Chuỗi siêu thị VinMart đổi tên thành WinMart, dân tình chê: “Quá phèn”
Sau màn đổi tên của chuỗi siêu thị lớn Big C, mới đây, dư luận lại thêm một phen xôn xao khi biết sắp tới, chuỗi siêu thị quen thuộc Vinmart cũng sẽ “thay tên đổi họ”.
Cụ thể, theo Tuổi Trẻ đưa tin, vào ngày 1/4, tại cuộc họp đại hội cổ đông, CEO Masan cho biết sẽ đổi tên thương hiệu Vinmart thành Winmart và Vinmart thành Winmart . Mặc dù đại diện Masan nói rằng việc chuyển đổi sẽ diễn ra trong thời gian tới, song theo nhiều người dùng thì dường như, việc này đã được đẩy nhanh sớm hơn bình thường. Theo khách hàng, trên bao bì sản phẩm rau củ quả của Công ty VinEco thời gian qua đã thấy tên thương hiệu được đổi thành WinEco.
Siêu thị Vinmart sẽ sớm được đổi tên. (Ảnh: VnExpress)
Về vấn đề logo nhận diện thương hiệu, các siêu thị Vinmart, cửa hàng Vinmart vẫn có màu sắc đỏ làm chủ đạo, hầu như không bị thay đổi quá nhiều. Tuy nhiên, đại hội cổ đông của doanh nghiệp này cho biết sẽ có một cuộc cải tổ mạnh về chất lượng, hàng hóa và dịch vụ.
Được biết, phía Masan đã thực hiện việc tái cấu trúc hệ thống, bộ máy tổ chức từ khi tiếp quản hệ thống VinCommerce. Đến nay, hệ thống cũng ghi nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng qua ứng dụng chăm sóc khách hàng, tăng thêm nhiều quyền lợi cho khách hàng thành viên.
Lượng khách hàng của Vinmart là khá lớn. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Trước việc thay đổi của chuỗi siêu thị Vinmart và cửa hàng Vinmart , nhiều người đã nhanh chóng để lại ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình. Theo nhiều người, việc thay đổi tên không quá ảnh hưởng đến khách hàng, có điều họ cần chất lượng sản phẩm vẫn được ở mức tốt nhất, kèm theo đó là giá cả hợp lý.
Một số bình luận của cư dân mạng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Bên cạnh đó, cũng có những bình luận lầy lội hơn, cho rằng tên mới của chuỗi siêu thị Vinmart có chút…”phèn”. Một vài cư dân mạng thì để lại đánh giá không tốt, cho rằng sản phẩm không còn được chất lượng như trước. Dĩ nhiên, điều này buộc doanh nghiệp phải nỗ lực hơn trong việc quản lý và cung cấp sản phẩm cho khách hàng, nhằm giữ chân lượng khách quen và thu hút thêm lượng khách mới.
Video đang HOT
Khách hàng lựa chọn sản phẩm tại siêu thị. (Ảnh: Thanh Niên)
Trước đó, chuỗi siêu thị Big C cũng đã có màn thay đổi tên khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Theo VnExpress, từ ngày 1/3, ba siêu thị Big C tại thành phố Hồ Chí Minh gồm Big C An Phú, Big C Thảo Điền và Big C Âu Cơ đã được tháo biển cũ và thay bằng tên gọi mới là Tops Market. Đây là các siêu thị đặt trong tòa chung cư. Các siêu thị khác cũng dần hoàn tất việc chuyển đổi.
Thực tế từ hồi cuối tháng 12/2020 và đầu tháng 1/2021, siêu thị Big C – là các siêu thị nằm trong trung tâm thương mại, đã chuyển đổi thành đại siêu thị GO!. Tổng cộng đã có 5 đại siêu thị GO! đổi xong tên và đi vào hoạt động từ cuối năm 2020, nằm ở các tỉnh thành gồm: Nha Trang, Bình Dương, Cần Thơ, Hạ Long và Vĩnh Phúc.
Big C cũng được đổi tên vào đầu năm nay. (Ảnh: VTC)
Được biết, kế hoạch từ bỏ thương hiệu Big C của Central Group vốn đã được đề ra từ năm 2016, khi tập đoàn Thái Lan này mua lại hệ thống Big C tại Việt Nam từ tập đoàn Casino của Pháp. Việc thay đổi chắc chắn sẽ khiến khách hàng bất ngờ, song dần dà, họ cũng chấp nhận và đến mua sắm tại chuỗi các siêu thị được đổi tên.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN
Vingroup muốn rút hoàn toàn khỏi chuỗi VinMart, VinMart+
Vingroup đang muốn rút lui hoàn toàn khỏi chuỗi bán lẻ VinMart, VinMart bằng việc bán toàn bộ cổ phần sở hữu còn lại trong Công ty The CrownX - chủ sở hữu chuỗi bán lẻ này.
Đây là thông tin được Tập đoàn Vingroup ghi nhận trong báo cáo tài chính kiểm toán riêng công ty mẹ mới công bố.
Cụ thể, tập đoàn này cho biết trong năm 2020 vừa qua đã thực hiện chuyển nhượng hơn 2 triệu quyền chọn nhận cổ phần tại Công ty CP The CrownX cho một số đối tác (liên quan Masan).
Sau đó, Vingroup đã thực hiện chuyển đổi toàn bộ quyền chọn nhận cổ phần còn lại sang thành cổ phần sở hữu tại The CrownX - công ty mới được thành lập để quản lý vốn tại Công ty VCM (chủ sở hữu chuỗi VinMart, VinMart ) và Công ty TNHH Masan Consumer Holdings.
Sau quá trình chuyển đổi quyền chọn thành cổ phần, Vingroup đã bán 4,8 triệu cổ phần của công ty mới thành lập này cho một đối tác doanh nghiệp khác (Masan).
Đặc biệt, báo cáo của Vingroup tiết lộ, tại ngày 31/12/2020, tập đoàn đã ký hợp đồng đặt cọc để chuyển nhượng toàn bộ cổ phần còn lại trong Công ty The CrownX cho một đối tác doanh nghiệp khác.
Trong đó, giá gốc của số cổ phần còn lại Vingroup nắm giữ tại The CrownX được xác định là 5.538 tỷ đồng, tuy nhiên tập đoàn đang trong quá trình xác định lại giá trị hợp lý của khoản đầu tư.
Như vậy, nếu thương vụ chuyển nhượng này thành công, Vingroup sẽ chính thức rút lui hoàn toàn khỏi The CrownX, qua đó không còn lợi ích liên quan tới chuỗi siêu thị VinMart và cửa hàng tiện lợi VinMart .
Vingroup sẽ không còn lợi ích liên quan nào tại chuỗi bán lẻ VinMart và VinMart sau thương vụ thoái sạch vốn khỏi The CrownX. Ảnh: Việt Đức.
Đây là giao dịch tiếp nối sau khi tập đoàn này quyết định hoán đổi 99,99% cổ phần của Công ty Vincommerce (công ty mẹ của VinMart và VinMart ) thành cổ phần trong Công ty CP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM. Bằng giao dịch này, Vingroup khi đó sở hữu 64,3% cổ phần trong Công ty VCM.
Tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sau đó đã chuyển nhượng toàn bộ 64,3% cổ phần trong VCM cho Masan để đổi lấy quyền chọn nhận cổ phần của một công ty được thành lập trong tương lai, chính là The CrownX.
Khoản lãi từ giao dịch chuyển nhượng này được Vingroup ghi nhận là 5.498 tỷ đồng và được hạch toán vào báo cáo kết quả kinh doanh riêng cùng năm 2019.
Trong khi đó, báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020 của Masan cho biết trong tháng 6 và 8/2020, tập đoàn đã mua thêm 14,8% vốn chủ sở hữu của The CrownX với tổng giá trị 23.692 tỷ đồng. Sau giao dịch, lợi ích kinh tế của Masan trong đơn vị này tăng từ 70% lên 84,8%.
Tuy nhiên, phần giá trị ghi sổ tương ứng của phần tài sản thuần liên quan 14,8% vốn chủ sở hữu The CrownX chỉ là 1.672 tỷ. Điều này khiến Masan phải ghi nhận giảm hơn 22.000 tỷ đồng vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán cùng năm.
The CrownX là doanh nghiệp được Masan thành lập để lấn sân sang lĩnh vực bán lẻ thông qua việc tiếp quản chuỗi siêu thị VinMart và VinMart từ Tập đoàn Vingroup.
Trong đó, The CrownX sở hữu 83,74% cổ phần của Công ty VCM - công ty sở hữu hệ thống VinMart, VinMart , VinEco cùng 85,71% phần vốn góp tại Masan Consumer Holdings - công ty quản lý toàn bộ mảng hàng tiêu dùng của Masan.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh của Masan, quý IV/2020 vừa qua ghi nhận lần đầu tiên VCM ghi nhận lãi EBITDA (lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay) dương.
Trong đó, công ty này đạt doanh thu 7.300 tỷ đồng trong quý với lợi nhuận EBITDA 16 tỷ đồng, tương đương biên EBITDA 0,2%. Tuy vậy, lũy kế cả năm 2020, EBITDA của công ty vẫn ở mức âm 1.234 tỷ đồng, tỷ suất EBITDA tương ứng âm 4%.
Trong khi đó, Masan Consumer Holdings ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 27% cả năm 2020, đạt 23.971 tỷ đồng.
Tổng cộng, The CrownX có doanh thu 54.277 tỷ đồng năm 2020 và là công ty kinh doanh trong lĩnh vực tiêu dùng có doanh thu lớn thứ hai tại Việt Nam.
4 đại gia mì gói thu về hơn 1 tỷ USD mỗi năm, Masan đang nhanh chóng chiếm thị phần Thị phần mì gói của Masan tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm, bên cạnh tác động của đại dịch COVID-19 khiến người dân đẩy mạnh tích trữ thực phẩm, hệ thống VinMart - VinMart là công cụ phân phối đắc lực với nhà sản xuất này. Năm 2019, người Việt Nam tiêu thụ 5,43 tỷ gói mì ăn liền, xếp thứ 5...