCOP cho giống gà này. Lão nông Hai Kiệt hướng dẫn nhận diện gà ta Gò Công. Khi mùa dịch Covid "dễ thở", chúng tôi bàn nhau về xứ...