Chuối quết dừa
Món ăn dân dã nhưng là đặc sản của người dân sông Tiền. Đó là món ăn “tuyệt cú mèo” được chế biến từ chuối sứ.
Đầu tiên, lấy một thau nước to, vắt vào mấy trái khế chua rồi xẻ đôi trái chuối theo chiều dọc và tách bỏ vỏ ngâm ruột vào nước cho trắng. Xong rửa sạch mủ, vớt ra rửa lại cho thật sạch. Cho chuối vô nồi nấu đến khi sôi, mỡ nắp nhìn thấy ruột chuối chuyển sang màu vàng và hương thơm bay bát ngát. (Nhưng tốt hơn bạn nên ăn thử một mẫu nhỏ xem có còn chát hay không). Với chuối ra cho ráo nước. Lúc này, nhìn những miếng chuối thơm ngát vàng lườm cũng đã hấp dẫn lắm rồi nhưng xin bạn thư thả cho ít phút nữa để nạo thêm một trái dừa rám rồi cho lẫn chuối và dứa vào cối giã sơ qua (chú ý đừng để chuối nát quá).
Bây giờ, là luc trổ tài pha nước mắm bằng chanh, tỏi ớt cùng nước dừa xiêm sao cho chua chua, mằn mặn mà lại có vị ngọt thanh. Chuẩn bị rau sống có sẵn trong vườn nhà như đọt săng máu, đọt điều, càng cua, rau má cùng dấp cá, húng lủi, ngò gai…, nói chung tất cả các lọai rau mọc trong vườn nhà đều có thể dùng được cả.
Để món ăn thêm hấp dẫn, có thể rắc lên mặt đĩa chuối quết dừa một ít đậu phộng rang vàng giã to. Và cuối cùng, một ít rau đủ lọai để lên miếng bánh tráng, kèm theo một ít nhân là chuối quết dừa chấm nước mắm chua ngọt, ngồi ăn trong một gian nhà lá bên bờ sông vắng lặng vào một buổi trưa đầy gió mát, dịu dàng hương bưởi, hương cau thì có lẽ chẳng có cao lương mỹ vị nào có thể sánh bằng, phải không các bạn?
Video đang HOT
Theo Monngonsaigon
Bánh đúc nộm - Món quà quê giữa phố
Bằng lăng bắt đầu nở tím trên phố Hà Nội, nắng trở nên gay gắt hơn, đó là dấu hiệu đơn giản nhất để nhận biết hè đã về. Mùa hè, mùa nắng, mùa của những món quà dân dã. Một trong số đó chính là bánh đúc nộm, món quà quê giữa phố.
Buổi chiều, lang thang trên những con phố nhỏ, ta bất chợt bắt gặp gánh hàng bánh đúc nộm giữa phố. Lạ mà quen, và cảm giác xốn xang tự tìm đến vị giác khiến ta thấy thèm. Hàng bánh đúc nộm chẳng cầu kỳ sang trọng, nó đơn giản như tự thân vẫn thế. Chỉ một đôi quang gánh, chiếc mẹt tre cũ kỹ, vài cái bát sành "cổ điển" và nụ cười thân thiện của chị bán hàng. Chừng đó thôi cũng đủ khiến người ta thích và dễ "ghiền" khi đã trở thành món "ruột".
Bánh đúc nộm đơn giản như tự thân vẫn thế
Bánh đúc nộm có thể được gọi là món quà quê, bởi chẳng ở đâu người ta thấy bánh đúc nộm được bán trong những cửa hàng sang trọng có bàn ghế kê đàng hoàng với thực đơn và người phục vụ bận rộn chạy qua chạy lại. Bạn chỉ có thể tìm thấy bánh đúc nộm trên những chiếc mẹt cũ kỹ ở một góc chợ hay góc phố nào đó lúc tầm chiều, khi nắng đã dịu hơn và cái bụng đã bắt đầu réo cồn cào cần được "an ủi" bằng món ăn nào đó.
Nắng hè chưa hẳn đã tắt nhưng không khí cũng đã trở nên dễ chịu, tiếng ve gọi hè ráo riết khiến lòng người rạo rực. Vào lúc này, bao giờ những gánh hàng bánh đúc nộm cũng rất đông khách. Bao nhiêu năm gắn bó với gánh hàng bán thứ quà này, chị bán hàng hoàn toàn có thể thuê một cửa tiệm sáng sủa khang trang hơn để bán bánh đúc nộm. Vậy nhưng có vẻ như người chủ gánh hàng chưa bao giờ có ý định sẽ thay đổi bởi chị nói "chính hình ảnh gánh hàng rong với những mẹt tre đơn giản này góp phần làm bánh đúc nộm trở nên ngon hơn".
Cô hàng bánh đúc cùng nụ cười duyên dáng
Có lẽ chị nói đúng, thời gian đổi thay nhiều thứ, ngay cả món bún chả quen thuộc của người Hà Nội cũng được "cách tân" với cách làm hoàn toàn khác, vậy nhưng bánh đúc nộm thì vẫn vậy, vẫn là cách chế biến và hương vị bao năm không hề đổi thay
Chỉ cần có khách muốn ăn, chị bán hàng sẽ nhanh tay vén tấm khăn trắng phủ những sợi bánh đúc mềm dẻo bỏ vào bát, từng sợi bánh đúc trắng được chị bán hàng khéo léo gỡ ra và thêm ít giá mập ngon nõn nà. Người ta bảo, cái hồn của bánh đúc nộm chính là ở thứ nước canh sánh màu như nước gạo vo. Thứ nước canh này được nấu bằng vừng lạc xay nhỏ dậy mùi thơm ngậy nhưng không hề ngấy.
Nếu ăn bánh đúc mà thiếu đi rau ăn kèm thì bánh đúc nộm chẳng khác nào một bản nhạc thiếu đi nốt trầm. Chỉ cần thêm ít màu tím của tía tô, màu xanh của ngổ ba lá, màu trắng của thân chuối và chút non tơ của rau muống chẻ, thêm một chút ớt bột khô nữa là bạn đã có thể thưởng thức món bánh đúc nộm đầy đủ hương, vị và sắc.
Rau sống là thứ không thể thiếu khi thưởng thức bánh đúc nộm
Miếng bánh đúc mềm, dẻo dậy mùi thơm của lạc. Vị thanh mát của món ăn dân dã giờ trở nên khó tìm ở đất Hà thành bỗng dưng xua tan sự bức bối khó chịu của ngày hè nơi thành phố.
Xưa nay, chẳng ai ăn bánh đúc nộm để lấy no, người ta chỉ ăn bánh đúc nộm lúc tan tầm, khi đã thấy mệt mỏi với những bộn bề công việc của một ngày bận rộn. Cũng có thể ai đó đi tìm vị bánh đúc nộm quen mà lạ ở chốn phố thị cho đỡ cảm giác nhớ quê, nhớ nhà.
Theo Tạp Chí Ẩm Thực
Bánh cóng ở Sài Gòn Tên gọi bánh cóng đơn giản là vì bánh được đổ trong chiếc cóng, gồm có bột gạo pha loãng, đậu xanh, tôm thịt, củ sắn, ăn kèm với cải xanh, xà lách và các loại rau thơm khác Dân dã mà tinh tế Bánh cóng là món ngon nổi tiếng của Sóc Trăng rất được người Sài Thành ưa chuộng. Khó có...