Chương trình chất lượng cao hay có dịch vụ chất lượng cao?
Tranh luận về điểm trúng tuyển chương trình chất lượng cao phải bằng hoặc cao hơn chương trình chuẩn dẫn đến đề xuất thay đổi tên gọi chương trình đào tạo này.
Khoản 1 Điều 16 trong Dự thảo quy chế tuyển sinh năm 2020 quy định điểm trúng tuyển chương trình chất lượng cao phải bằng hoặc cao hơn trúng tuyển chương trình chuẩn cùng ngành.
Đây là vấn đề gây tranh cãi giữa đại diện một số trường đại học và đại diện Bộ GD&ĐT trong hội nghị trực tuyến Tổng kết tuyển sinh năm 2019, triển khai công tác tuyển sinh năm 2020 trình độ đại học hệ chính quy, cao đẳng giáo dục mầm non hệ chính quy, được tổ chức chiều 13/2.
PGS.TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng đào tạo ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), đề nghị Bộ GD&ĐT thay vì quy định điểm trúng tuyển đối với chương trình chất lượng cao, nên quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng sẽ hợp lý hơn.
“Mục tiêu của chúng ta là đảm bảo nguồn tuyển tốt. Vì vậy, nếu ngưỡng đảm bảo chất lượng của chương trình chất lượng cao bằng hoặc cao hơn chương trình đại trà thì quá tốt, rất hợp lý.
Nhưng điểm trúng tuyển lại phụ thuộc vào số lượng hồ sơ nộp vào. Vì chương trình này có chỉ tiêu riêng, phương thức xét tuyển riêng, dẫn đến điểm trúng tuyển phương thức đó khác nhau.
Ông cho rằng nếu quy định điểm trúng tuyển chương trình chất lượng cao sẽ gây khó khăn cho các trường và không nhất quán với quy định khác trong dự thảo. Cụ thể là quy định nếu xét thí sinh chương trình chất lượng cao từ người trúng tuyển, điều kiện trúng tuyển do trường tự quy định.
Ông Thắng cho biết ĐH Bách khoa đã có góp ý và ĐH Quốc gia TP.HCM cũng có công văn gửi Bộ GD&ĐT đề nghị sửa điểm này.
Bổ sung ý kiến của ông Thắng, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng: “Chương trình chất lượng cao ở các trường phía Nam thực chất là chương trình dịch vụ chất lượng cao. Nó có điều kiện khác, chương trình đào tạo khác, phương pháp tuyển sinh khác, đặc biệt là học phí cao hơn nhiều. Tại sao phải quy định điểm trúng tuyển cao hơn?”.
Ông Đỗ Văn Dũng ý kiến về điểm chuẩn chương trình chất lượng cao tại hội nghị. Ảnh: M.N.
Theo ông, bắt buộc điểm đầu vào của chương trình chất lượng cao phải bằng hoặc cao hơn chương trình chuẩn là sai lầm, không tuân theo quy luật tuyển sinh. Do đó, ông cho rằng đội ngũ soạn thảo quy chế và chuyên viên của Bộ GD&ĐT chưa hiểu bản chất của chương trình chất lượng cao.
Phản hồi tại hội nghị, ông Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, cho hay quy định về điểm trúng tuyển của chương trình chất lương cao là điểm mới của dự thảo và vẫn đang lấy ý kiến.
Ông khẳng định để soạn thảo dự thảo Quy chế tuyển sinh 2020, Bộ GD&ĐT đã huy động 20 chuyên gia từ các trường đại học lớn của các khối ngành để tham gia biên soạn.
Video đang HOT
“Nói như PGS.TS Đỗ Văn Dũng là đúng ở ý không thể gọi chương trình chất lượng cao được, mà nên gọi là chương trình có dịch vụ chất lượng cao thôi. Nhưng ở đây, chúng ta đang nói chương trình chất lượng cao. Chúng tôi làm việc với Kiểm toán Nhà nước, họ đặt vấn đề tại sao chương trình chất lượng cao, học phí cao hơn nhưng ngưỡng đầu vào lại thấp hơn chương trình chuẩn”, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học phân tích.
Ông Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học phản hồi ý kiến về chương trình chất lượng cao. Ảnh: M.N.
Ông Nghệ cũng nêu ra thực tế có thí sinh không trúng tuyển vào hệ chính quy nhưng lại đậu vào chương trình chất lượng cao của chính ngành đó, trường đó.
Ông đề nghị nên gọi đây là chương trình có dịch vụ chất lượng cao với máy lạnh, giảng viên được tuyển chọn và vẫn cần quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.
Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng với điều kiện học tập có máy lạnh, giảng viên giỏi, chương trình đào tạo nước ngoài, dạy bằng tiếng Anh, sĩ số lớp ít…, cho dù điểm đầu vào thấp hơn chương trình chuẩn một điểm, sau 4 năm, 100% số sinh viên ra trường của chương trình chất lượng cao vẫn có chất lượng tốt hơn.
Ông cho biết thực tế ở ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, 86% sinh viên chương trình đại trà ra trường có việc làm nhưng con số này ở chương trình chất lượng cao là 100%.
“Đây không phải chất lượng cao thì là gì? Nên hiểu rằng vì có học phí đắt hơn nên điểm chuẩn chương trình chất lượng cao thấp hơn một chút so với đại trà chứ không phải chất lượng không cao”, ông Dũng tranh luận.
Mặt khác, theo hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, việc duy trì cả chương trình chuẩn và chương trình chất lượng cao tương tự như việc “lấy của người giàu chia cho người nghèo”.
Hiện nay, nếu tính đúng, tính đủ, một sinh viên học ngành kỹ thuật phải đóng học phí khoảng 50 triệu đồng/năm hoặc hơn mới đảm bảo chất lượng được. Trong điều kiện đang phân tầng, có người giàu, người nghèo, thì phải giữ được hệ đại trà, chất lượng cao. Đại trà dành cho người nghèo, có thu nhập trung bình. Con nhà giàu cần học điều kiện tốt hơn thì hãy để họ bỏ đồng tiền học chất lượng cao.
“Ở chừng mực nào đó, tôi lấy tiền của người giàu, mua sắm trang thiết bị, con nhà nghèo được hưởng, chất lượng cùng được nâng cao lên. Các trường công lập ở phía Nam đều đồng ý với tôi rằng, để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho sinh viên hưởng lợi, là nhờ các chương trình dịch vụ chất lượng cao”, ông Dũng nêu quan điểm.
Theo Zing
Cô gái vẽ lên drama đời thật: "Yêu người yêu của bạn thân có gì sai"
Tưởng như drama người yêu - bạn thân chỉ xuất hiện qua những MV của Hương Giang, tuy nhiên ngay trong đời thực cũng có 1 cô gái sẵn sàng đóng vai phản diện đấy!
1 nữ sinh viên ĐH Thương mại vừa thay "thánh tạo drama" - Hương Giang bổ sung vào truyền kỳ người yêu - bạn thân câu chuyện khiến ai ai nghe qua cũng phải tức sôi máu.
Gặp người yêu của bạn thân, cô gái: "Mình thật sự ước có một người yêu như vậy"
Mới đây, CĐM đang xôn xao câu chuyện về 1 "tuesday" thứ thiệt ngang nhiên "thách đấu" với bạn thân để dành lại người yêu của bạn mình. Theo lời của cô bạn này thì co6 và bạn thân hiện cùng đang học tại ĐH Thương mại, cả 2 là bạn thân từ khi còn học cấp 3, hiện đang ở chung phòng trọ trên thành phố.
Chuyện tình bạn bị "đứt gánh" khi 1 trong 2 tỏ ra ganh tị với bạn thân vì có người yêu hoàn hảo - Ảnh minh họa.
Tình bạn thân có lẽ sẽ mãi bền vững nếu như cô bạn thân của "chủ thớt"... không có người yêu. Anh ta hơn họ 2 tuổi, hiện đang học tại ĐH Bách khoa. Từ ngày được ra mắt, cứ đến thứ 7, chủ nhật là anh lại qua phòng trọ của người yêu và bạn thân người yêu:
"Thứ 7, chủ nhật tuần nào gần như anh ấy cũng sang chơi với bạn thân mình, hôm thì đưa bạn mình đi chơi, hôm thì mang cơm tự nấu bỏ vào hộp mang từ Bách khoa sang cho bạn mình và vì mình ở cùng nó nên anh ấy cũng nấu cho cả mình luôn".
Toàn bộ câu chuyện đang nhận về nhiều sự quan tâm của CĐM.
Thậm chí theo lời cô gái này kể thì có hôm cô bạn thân kia lười cả tuần không giặt đồ, quần áo chất đầy 2 chậu vậy mà anh ấy vẫn tranh thủ giặt xong mới về.
Thấy đây là chàng trai tốt, "chủ thớt" không ngớt lời khen: "Mình thật sự ước có một người yêu như vậy, được quan tâm chăm sóc. Mình đã trải qua 1 vài mối tình nhưng chưa ai được như anh ấy. Cuối cùng thời gian cứ trôi, mình nhận ra mình đã thích người yêu của bạn thân từ khi nào".
"Tôi yêu người yêu của bạn thân có gì là sai"
Không để cơ hội vụt mất, cô bạn quyết lập kế hoạch cưa cẩm "hoa có chủ". Cô giấu người bạn của mình tự kết bạn Facebook và nhắn tin cho người yêu bạn thân. Lúc đầu nội dung câu chuyện chỉ xoay quanh về bạn nữ kia để anh chàng dễ nói chuyện, sau này cô mới kể nhiều chuyện cá nhân.
Nói về hành động đậm mùi "tuesday" này, cô thẳng thắn chia sẻ quan điểm cá nhân: "Dù là bạn thân, nhưng nó và anh ấy mới chỉ là người yêu tức là đang tìm hiểu, chưa có kết hôn nên mình có quyền cạnh tranh để giành lấy anh ấy".
"Chị chị em em" nhiều năm bỗng chốc... cạnh tranh công bằng - Ảnh minh họa - Ảnh: YAN Digital.
Dần dần, cả 2 dường như gần gũi, thân thiết hơn, tuy nhiên cô gái này cũng chưa thể chắc chắn ràng anh chàng này thật sự đã có tình cảm với mình hay chưa. Tuy nhiên, trái đắng đến nhanh hơn cô tưởng tưởng, cô bị bạn thân phát hiện:
"Tuần trước mình đi tắm, thì có để điện thoại trên bàn, chẳng may trong lúc mình tắm thì anh có gửi tin nhắn đến hỏi xem nên nấu món gì cho 2 đứa mình để mang sang. Con bạn mình (biết mật khẩu máy mình) đã thấy nên mở hết tin nhắn của mình và anh ra đọc".
Có lẽ là "hậu duệ" của Hương Giang: "Yếu mềm nên chẳng giữ nổi: Người em yêu nhất và mất cả người bạn thân" - Trích bài hát Anh ta bỏ em rồi, cô bạn kia bất lực gào hét.
Vẫn giữ nguyên quan điểm "tuesday" kiên cường, "Hân" phiên bản đời thật khẳng định mình đang cạnh tranh công bằng, thế là tình bạn nhiều năm bị gãy đoạn, sau 1 tuần cô kia dọn ra ngoài ở riêng.
Quả đúng là: Tình yêu không có lỗi, lỗi ở bạn thân. Ảnh minh họa.
Ngay khi câu chuyện drama tình yêu - bạn thân này được lan truyền trên MXH, ngay lập tức đã nổ cuộc "ném đá" nhắm về phía "con giáp thứ 13":
"Không dọn ra chỗ khác ở không lẽ cùng má vui vẻ "cạnh tranh công bằng" hả? Đúng là con tiện tì cố chấp".
"Tình yêu không có lỗi, lỗi ở bạn thân đang cố biến mình thành kẻ thứ 3 trong mối quan hệ của bạn mình, lại còn cạnh tranh công bằng tao cũng quỳ quỳ, mặt dày khủng khiếp" - CĐM nhắc nhiều đến khái niệm "cạnh tranh công bằng".
"Mình nghĩ người phải hiểu nên là bạn mới đúng, người ta đã là người yêu rồi lại bảo chưa có gì, bạn nên hiểu lại khái niệm giai đoạn tìm hiểu và giai đoạn là của nhau trong tình yêu đi nhé, không ra đường người ta chửi HÃM không biết giấu mặt đâu".
Không biết câu chuyện nay có được kéo thành "vũ trụ drama" dài kỳ không nhưng trước mắt chỉ từng ấy chi tiết và câu chuyện đã khiến CĐM vô cùng phẫn nộ, đặc biệt rằng trên các diễn đàn câu chuyện vẫn đang là chủ đề bàn tán sôi nổi.
Bạn nghĩ sao về "thế hệ con giáp thứ 13" này? Đừng quên chia sẻ cùng Oh!Man nhé!
Nguồn ảnh: Internet
Theo Ohman
Khánh Ngô, chàng trai bị Hương Giang từ chối hẹn hò giờ ra sao? Sau khi tỏ tình Hương Giang và bị từ chối, Khánh Ngô được nhiều người biết đến hơn. Hiện tại, anh vẫn chạy show đều đều và chăm chỉ "thả thính" trên MXH. Cuối tháng 1/2019, chàng trai Khánh Ngô bất ngờ nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng bởi màn tỏ tình siêu lãng mạn với Hương Giang tại Người...