Chuỗi ngày đau khổ của nữ luật gia bị oan sai
Đang làm giám đốc một công ty ăn nên làm ra, bà Trần Thị Ngọc Nga bị khởi tố, bắt giam oan khiến cuộc đời trải qua những năm tháng khổ đau.
Khóc cạn nước mắt
Bà Trần Thị Ngọc Nga (sinh năm 1954, nguyên Giám đốc công ty Vinh Luật), ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý trong việc đòi tài sản cho 2 ông Ishida và Eguchi (quốc tịch Nhật Bản) đang làm ăn, kinh doanh tại Việt Nam.
Sau đó, bà này bị đối tác tố cáo dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt số tiền 4,4 tỷ đồng.
Ngày 15/1/2009, công an bắt bà Nga khi đang nhận số tiền 2 triệu Yên Nhật (gần 400 triệu đồng).
Bà Trần Thị Ngọc Nga.
Nhớ lại thời điểm bị bắt giam, bà Nga cho biết mình vô cùng hoang mang lo sợ. Suốt thời gian bị tạm giam nữ luật gia này không được gặp người thân.
“Đúng ngày ông Táo lên trời thì tôi bị bắt. Lần đầu tiên trong đời, tôi phải ăn Tết trong phòng tạm giam, không có người thân bên cạnh, chỉ biết thu mình lại, khóc tới cạn nước mắt”, bà Nga nhớ lại.
Video đang HOT
Sau 13 tháng bị tạm giam, Viện KSND tối cao hủy bỏ lệnh tạm giam bà Nga.
Trong suốt quá trình điều tra, bà Nga một mực kêu oan và cho rằng mình không có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo nữ luật gia này, do hành vi cạnh tranh trong kinh doanh không lành mạnh khiến bà rơi vào cảnh ngục tù.
Kết thúc điều tra, Viện KSND Tối cao đã ủy quyền cho Viện KSND TPHCM thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm đối với vụ án này. Tuy nhiên, sau thời gian nghiên cứu, ngày 11/5/2011, TAND TPHCM quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung.
Đến tháng 8/2011, Bộ Công an ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can đối với bà Nga. Luật gia được xác định “đã xuất trình được tài liệu, chứng cứ mới làm phát sinh thay đổi bản chất vụ án; đồng thời do ông Ishida và Eguchi không có mặt tại Việt Nam, nên không đủ điều kiện để tiếp tục củng cố chứng cứ làm rõ hành vi phạm tội”.
Từ đó, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can đối với bà Nga.
Yêu cầu bồi thường 48 tỷ đồng
Sau khi nhận được quyết định đình chỉ, bà Nga đi gõ cửa từng cơ quan tố tụng để yêu cầu xin lỗi công khai.
Người phụ nữ 67 tuổi cho biết 13 tháng sống trong lao tù là quãng thời gian đau khổ nhất cuộc đời. Thời gian đầu mới bị bắt bà bị tạm giam cùng 10 bị can khác nhưng sau đó bà bị giam một mình.
Viện KSND tối cao xin lỗi bà Nga.
Tháng 7/2020, tại UBND phường Đa Kao, quận 1 (nơi bà Nga sinh sống), Viện KSND tối cao đã tổ chức buổi xin lỗi công khai đối với nữ luật gia này.
Bà Nga cho biết sau khi bị rơi vào vòng lao lý, bà bị mất tất cả, sống trong đau khổ, gia đình bị xa lánh, nhiều đối tác hủy bỏ hợp đồng làm ăn, gây thiệt hại nặng nề về vật chất lẫn tinh thần.
“Nhiều lúc tôi nghĩ quẩn tìm đến cái chết để quên đi nhục nhã mà mình đã khiến gia đình gánh chịu, tuy nhiên được phát hiện, ngăn cản. Gia đình tôi là gia đình trí thức, bố tôi là giáo sư nên không thể chịu nỗi việc con gái mình mang thân phận của kẻ lừa đảo”, bà Nga nói trong nước mắt.
Ảnh hưởng của những năm tháng sống trong lao tù khiến sức khỏe của nữ luật gia bị sa sút nghiêm trọng.
Sau khi được xin lỗi công khai, bà Nga đã có đơn yêu cầu bồi thường oan sai với số tiền hơn 48 tỷ đồng. Bà Nga viện dẫn nhiều tổn thất về vật chất và tinh thần như: bị kê biên tài sản, buộc nộp tiền khắc phục, mất khách hàng, bị thu giấy nợ của người khác nên không đòi được….
“Hiện nay, tôi tuổi đã lớn, sức khỏe cũng yếu dần nên mong cơ quan chức năng nhanh chóng giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại cho tôi”, bà Nga nói.
Giả người quen gọi điện thoại lừa đảo chiếm đoạt 550 triệu đồng
Ngày 14/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, tạm giam đối với Phạm Văn Thanh (SN 1985) - đối tượng cầm đầu; Nguyễn Tấn Lộc (SN 1992), Phạm Văn Phi (SN 1992), cùng trú tại tại TP Cần Thơ về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cơ quan Công an làm rõ, khoảng tháng 9/2019, Thanh bàn với Lộc về việc sẽ đi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức tìm các thông tin cá nhân, số điện thoại của nhiều người sau đó sử dụng điện thoại, sim khuyến mãi gọi điện giả làm người thân để vay tiền hoặc giả là người quen của công ty xổ số để cho số lô, số đề rồi yêu cầu chuyển tiền vào các tài khoản để chiếm đoạt.
Các đối tượng Phạm Văn Thanh, Nguyễn Tấn Lộc và Phạm Văn Phi.
Sau đó, Thanh tiếp tục bàn với Phi tìm tài khoản ngân hàng không chính chủ để sau khi có tiền của bị hại chuyển vào, Phi rút và chuyển lại cho đối tượng, sẽ được hưởng lợi 10% số tiền rút được.
Theo kế hoạch, Phi mua trên mạng một bộ gồm thẻ ATM, sim đăng ký OTP, 1 chứng minh nhân dân mang tên Đoàn Ngọc Hảo với giá 6 triệu đồng để sử dụng. Khoảng tháng 10/2019, Thanh và Lộc thuê nhà tại khu An Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tại đây, Thanh lên mạng và tìm mua được của một đối tượng tên Tuấn dữ liệu và thông tin của các số điện thoại với giá 2 triệu/một lần cho khoảng 400 số điện thoại kèm thông tin cá nhân, sau đó Thanh tải về rồi in ra đưa cho Lộc để thực hiện việc gọi điện thoại lừa đảo với thủ đoạn như đã bàn bạc trước.
Ngày 28/11/2019, Lộc theo danh sách được Thanh đưa cho, sử dụng điện thoại gọi đến nhiều số khác nhau giả là người quen để vay tiền.
Khoảng 11h cùng ngày, Lộc gọi đến số điện thoại của ông N., giả là người quen hỏi vay 50 triệu đồng và được ông N. đồng ý. Sau đó, Lộc báo lại cho Thanh đã có "con mồi", Thanh nhắn thông tin tài khoản do Phi cung cấp để ông N. chuyển 50 triệu đồng vào chủ tài khoản Đoàn Ngọc Hảo.
Đến chiều cùng ngày, do thấy ông N. dễ bị lừa nên Lộc tiếp tục gọi điện cho ông N. hỏi vay 500 triệu đồng để đặt cọc mua đất. Ông N. tin tưởng và tiếp tục chuyển 500 triệu đồng (một lần 200 triệu đồng, một lần 300 triệu đồng).
Sau khi lừa được ông N., Thanh bảo Phi rút hết tiền và hẹn gặp nhau ở TP Long Xuyên, tỉnh An Giang để chia tiền. Tại đây, Phi đưa cho Thanh 495 triệu, còn 55 triệu Phi giữ lại (theo thỏa thuận giữa Thanh và Phi thì Phi được hưởng 10% số tiền đã rút). Số tiền còn lại, Thanh và Lộc chia đều, mỗi người nhận được khoảng 247 triệu đồng.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương bị bắt Ông Trần Văn Nam, cựu Bí thư Tỉnh ủy, cựu Phó Chủ tịch tỉnh Bình Dương, bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí". Tối 27/7, Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang...