Chườm lá ngải cứu rang nóng, bệnh nhân bị bỏng nặng
Bị tê bì tay chân, ông Chu Văn T. (60 tuổi, Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc) được vợ dùng lá ngải cứu, lá lốt và rượu gừng trộn lại, rang nóng lên và đắp vào chân mỗi ngày.
Vợ bệnh nhân cho biết, đây là bài thuốc dân gian được mọi người “mách” để chữa chứng tê bì tay, chân của chồng. Ông T. bị chứng tê bì tay chân, mất cảm giác do di chứng đái tháo đường.
Vì thế, mỗi tuần hai lần, bà kiên trì rang ngải cứu, lá lốt, rượu ngừng, rồi gói vào một ống quần cũ đắp lên chân chồng. Thời gian đắp lá khoảng 15 – 20 phút/ lần.
Ông T. vẫn đang bị bỏng nặng, phải nhập viện điều trị vì đắp lá ngải cứu rang.
Cách đây một tuần, khi vừa đắp lá cho ông T., bà vợ có việc bận không trông được nên nhờ cháu ở nhà để ý, lật gói thuốc lá cho ông. Tuy nhiên, vì cháu bé tuổi còn nhỏ mải chơi đã quên lời bà dặn, không nhớ nhấc túi chườm ra cho ông T. Trong khi ông T. bị tê bì, mất cảm giác chân tay do biến chứng đái tháo đường nên không cảm nhận được độ nóng của túi chườm. Hậu quả là để túi nóng liên tiếp không lật, ông T. bị bỏng nặng vùng gót chân.
Khi bị bỏng, bản thân ông T. và gia đình cũng không phát hiện có vết bỏng này. Sau một ngày, khi vợ dìu ông T. đi lại trong nhà, thấy nước bắn ra từ vết phồng rộp bị vỡ trên chân ông mới xem chân, giật mình thấy vết phỏng nặng.
Khi được chuyển đến BV Nội tiết trung ương, bệnh nhân ho nhiều, sốt cao, thở ôxy liên tục. Vết thương ở gót chân bệnh nhân sưng nề, tấy đỏ, chảy mủ đục, có dấu hiệu hoại tử, lan rộng ra bàn chân. Hiện ông T đang được các bác sĩ tại bệnh viện Nội tiết Trung ương tích cực điều trị.
Các bác sĩ khuyến cáo, tê bì tay chân là di chứng hay gặp ở người bị đái tháo đường. Nhiều người dân có thói quen dùng các loại thuốc nam, thuốc lá để ngâm, đắp lên chân, tay với mục đích làm giảm cảm giác tê bì chân tay, kích thích ngủ ngon.
Hành vi này, với bệnh nhân đái tháo đường rất nguy hiểm bởi bệnh nhân mất cảm giác, không cảm nhận được nóng – lạnh nên rất dễ bị bỏng nếu không có người hỗ trợ, giám sát kỹ khi đắp chườm. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh đái tháo đường nếu muốn ngâm chân, đắp lá, hay sưởi chân cần có người thân túc trực bên cạnh, liên tục kiểm tra nhiệt độ và thời gian sử dụng, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Video đang HOT
Hồng Hải
Theo Dân trí
Trung Quốc: Hoàn cảnh thương tâm của bé trai 17 tháng tuổi bị bỏng toàn thân do một phút bất cẩn của bà
Vừa mới đổ nước sôi vào chậu, chưa kịp pha nước nguội thì bé Tiểu Duệ chơi bên cạnh bất cẩn ngã vào. Nghe thấy tiếng khóc lớn, bà vội vàng chạy tới cởi áo bé ra khiến da của bé cũng bị lột theo.
Ngày 03/02/2018, bé Tử Duệ 2 tuổi (Trung Quốc) bất cẩn rơi vào trong bồn tắm nước nóng, bị bỏng 40% cấp độ 3. Sau khi tận tình cứu chữa, đội ngũ y bác sỹ đã giữ lại được tính mạng cho bé, nhưng di chứng để lại rất nghiêm trọng.
Bé Tử Duệ bị bỏng 40%.
Vào chiều ngày 03/02 vừa qua, cô của Tử Duệ đang bận lau sàn nhà, còn bà của bé vì muốn cho tiện nên định cho Tử Duệ tắm ở ngoài hành lang, vừa mới đổ nước sôi vào chậu, chưa kịp pha nước nguội thì bé Tiểu Duệ chơi bên cạnh bất cẩn ngã vào. Nghe thấy tiếng khóc lớn, bà vội vàng chạy tới cở áo bé ra khiến da của bé cũng bị lột theo.
Do thiếu kiến thức nên người nhà dùng thảm để che vết bỏng cho bé.
Người nhà vội vàng đưa bé đi bệnh viện, trên đường đi, do thiếu kiến thức nên người thân đã lấy một tấm thảm bọc cho bé, phải mất đến 3 tiếng sau mới tới được bệnh viện.
Hình ảnh bé Tiểu Duệ đau đớn khi mỗi lần bôi thuốc.
Cô Giang Kim Yến - mẹ của Tử Duệ cho biết, khi nhận được tin bèn vội vàng trở về, tới nơi cô như chết lặng đứng nhìn đứa con mới 17 tháng tuổi của mình đang đấu tranh với tử thần.
Bé Tiểu Duệ rất đáng yêu và hiếu động.
Từ sau gáy cho tới mông, mặt sau hai cánh tay đều bị lột hết da. Bé nằm thoi thóp trên giường không có sức để khóc, cô muốn ôm con vỗ về an ủi, nhưng nghiệt ngã làm sao khi giờ đây trên người bé không có chỗ để ôm.
Mỗi lần chạm tới vết thương là bé Tiểu Duệ khóc hết nước mắt, sau mỗi lần khóc mệt bé lại thiếp đi.
Bé Tử Duệ phải chuyển tới 4 bệnh viện để cấp cứu. Sau 5 ngày chữa trị tính mạng đã qua cơn nguy kịch. Trải qua 4 lần phẫu thuật cấy ghép, da trên đầu, trên đùi, lần lượt được cắt bỏ để cấy vào chỗ bị thương, đây chỉ là sự khởi đầu của những tháng ngày đau thương sắp tới.
Sau phẫu thuật, các vết sẹo của Tử Duệ không ngừng tăng trưởng, chỉ trong thời gian vỏn vẹn 3 tháng, sẹo đã dày tới 7mm. Ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự hoạt động của tứ chi, bé bắt buộc phải mặc áo áp lực.
Những mảng sẹo của Tiểu Duệ tăng trưởng nhanh gấp đôi so với người bình thường.
Áo áp lực làm giảm sự tăng trưởng của các vết sẹo, đồng thời cũng ức chế sự sinh phát triển của Tiểu Duệ. Nhưng vì thể chất sẹo của bé khác so với người bình thường, nếu không mặc áo áp lực các mảng sẹo sẽ tăng trưởng gấp đôi.
Hình ảnh cô Kim Yến mệt mỏi trước những tai ương đến với gia đình.
Trong những năm gần đây, sự bất hạnh liên tiếp tìm đến gia cô Giang Kim Yến. Năm 2011 chồng cô bị ung thư dạ dày và mất vào năm 2015, đến năm 2016 thì em trai cô được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư gan và mất vào năm sau đó.
Tất cả các chi phí khám chữa, thuốc men của họ đều đặt lên đôi vai bé nhỏ của cô. Đúng là họa vô đơn chí phúc bất trùng lai, tháng 2/2018 đứa con trai bé bỏng Tiểu Duệ lại gặp phải họa. Cô hàng ngày phải xoay sở mọi cách để kiếm tiền chữa trị cho con, còn bà của bé không ngừng tự oán trách mình.
Nguồn: QQ
Theo Helino
Sốt sắng lo vắc xin não mô cầu cho mùa hè Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, não mô cầu hoàn toàn có thể được phòng ngừa chủ động bằng vắc xin. Tuy nhiên, vắc xin này chưa được đưa vào Tiêm chủng mở rộng, vì thế việc cung ứng vắc xin phụ thuộc vào các đơn vị tiêm chủng. Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị phải dự trù...