Chuỗi ngày Trump ‘im lặng’ hậu bầu cử
Kể từ khi được truyền thông công bố thất bại trước Biden, Trump không còn các bài phát biểu gay gắt hay những cuộc họp báo lạc quan về Covid-19.
Trong 19 ngày sau bầu cử Mỹ, 12 ngày Tổng thống Donald Trump không có lịch trình hay sự kiện nào. Ông chỉ xuất hiện trước công chúng 4 lần và chơi golf ở Virginia 6 lần. Trump cũng không trả lời câu hỏi của báo giới.
Trump chỉ phát biểu 8.143 từ trong vòng 18 ngày kể từ ngày bầu cử 3/11, theo dữ liệu của Factba.se, trang web chuyên theo dõi mọi phát biểu và hành động của Tổng thống Mỹ. Trung bình trong năm 2020, ông phát biểu 8.398 từ mỗi ngày, theo Bill Frischling, chủ sở hữu trang web. Chỉ tính riêng ngày cuối cùng vận động tranh cử, Tổng thống Trump nói hơn 55.000 từ. Nhưng con số này đã giảm xuống 454 từ mỗi ngày kể từ hôm 3/11.
Tổng thống Donald Trump rời đi sau bài phát biểu về giá thuốc ở Nhà Trắng hôm 20/11. Ảnh: Washington Post.
Trump xuất hiện trước máy quay trung bình 48 phút mỗi ngày trong năm 2020, nhưng Frischling cho biết kể từ ngày 3/11 tới nay, ông chỉ xuất hiện tổng cộng 50 phút.
“Đây chắc chắn là khoảng thời gian yên lặng nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông ấy”, Frischling nói. “Số sự kiện tham gia ít nhất và khoảng cách giữa chúng cũng dài nhất. Mọi thứ dường như khác xa với những gì thường thấy. Trong năm 2020 ông ấy đã phát biểu nhiều hơn những năm trước, nhưng nếu so sánh với tất cả khoảng thời gian trước, giờ ông ấy đang yên lặng hơn rất nhiều”.
Ông chủ Nhà Trắng không rời khỏi khu vực Washington kể từ sau khi thua Biden, hủy chuyến đi thường niên tới khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago trong Lễ Tạ ơn. Mối quan tâm tới lượng rating cho các buổi họp báo hay sự kiện mà ông tham gia dường như cũng không còn.
Trump, người nổi tiếng bắn những “phát súng đại bác” trên vũ đài quốc tế thông qua các động thái như dọa rút khỏi NATO, cuối tuần qua đã tỏ ra thờ ơ khi tham gia hội nghị G20 trực tuyến. Ông phát biểu với các lãnh đạo khác vài phút, mải mê nhìn điện thoại trong suốt buổi trao đổi và rời đi trước hai ngày, theo nhiều trợ lý và quan chức ngoại giao. Ông cũng bỏ qua phiên thảo luận đặc biệt là cách ứng phó với đại dịch hôm 21/11 và đi chơi golf. Ngày hôm sau, ông tiếp tục trở lại sân golf ở Virginia.
Video đang HOT
“Bài phát biểu của tôi đã được chuẩn bị sẵn (họ nói tôi không phát biểu)”, Trump viết trên Twitter, chỉ trích các phương tiện truyền thông. Khi được hỏi về bài phát biểu, Nhà Trắng không cung cấp nó, nhưng cho biết Tổng thống mong muốn hợp tác với G20 trong tương lai để “đạt được an ninh, thịnh vượng và hòa bình cho tất cả các quốc gia”.
Trong khi đó, Sarah Matthews, phát ngôn viên Nhà Trắng, nói rằng Tổng thống “đang nỗ lực hoàn thành những cam kết từng đưa ra với người dân Mỹ và xây dựng những thành tựu chưa từng có, khi ông cố gắng tái thiết nền kinh tế, giảm giá thuốc, kết thúc các cuộc chiến tranh kéo dài ở nước ngoài bằng cách rút quân Mỹ về nước, đồng thời thực hiện mục tiêu đầy tham vọng là có vaccine an toàn, hiệu quả trước cuối năm nay”.
Tuy nhiên, khi Trump tiếp tục không chấp nhận kết quả bầu cử và nhóm của ông vẫn theo đuổi các cuộc chiến pháp lý, nhiều thành viên Cộng hòa đã tỏ ra mất kiên nhẫn. “Hãy ngừng đánh golf và thừa nhận kết quả”, Thống đốc Maryland Larry Hogan nói hôm 22/11.
Đây là một sự thay đổi rõ rệt của Tổng thống Trump trong suốt 5 năm qua, từ một người “ồn ào” trở nên “tương đối im lặng và ẩn cư”. Thậm chí việc sa thải hai quan chức cấp cao trong chính quyền, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, cũng chỉ được thông báo qua Twitter.
Một số cố vấn cho rằng Trump quá bất ngờ trước thất bại của cuộc bầu cử năm nay. “Tôi không nghĩ ông ấy biết mình muốn nói gì vào lúc này”, một quan chức giấu tên nói.
Trump tại sân golf ở Sterling, bang Virginia hôm 21/11. Ảnh: Washington Post.
Nhiều nguồn tin thân cận cho biết phía trong Nhà Trắng, Trump vẫn có các cuộc trao đổi thường xuyên với các nhóm cố vấn, như Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa (RNC) Ronna McDaniel, luật sư riêng Rudolph W. Giuliani, cựu chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus, con rể Jared Kushner… về những gì ông định làm tiếp theo. Tuy nhiên, nhiều cố vấn của Trump dường như cũng rất ít xuất hiện trước công chúng. Cánh Tây Nhà Trắng cũng trở nên “vắng vẻ” trong những ngày này.
Trump cũng dành nhiều giờ trong những ngày qua để phàn nàn về người dẫn chương trình của Fox News, khi họ hoài nghi các tuyên bố của nhóm ông. Nhiều trợ lý cho biết Trump đang cố gắng tìm kiếm những thông tin tích cực, bằng cách gọi cho các cố vấn như John McLaughlin, người thăm dò dư luận, để nghe xem ông đã làm tốt ra sao hay đã chiến thắng cuộc bầu cử thế nào.
“Nhiều người thay vì thừa nhận lại nói với ông ấy rằng ông đã thực sự chiến thắng và cho ông ấy cảm giác hy vọng sai lầm”, một người thân cận với Tổng thống nói. Trong khi, một số cố vấn khác đơn giảm cố làm Trump hài lòng bằng cách lặp đi lặp lại việc ông giành được nhiều phiếu bầu phổ thông hơn bất kỳ ứng viên Cộng hòa nào.
Hôm 22/11, Trump đã dành một phần buổi sáng để tweet lại các bài đăng đầy khích lệ của Liz Harrington, phát ngôn viên của RNC, cùng nhiều người khác. “Tôi chưa từng chán chiến thắng”, Harrington viết hồi tháng 4/2019.
Trump tweet lại bài đăng trên rồi viết rằng “Và tôi cũng không thấy vậy”. Ông ấy sau đó nhanh chóng tới sân golf.
Cử tướng thăm Đài Loan, Trump có thể chọc giận Trung Quốc
Chuyến thăm Đài Loan bất ngờ của chuẩn đô đốc Mỹ Studeman có thể khiến Bắc Kinh áp dụng cách tiếp cận cứng rắn hơn với Đài Bắc và Washington.
Các nguồn tin giấu tên, trong đó có một quan chức Đài Loan am hiểu tình hình, nói rằng chuẩn đô đốc Michael Studeman, giám đốc cơ quan giám sát tình báo (J2) thuộc Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương quân đội Mỹ, có chuyến thăm không báo trước đến hòn đảo hôm 23/11.
Lầu Năm Góc và cơ quan phòng vệ Đài Loan đều từ chối bình luận về thông tin trên. Cơ quan đối ngoại Đài Loan hôm 22/11 xác nhận một quan chức Mỹ tới Đài Loan, nhưng từ chối cung cấp chi tiết. Chuẩn đô đốc Michael Studeman, người có quân hàm tương đương tướng hai sao trong quân đội Mỹ, có thể là một trong những sĩ quan cấp cao nhất của Washington đến thăm Đài Bắc trong những năm gần đây.
Giới phân tích cho rằng chuyến thăm của một tướng tình báo Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tới Đài Loan là động thái đặc biệt nhạy cảm, có thể làm Bắc Kinh tức giận và áp dụng những chính sách cứng rắn hơn với Đài Bắc, trong bối cảnh căng thẳng hai bờ eo biển đang ở mức cao và quan hệ Mỹ - Trung liên tục xấu đi.
Máy bay của quân đội Mỹ tại sân bay Tùng Sơn, Đài Bắc, hôm 23/11. Ảnh: Taiwan News .
Drew Thompson, cựu quan chức Lầu Năm Góc phụ trách quan hệ với Trung Quốc đại lục và Đài Loan, cho rằng việc chuyến thăm của chuẩn đô đốc Studeman được thực hiện vào những tháng cuối trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump có thể là một cách để Trump gây sức ép với Trung Quốc cũng như người kế nhiệm Joe Biden.
Randall Schriver, cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng tại khu vực châu Á thời chính quyền Tổng thống Trump, cho biết Lầu Năm Góc đã thường xuyên âm thầm cử các chuẩn tướng đến Đài Loan, nhưng thường không tiết lộ thông tin như lần này.
"Thông tin rò rỉ về chuyến thăm là điều bất thường và chưa từng có tiền lệ, buộc chính quyền Biden phải suy nghĩ kỹ về những chuyến thăm trong tương lai", Thompson nói. "Nó sẽ gây khó khăn cho quá trình ra quyết định, bởi chính quyền Biden sẽ nhận ra những nguy cơ và bất lợi lớn lấn át lợi ích từ các chuyến thăm cấp cao tương lai".
Chuyên gia quân sự Zhou Chenming tại Bắc Kinh cảnh báo chuyến thăm của chuẩn đô đốc Studeman có thể gửi thông điệp sai lầm đến Đài Loan rằng "quân đội Trung Quốc sẽ e sợ khả năng can thiệp quân sự của Mỹ".
"Những lời kêu gọi thu hồi Đài Loan bằng vũ lực ngày càng lớn, nhất là khi nhiều tổ chức nghiên cứu về Đài Loan ở đại lục đang trở nên diều hâu hơn. Một chuyến thăm cấp cao tới Đài Loan có thể buộc quân đội Trung Quốc hành động. Tuy nhiên, Bắc Kinh không muốn làm xấu thêm quan hệ Trung - Mỹ chỉ bởi những kẻ đòi độc lập cho đảo Đài Loan", Zhou nói.
Wang Kung-yi, người đứng đầu Tổ chức Nghiên cứu Chiến lược Đài Loan, cho rằng quá trình chia sẻ dữ liệu tình báo giữa Washington và Đài Bắc thường được giữ bí mật, khiến hai bên không muốn xác nhận thông tin về chuyến thăm của chuẩn đô đốc Studeman.
"Khác những chuyến thăm của Thứ trưởng Krach và Bộ trưởng Azer, sự hiện diện của quan chức tình báo Mỹ tại Đài Loan là động thái đặc biệt nhạy cảm, Washington và Đài Bắc cùng thống nhất không tiết lộ những hoạt động này để tránh chọc tức Bắc Kinh. Chuyến đi có thể liên quan tới việc sắp xếp hoạt động tình báo và an ninh của Mỹ tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trước khi chính quyền Mỹ chuyển giao quyền lực", Wang nói thêm.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả phải sử dụng vũ lực. Bắc Kinh gần đây gia tăng áp lực nhằm vào Đài Bắc khi liên tục tổ chức diễn tập, điều hơn 1.760 lượt máy bay và tàu chiến áp sát đảo Đài Loan trong năm 2020.
Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đẩy mạnh các động thái ủng hộ Đài Bắc nhằm phục vụ chiến lược đối phó Bắc Kinh. Đáp lại, Trung Quốc đã điều tiêm kích áp sát Đài Loan sau chuyến thăm của Bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar vào tháng 8 và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach vào tháng 9.
Trump tố bị chuyển giao quyền lực 'thiếu công bằng' năm 2016 Trump cùng đồng minh cáo buộc rằng ông không được trao cơ hội công bằng để ra mắt trong quá trình chuyển giao quyền lực 4 năm trước. "Hãy nhớ rằng Tổng thống chưa bao giờ được chuyển giao quyền lực một cách có trật tự. Nhiệm kỳ tổng thống của ông chưa bao giờ được chấp nhận", Thư ký báo chí Nhà...