Chương trình Cử nhân quốc tế FPT-Greenwich xét tuyển thẳng thí sinh Khá, Giỏi
Chương trình Cử nhân quốc tế FPT-Greenwich xét tuyển thẳng thí sinh có học lực khá, giỏi năm lớp 12 (có điểm tổng kết năm học lớp 12 từ 7,0 trở lên). Thí sinh không thuộc diện tuyển thẳng sẽ phải thi đầu vào (viết luận tiếng Việt 90 phút). Đợt thi tuyển đầu tiên vào 21/4/2013.
Anh Phạm Xuân Lâm – Trưởng phòng Tuyển sinh chương trình Cử nhân quốc tế FPT-Greenwich cho biết thông tin trên trong buổi tư vấn về chương trình Cử nhân Quốc tế FPT-Greenwich được tổ chức sáng nay trên báo điện tử Dân trí.
Các khách mời tham gia buổi tư vấn gồm: TS. Trần Phương Lan – Phó Viện trưởng, Giảng viên Viện Quản trị Kinh doanh, ĐH FPT; ThS. Lê Anh Tuấn – Giám đốc chương trình Cử nhân quốc tế FPT-Greenwich; ông Phạm Xuân Lâm – Trưởng phòng Tuyển sinh chương trình Cử nhân quốc tế FPT-Greenwich; ThS. Robert Mayor – Phó Giám đốc trường Quản trị kinh doanh, Đại học Greenwich; ThS. Raj Dass – Giảng viên, Điều phối viên chương trình Cử nhân quốc tế FPT-Greenwich và bạn Trương Tuyết Anh – sinh viên khóa 1 chương trình Cử nhân quốc tế FPT-Greenwich.
Được đi Anh quốc du học là ước mơ đau đáu của Tuyết Anh trong suốt lứa tuổi học trò. Nhưng em chưa đủ điều kiện để xin học bổng ở các trường đại học tại Anh quốc, gia đình cũng chưa thực sự dư giả để chi trả hàng tỷ đồng mỗi năm cho em. Những tưởng giấc mơ của Tuyết Anh đã chấm dứt… May thay, em gặp chương trình Cử nhân Quốc tế FPT-Greenwich, chương trình kết hợp giữa 2 trường hàng đầu tại 2 quốc gia với chi phí chỉ khoảng hơn 200 triệu đồng cho cả 3 năm học.
Số 1 Anh quốc Hàng đầu Việt Nam
Với việc chọn trường quốc tế, cũng như các bạn, điều đầu tiên Tuyết Anh quan tâm là mức xếp hạng của trường. Đại học Greenwich là trường đại học quốc tế được bình chọn số 1 về chất lượng giảng dạy trong lĩnh vực kinh tế và số 1 về sự hài lòng của sinh viên tại Anh quốc (Theo The Sunday Times University Guide 2012). Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) – Đại học FPT được tổ chức Eduniversal trao tặng danh hiệu “Trường đào tạo quản trị kinh doanh hàng đầu Việt Nam”. Sự kết hợp giữa hai trường hàng đầu này mang lại cho sinh viên Việt Nam cơ hội tiếp cận một chương trình đào tạo quốc tế có xuất xứ từ một nền giáo dục đẳng cấp vào bậc nhất thế giới, với chi phí rẻ hơn rất nhiều nếu đi du học.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Tuyết Anh vẫn băn khoăn về tính pháp lý của các chương trình du học tại chỗ ở Việt Nam. Điều khiến Tuyết Anh an tâm nhất là chương trình Cử nhân FPT-Greenwich đã được cấp phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, đồng thời, được kiểm định bởi 2 tổ chức kiểm định giáo dục uy tín của Anh quốc là QCF (Qualifications Credit Framework) và QAA (Quality Assureance Agency). Chương trình hiện đang được triển khai tại 43 quốc gia trên thế giới, được cấp bằng bởi Edexcel và Đại học Greenwich (vương quốc Anh), tương đương với bằng Đại học Greenwich học tại Anh và được Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam công nhận.
Các em học sinh được trải nghiệm “một ngày là sinh viên quốc tế” tại Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) – Đại học FPT.
Chú trọng phát triển cá nhân toàn diện
Trước khi trở thành sinh viên chính thức, Tuyết Anh đã được mời tham gia “Một ngày làm sinh viên quốc tế” với nhiều hoạt động thú vị và bổ ích. Các em được vào “học thử” tại các lớp đang “học thật”, được cảm nhận cuộc sống sinh viên qua bữa trưa ở bếp ăn nhà trường và những hoạt động ngoại khóa, được thăm quan tất cả mọi ngóc ngách của trường. Tại đây, các em được giới thiệu mô hình đào tạo chú trọng thực hành “Tuyển sinh- tuyển dụng”. Mô hình này đã giải quyết được bài toán thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu doanh nghiệp hiện nay của Việt Nam, giúp sinh viên yên tâm về công việc và định hướng cho tương lai. Với phương châm “vừa làm vừa học”, tránh những kiến thức quá dàn trải, chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức rất trọng tâm và đúng chuyên ngành. Bên cạnh đó là những buổi đào tạo các kỹ năng cần thiết bổ trợ cho công việc, đảm bảo các em có thể bắt tay vào cộng việc thực tế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trong quá trình học, sinh viên Cử nhân Quốc tế FPT-Greenwich được tham gia 2 kỳ thực tập đặc biệt “On the Job Training”, làm việc thực tế tại các doanh nghiệp. Đây là thời gian để các em làm quen với môi trường làm việc và định hướng công việc yêu thích trong tương lai.
Thú vị nhất là các chuyên đề phát triển kỹ năng cá nhân (PDP) để sinh viên có thể khám phá những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình. Từ đó hình thành tư duy thực tiễn, phương pháp và chiến lược hành động hiệu quả cũng như cách thức tạo động lực để thành công trong cuộc sống. Trong quá trình học, ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên còn được tham gia các câu lạc bộ, các khóa học kỹ năng toàn diện như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, quản lý thời gian, quản lý lãnh đạo; các hoạt động thể chất bao gồm yoga, khiêu vũ thể thao, bóng đá, vovinam… Chính các chuyên đề phát triển kỹ năng cá nhân sẽ rèn cho sinh viên Cử nhân quốc tế FPT-Greenwich sự tự tin và bản lĩnh để bước vào cuộc sống. Và có lẽ cũng vì thế nên 95 % sinh viên ĐH FPT đã có việc làm ngay sau khi ra trường.
Thư viện khang trang với nhiều đầu sách khiến sinh viên luôn muốn đến để mở rộng kiến thức và giao lưu.
Học phí chỉ hơn 200 triệu đồng
Điều mừng nhất với Tuyết Anh là học phí của chương trình không quá cao. Khi nghe nói tới con số hàng tỷ đồng cho mỗi năm nêu đi du học Anh quốc, Tuyết Anh đã thấy giấc mơ được học chương trình đại học hàng đầu quốc tế là quá xa vời. Bởi em hiểu rõ điều kiện kinh tế của gia đình mình, cũng như không nỡ để bố mẹ phải chi trả quá lớn. Học phí của các trường ở Anh hiện đang thuộc loại cao hàng đầu thế giới. Chi phí ăn ở, sinh hoạt còn lớn hơn rất nhiều. Chọn du học trong nước, em vẫn được học chương trình đẳng cấp quốc tế, lại không phải xa quê, không phải chi phí quá lớn. Học phí của chương trình Cử nhân FPT-Greenwich được chia thành 3 giai đoạn và 8 kỳ, với tổng số khoảng hơn 200 triệu đồng cho 3 năm học (không tính giai đoạn tiếng Anh dự bị).
Chọn du học trong nước, các sinh viên vẫn được học chương trình đẳng cấp quốc tế mà không phải chi phí quá lớn.
Sức ép để học tiếng Anh tốt hơn
Chưa phải là người giỏi tiếng Anh, Tuyết Anh cảm thấy lo lắng về việc phải nghe giảng và làm bài hoàn toàn bằng tiếng Anh cho cả 24 môn. Nhưng nỗi lo cũng qua đi khi em được biết, các em hoàn toàn có thời gian để củng cố vốn ngoại ngữ của mình trước khi bước vào chính khóa. Với những sinh viên chưa đạt được chứng chỉ tiếng Anh IELTS 5.5, các em sẽ được kiểm tra tiếng Anh để biết cấp độ của mình và được tổ chức học bổ sung. Có 5 cấp độ tiếng Anh, mỗi cấp độ học trong vòng 2 tháng. Khi vượt qua 5 cấp độ, các em sẽ chính thức bước vào học chuyên môn của chương trình Cử nhân quốc tế FPT-Greenwich. Như vậy, không chỉ với Tuyết Anh mà ngay cả những bạn chưa được học tiếng Anh nhiều cũng vẫn có thể đăng ký vào chương trình Cử nhân quốc tế FPT-Greenwich. Đây sẽ là môi trường tốt tạo áp lực để các em chú tâm vào học tiếng Anh hơn. Với quan điểm “đầu vào có thể khác nhau nhưng đầu ra phải đảm bảo chất lượng”, tất cả những em tốt nghiệp FPT FPT-Greenwich đều có trình độ tiếng Anh trôi chảy.
Theo Dantri
"Giải cứu" nguồn lao động có trình độ
Theo thống kê thì 24.956 học sinh, sinh viên tỉnh Thanh Hóa hiện ra trường chưa xin được việc làm. Còn tại tỉnh Nghệ An con số chưa đầy đủ là hơn 11.000 người, tỉnh Đồng Tháp 2.000 người... Thống kê ban đầu của tỉnh An Giang cho thấy hiện khoảng 300 cử nhân của tỉnh chưa có việc làm; trong đó phần lớn là cử nhân sư phạm...
Sau hơn 4 năm dùi mài kinh sử, nhiều cử nhân, tiến sĩ đi xin việc mà chẳng nơi nào nhận đành phải bươn trải với đủ nghề tạm bợ mà vẫn không đủ sống. Không ít gia đình nghèo đã bán đất, vay mượn tiền bạc cho con ăn học để rạng danh gia đình, dòng họ cùng với hy vọng con cái sẽ giúp họ đổi đời, nhưng rồi tất cả cùng hụt hẫng cay đắng khi tấm bằng đại học, cao học cầm trong tay đã trở nên vô dụng.
Theo kết quả khảo sát của một Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực ở TP.HCM thực hiện trên 100.000 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng trong năm 2012 và quý I/2013 thì nhu cầu tuyển dụng nhân lực có trình độ ĐH-CĐ chỉ chiếm gần 25%, còn lại là tuyển dụng lao động kỹ thuật có trình độ, tay nghề. Điều đó cho thấy, khi hệ thống giáo dục mở rộng, cử nhân không còn là của hiếm nữa thì bằng cấp đã mất dần giá trị. Còn tại Đà Nẵng, mỗi phiên giao dịch việc làm, nhu cầu tuyển dụng dành cho lao động phổ thông chiếm gần 70%, trong khi nhu cầu về cử nhân chỉ dao động ở mức 5%-10%. Thế nhưng hơn 8 trường ĐH của thành phố này đều đặn mỗi năm làm lễ tốt nghiệp cho hàng chục nghìn cử nhân nên thất nghiệp là điều khó tránh. Đã đến lúc các bậc phụ huynh không nên để con chạy đua vào ĐH nữa vì tấm bằng không phải chỉ là "đồ trang sức" của các bậc cha mẹ, mà điều quan trọng là con em họ sẽ học và làm được gì sau khi tốt nghiệp. Mùa thi ĐH,CĐ sắp đến cũng là lúc các bạn trẻ sắp tốt nghiệp PTTH và gia đình bình tâm suy xét để không đi vào ngõ cụt vừa tốn tiền của, vừa lãng phí thời gian và sức lực.
Tại sao cho đến giờ chưa thấy cơ quan nào thống kê, đánh giá mức độ lãng phí tiền của do sinh viên ra trường không tìm được việc làm? Để xảy ra hiện trạng như hiện nay, trách nhiệm trước hết thuộc về ngành Giáo dục - Đào tạo. Cử nhân thất nghiệp quá nhiều vì quy mô, cơ cấu đào tạo của các trường ĐH, CĐ không ăn nhập với nhu cầu của thị trường lao động. Các trường ĐH,CĐ mọc lên như nấm, tỉnh nào, ngành nào cũng có trường đại học với nhiều chương trình học từ chính quy, đến tại chức, liên thông... Đào tạo tràng giang đại hải nên mới thừa. Thậm chí theo kết quả khảo sát về tình hình việc làm của cử nhân ra trường trên 2.948 sinh viên tại ĐHQG HN, ĐHQG TP.HCM và ĐH Huế, có 18% sinh viên có bằng tốt nghiệp loại giỏi không tìm được việc vì các nhà tuyển dụng đã không thể hiểu được những cử nhân này được đào tạo về... cái gì! Các trường chỉ chăm chăm đào tạo những ngành mà trường có điều kiện chứ không phải là ngành xã hội cần, khiến hàng trăm hàng nghìn cử nhân đang hụt hẫng, bế tắc vì thất nghiệp. Đồng thời cũng từ đây nảy sinh các hành vi tiêu cực trong xin việc, tuyển dụng. Để tồn tại, các cử nhân phải làm những công việc không có liên quan gì đến ngành nghề được đào tạo chính quy. Thật lãng phí vô cùng khi mà đã phải mất rất nhiều công sức, thời gian và tiền của.
Chưa khi nào tình trạng cử nhân thất nghiệp lại nhiều như hiện nay, nguyên nhân, lý do nào cũng có nhưng biện pháp để giải quyết điều này thì chưa thấy. Đã đến lúc phải triển khai các giải pháp "giải cứu" nguồn lao động có trình độ này.
Theo ANTD
Nguồn nước ở ĐBSCL đang bị suy thoái Chiều 20/3 tại Cần Thơ, Bộ tài nguyên và Môi trường đã tổ chức hội thảo khoa học "hợp tác vì nước", các đại biểu đã tập trung thảo luận tầm quan trọng của hợp tác vì nước, các thách thức và lợi ích trong hợp tác quản lý nước xuyên biên giới... Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ...