Chuỗi VinMart bị Covid-19 ảnh hưởng, ông chủ vẫn “bỏ túi” gần 500 tỷ đồng
Chuỗi cửa hàng liên quan tới 21 trường hợp dương tính với Covid-19 từ phía nhà cung cấp, chủ chuỗi VinMart vẫn “bỏ túi” 500 tỷ đồng một ngày là thông tin đáng chú ý về đời sống doanh nhân tuần qua.
Bầu Đức giữ lời hứa với ông Bá Dương
Một trong những lý do khiến tỷ phú Trần Bá Dương không rót thêm tiền vào HAGL Agrico là vì nhiều công ty con của bầu Đức được bán cho phía Thaco, nhưng giấy tờ đất vẫn do ngân hàng BIDV nắm giữ. Lý do là để Hoàng Anh Gia Lai dùng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay.
Để tìm cách tháo gỡ, Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức đã phải ra thông báo không bán bất cứ cổ phiếu HNG nào của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, mã chứng khoán: HNG) như giao dịch đăng ký chuyển nhượng 51,5 triệu đơn vị trước đó. Như vậy, Hoàng Anh Gia Lai giữ nguyên tỷ lệ sở hữu 16,1% tại HAGL Agrico với hơn 178 triệu cổ phần.
Ngoài việc giữ lời hứa dừng bán cổ phiếu với ông Trần Bá Dương, Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức và BIDV sẽ tách bạch tài sản của HAGL Agrico đang được đảm bảo cho các khoản vay của tập đoàn. Hoàng Anh Gia Lai sẽ tiến hành thanh toán các khoản vay cho BIDV, mở đường cho việc giải phóng các tài sản của HAGL Agrico đang bị cầm cố tại ngân hàng để bàn giao cho Thaco. BIDV cũng đồng ý hoàn trả giấy tờ đất 3 công ty HAGL Agrico đã bán cho Thaco từ năm 2019.
Ông Phạm Nhật Vượng “có thêm” hơn 13.000 tỷ đồng
Tuần qua, chỉ trong phiên giao dịch ngày 3/8, mã VIC tăng 6,51% đã giúp tài sản của ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT Vingroup – bật tăng mạnh mẽ. Chỉ trong một ngày, tài sản trên sàn của người giàu nhất Việt Nam có thêm 13.414,6 tỷ đồng.
Ông Vượng đang trực tiếp nắm giữ 876 triệu cổ phiếu VIC và gián tiếp sở hữu 1,04 tỷ cổ phiếu này thông qua 92,88% cổ phần tại Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam.
Video đang HOT
Ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT Vingroup
Nhóm cổ phiếu “họ” Vingroup bứt tốc tăng giá mạnh sau khi tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng công bố đã ký kết với Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ) nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vắc xin phòng Covid-19.
Với năng lực sản xuất lên tới 200 triệu liều/năm, dự kiến Vingroup sẽ xuất xưởng những lô vắc xin đầu tiên vào đầu năm 2022.
Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát lỗ nặng với cổ phiếu Yeah1
Đầu năm 2020, bà Trần Uyên Phương – con gái nhà sáng lập Tân Hiệp Phát đã mua vào hơn 6 triệu cổ phiếu YEG và trở thành cổ đông lớn của Yeah1 với tỷ lệ sở hữu đứng thứ hai chỉ sau Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Nguyễn Ảnh Nhượng Tống. Thời điểm đó, bà Phương bỏ ra hơn 49.000 đồng cho mỗi cổ phiếu YEG, tổng giao dịch gần 300 tỷ đồng.
Nhưng mới đây, ái nữ nhà Tân Hiệp Phát đã báo cáo giao dịch bán 251.600 cổ phiếu YEG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Yeah1. Giao dịch thực hiện vào ngày 28/7, giảm tỷ lệ sở hữu tại Yeah1 của bà Phương từ 21,6% xuống còn 20,8%.
Theo thị giá phiên giao dịch ngày 28/7, YEG có giá 15.050 đồng/cổ phiếu. Tính ra bà Phương thu về chỉ khoảng gần 4 tỷ đồng, lỗ gần 70% so với lúc mua vào.
Ông chủ chuỗi VinMart lãi “khủng”
Tuần qua, thông tin về 21 trường hợp dương tính với Covid-19 liên quan Công ty Thực phẩm Thanh Nga (số 82/651 Hai Bà Trưng) đã gây xôn xao không nhỏ tới VinMart. Công ty Thanh Nga được xác nhận là đơn vị cung cấp thịt lợn cho một số siêu thị/cửa hàng VinMart/VinMart khu vực Hà Nội.
Tài sản tỷ phú Nguyễn Đăng Quang tiếp tục tăng mạnh sáng nay nhờ giá cổ phiếu MSN.
Ngay khi nhận được thông tin xác định các ca F0 liên quan Công ty Thanh Nga, VinCommerce đã dừng nhận hàng từ nhà cung cấp này. Những tưởng, các thông tin này sẽ gây ảnh hưởng tới giá cổ phiếu MSN của Masan Group, nhưng mã chứng khoán này lại bất ngờ tăng 1,42% chạm mốc đỉnh.
Thậm chí, bất chấp những biến động mạnh của thị trường chung trong tháng 7, MSN đã đạt được mức tăng ấn tượng 12,22% trong một tuần qua và tăng 19,32% trong một tháng.
Với diễn biến sáng 2/8, tài sản ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch Masan Group – tăng thêm gần 500 tỷ đồng do sở hữu trên 254 triệu cổ phiếu MSN.
Công bố thêm một loạt siêu thị VinMart, VinMart+ liên quan ca Covid-19
Cơ quan chức năng vừa cập nhật thêm danh sách loạt siêu thị VinMart, VinMart có liên quan đến ca nhiễm Covid-19 tại Công ty TNHH Cung ứng thực phẩm Thanh Nga.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội (CDC) đã thông tin thêm danh sách những địa điểm có liên quan đến Công ty TNHH Cung ứng thực phẩm Thanh Nga - nơi có nhiều lao động dương tính với Covid-19. Trong đó, cập nhật thêm danh sách một loạt siêu thị VinMart, VinMart có liên quan đến ca nhiễm Covid-19 tại Công ty Thanh Nga.
Trao đổi với Dân trí trước thông tin này, phía VinCommerce (đơn vị chủ quản chuỗi bán lẻ VinMart/VinMart ) cho biết vẫn cập nhật theo danh sách của CDC. Việc đóng cửa các cửa hàng có liên quan đến ca nhiễm phụ thuộc vào đánh giá, thẩm định và quyết định của cơ quan chức năng, công ty sẽ thực hiện tuân thủ.
Sáng 3/8, đại diện doanh nghiệp này cho biết thêm tính đến 6h sáng, CDC Hà Nội thông báo chưa phát hiện trường hợp F0 thứ phát nào từ nhà cung cấp Thanh Nga cho các cửa hàng, siêu thị bán lẻ tại Hà Nội. Cũng theo phía VinCommerce, các siêu thị, cửa hàng có liên quan sẽ "tạm dừng hoạt động" để khoanh vùng, truy vết. Các cửa hàng khác vẫn hoạt động bình thường.
Một loạt siêu thị VinMart, VinMart có liên quan đến ca nhiễm Covid-19 tại Công ty Thanh Nga mới được cập nhật (Ảnh minh họa).
Danh sách cập nhật siêu thị VinMart liên quan ca F0 tính đến tối ngày 2/8 bao gồm: VinMart Liễu Giai; VinMart Tân Xuân; VinMart Đức Thắng; VinMart An Bình; VinMart Ecohome 1; VinMart Trung Kính; VinMart Thăng Long; VinMart Đan Phượng; VinMart Trúc Khê; VinMart Nguyễn Chí Thanh; VinMart La Thành; VinMart 36 Hoàng Cầu; VinMart Times City; VinMart 122 Vĩnh Tuy; VinMart Hoài Đức; VinMart Yên Sở; VinMart Nguyễn Văn Cừ 2; VinMart Royal City; VinMart Trương Định; VinMart Hoàng Cầu; VinMart Văn Quán; VinMart Hà Đông; VinMart VCC Trần Duy Hưng; VinMart Trung Hòa; VinMart Mon City; VinMart Lê Đức Thọ; VinMart Âu Cơ; VinMart Gadaniac; VinMart Vũ Tông Phan; VinMart Kim Giang; VinMart 81 Vũ Trọng Phụng; VinMart B2 Pandora Triều Khúc.
Danh sách cửa hàng VinMart có liên quan ca F0 gồm VinMart Vũ Thạnh; VinMart Quỳnh Mai; VinMart Tân Mai; VinMart Yên Sở; VinMart UDIC Riverside 1 Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng); VinMart CT6 Định Công (Hoàng Mai); VinMart 10 tổ 30 Thịnh Liệt (phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai); VinMart 179 Thịnh Liệt (phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai); VinMart 9 Thịnh Liệt (phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai); VinMart CT4 Tứ Hiệp, Thanh Trì; VinMart Thôn 3 Vạn Phúc, Thanh Trì; VinMart Kiot 03A 03B 04 CT6 KĐ xã Tứ Hiệp, Thanh Trì.
Ngoài ra, danh sách một số cửa hàng VinMart có liên quan tới ca F0 của nhà cung cấp Thanh Nga ở Văn Giang, Hưng Yên có VinMart WB-B02 Westbay, xã Xuân Quan; VinMart 175 The Mariana, xã Phụng Công; VinMart 209 Park River, xã Xuân Quan; VinMart S3-02 Tòa Sky 3(A4) xã Xuân Quan; VinMart S1-01 Tòa Sky 1(B1) Ec, xã Xuân Quan; VinMart WB-D03 Westbay, xã Xuân Quan; VinMart RA1 Ecopark, xã Xuân Quan.
Trước đó, tính đến hết ngày 2/8, Sở Y tế Hà Nội đã công bố 22 ca dương tính Covid-19 liên quan đến Công ty thực phẩm Thanh Nga, địa chỉ tại ngõ 651 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng. Công ty này có 2 cơ sở gồm cơ sở chính tại 15/651 Minh Khai và kho đông lạnh tại địa chỉ 82/651 Minh Khai (nơi có nhiều nhân viên sinh sống), hoạt động lĩnh vực cung cấp thịt bò.
Cũng theo VinCommerce, Thanh Nga là nhà cung cấp thịt cho một số siêu thị, cửa hàng của hệ thống này tại Hà Nội. Phía công ty cũng dừng nhận hàng từ nhà cung cấp này, sau khi nhận được thông tin xác định các ca F0 liên quan. Thông tin lan truyền trên mạng xã hội về danh sách hàng trăm siêu thị, cửa hàng thuộc hệ thống này có tiếp xúc F0 của nhà cung cấp Thanh Nga là không chính xác.
Trong tối 2/8, Bộ Công Thương cũng thông tin về phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại Hà Nội khi một loạt siêu thị, trong đó có siêu thị VinMart và VinMart liên quan đến ca nhiễm Covid-19.
Theo đó, cơ quan này cho biết hoạt động kinh doanh của các đơn vị khác vẫn diễn ra bình thường, hàng hóa vẫn được cung ứng an toàn và luôn được bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm của người dân với giá bán ổn định.
Để bảo đảm an toàn dịch bệnh và duy trì hoạt động tại các cơ sở kinh doanh hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo Sở Công Thương Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động các cơ sở có ca lây nhiễm Covid-19 để xử lý ngay các biện pháp phòng chống lây lan dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đồng thời, Sở Công Thương Hà Nội chỉ đạo các doanh nghiệp có phương án tăng lượng hàng dự trữ để bảo đảm đáp ứng đủ cho nhu cầu của người dân khi dịch bệnh có diễn biến phức tạp hơn.
Có hay không việc giấu giếm thông tin các ca lây nhiễm tại cửa hàng Vinmart, Vinmart+ ? Sự chênh lệch giữa số liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội và đại diện VinCommerce (sở hữu chuỗi siêu thị VinMart/Vinmart ) về danh sách các cửa hàng có liên quan ca bệnh đã khiến dư luận đặt câu hỏi: Có hay không việc chuỗi siêu thị này giấu giếm thông tin các ca lây nhiễm tại cửa...