Chương trình chia sẻ vaccine COVAX đạt dấu mốc phân phối được 1 tỷ liều
COVAX – chương trình chia sẻ vaccine ngừa COVID-19 toàn cầu do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh vaccine Gavi đồng hành, tính đến ngày 15/1 đã đạt dấu mốc phân phối 1 tỷ liều.
Có tổng cộng 144 nước và vùng lãnh thổ đã tiếp nhận số vaccine viện trợ này.
Nhân viên LHQ kiểm tra lô vaccine ngừa COVID-19 theo cơ chế COVAX được chuyển tới Tunis, Tunisia. Ảnh: THX/TTXVN
Được khởi xướng vào năm 2020, COVAX đặt mục tiêu đến cuối năm 2021 phân phối 2 tỷ liều vaccine cho các nước có thu nhập trung bình và thấp. Như vậy, COVAX mới chỉ hoàn thành được 50% mục tiêu đề ra mà nguyên nhân được xác định là do hành động tích trữ vaccine của các nước giàu hơn, lệnh hạn chế xuất khẩu của các nước sản xuất vaccine và thay đổi trong kế hoạch hành động của COVAX.
Video đang HOT
Tháng 2/2021, COVAX bắt đầu phân phối vaccine tới các nước và 1/3 số vaccine do các nước giàu viện trợ, trong khi kế hoạch ban đầu của COVAX là phân phối vaccine trực tiếp cho các nước thông qua một chương trình có nguồn vốn tài trợ lên tới 10 tỷ USD. Chính thay đổi này đã dẫn đến sự trì hoãn khi các nước viện trợ vaccine thường xuyên yêu cầu gửi vaccine trực tiếp cho các nước mà họ chọn lựa.
Số lượng vaccine được phân phối theo COVAX gia tăng mạnh trong thời gian gần đây, song tình trạng bất bình đẳng về vaccine vẫn là điều đáng lo ngại. Theo báo cáo của WHO có 67% dân số tại các nước giàu hơn đã hoàn thành tiêm chủng cơ bản, trong khi tỷ lệ này ở những nước nghèo hơn chỉ là 5%. Hơn 40% dân số trên thế giới còn chưa được tiêm mũi đầu tiên.
Hiện Gavi đang tìm kiếm thêm nhiều nguồn vốn nhằm hiện thực hóa mục tiêu của WHO tiêm chủng cho 70% dân số tại những nước nghèo hơn vào tháng 7 năm nay.
COVAX đã phân phối hơn 500 triệu liều vaccine
Theo số liệu tính đến ngày 17/11, cơ chế chia sẻ công bằng vaccine toàn cầu (COVAX) đã phân phối được hơn 500 triệu liều vaccine trên toàn thế giới.
Nhân viên LHQ kiểm tra lô vaccine ngừa COVID-19 theo cơ chế COVAX được chuyển tới Tunis, Tunisia. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng giám đốc Liên minh vaccine toàn cầu (GAVI) Seth Berkley chia sẻ trên trang Twitter như sau: "Nhờ những nỗ lực và sự tận tụy đáng kinh ngạc của các đối tác và nhân viên y tế, COVAX đã phân phối 500 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 tới 144 quốc gia và vùng lãnh thổ".
Theo kỳ vọng ban đầu, COVAX - cơ chế do GAVI và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thúc đẩy, đến hết năm 2021 sẽ phân phối 2 tỷ liều vaccine.
Theo ông Berley, 92 nước và vùng lãnh thổ nghèo nhất đã được tiếp cận vaccine miễn phí, nhờ các nhà tài trợ đã chi trả toàn bộ chi phí. Ông cho biết hiện COVAX đang đẩy nhanh việc phân phối để các nước có thể nhận được lượng vaccine nhiều nhất phù hợp với năng lực tiêm phòng.
Ông nói: "Khi các nhà tài trợ và các nhà sản xuất xác nhận được thời điểm bàn giao vaccine, các nước có thể lên kế hoạch tiêm chủng đại trà. Đó là cách duy nhất chúng ta có thể làm để thu hẹp khoảng cách nguy hiểm về vaccine giữa các nước hiện nay".
Hiện tại,hơn 7,5 tỷ liều vaccine các loại đã được sử dụng trên khắp thế giới, trong đó ở các nước thu nhập cao tỷ lệ vaccine trên 100 người dân là 143 liều, trong khi con số này ở các nước thu nhập thấp là chưa đến 7 liều/100 người. Theo thống kê được GAVI công bố ngày 16/11, những nước nghèo nhất thế giới là Chad, Cộng hòa Dân chủ Congo, Congo, Haiti, Nam Sudan và Yemen vẫn chưa có đủ vaccine cho 2% dân số của mình.
* Hãng dược Novavax của Mỹ đã nộp đơn xin cấp phép vaccine ngừa COVID-19 do hãng sản xuất tại Liên minh châu Âu (EU). Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) ngày 17/11 đã xác nhận thông tin trên, đồng thời cho biết quyết định về việc này "sẽ được đưa ra trong vài tuần tới"
Thông báo của EMA nêu rõ tiến trình đánh giá sẽ được đẩy nhanh, và quyết định sẽ được đưa ra nếu Novavax cung cấp nhanh chóng và đầy đủ số liệu chứng minh độ hiệu quả, an toàn và chất lượng của vaccine.
Những trở ngại trong tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 của châu Phi Vaccine ngừa COVID-19 được coi là giải pháp nhanh chóng chấm dứt đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, vaccine ở châu Phi vẫn khan hiếm do việc tiếp cận vaccine ở châu lục này gặp trở ngại bởi tình trạng tích trữ vaccine ở các nước giàu, lệnh cấm xuất khẩu và những cam kết "suông". Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại...