Chuỗi mỹ phẩm Sephora đóng cửa tất cả các cửa hàng ở Mỹ và Canada vì dịch COVID-19
Sau hàng loạt sự kiện giải trí như Coachella, Stagecoach, SXSW, Met Gala 2020 bị hủy bỏ, các cửa hàng bán lẻ trên đất Mỹ cũng lần lượt đóng cửa vì sự lây lan mạnh mẽ của virus corona.
Gã khổng lồ Sephora vừa tuyên bố đóng cửa tất cả các cửa hàng ở Mỹ và Canada đến ngày 3 tháng 4 do sự lây lan của COVID-19.
Sephora là chuỗi cửa hàng mỹ phẩm của Pháp được thành lập vào năm 1969. Với gần 300 nhãn hiệu, cùng với nhãn hiệu cá nhân sở hữu riêng, Sephora cung cấp sản phẩm làm đẹp bao gồm đồ trang điểm, dưỡng da, dưỡng thể, nước hoa, sơn móng và dưỡng tóc.
“Hôm nay chúng tôi đã phải đưa ra một quyết định vô cùng khó khăn là đóng cửa tất cả các cửa hàng bán lẻ ở Mỹ và Canada. Chúng tôi sẽ triển khai kế hoạch làm việc từ xa cho nhân viên từ 5 giờ chiều ngày 17 tháng 3 đến ngày 3 tháng 4.
Từ ngày đó, chúng tôi luôn tâm niệm về trách nhiệm bảo vệ mọi người và cộng đồng một cách nghiêm túc. Vì thế chúng tôi đã đưa ra quyết định ngày hôm nay” – thông báo của Jean-André Rougeot (Chủ tịch & Giám đốc điều hành của Sephora Châu Mỹ) trên trang Web công ty.
Video đang HOT
Dù cách thức làm việc thay đổi đột ngột, Sephora vẫn trả lương đầy đủ cho nhân viên. Người lao động sẽ được nhận lương cơ bản theo lịch làm việc trong thời gian cửa hàng đóng cửa. Các lợi ích về sức khỏe và y tế vẫn được tiếp tục.
Các đơn đặt hàng trực tuyến vẫn được tiếp nhận và chuyển tới tận tay khách hàng. Sephora sẽ cập nhật thường xuyên tình trạng sản phẩm, cũng như các thay đổi trong cách thức vận hành lên các diễn đàn công cộng để khách hàng tiện theo dõi.
Với các khách hàng muốn mua trực tuyến, Website bán hàng và Apps điện thoại vẫn hoạt động bình thường, phí vận chuyển được miễn phí đến ngày mùng 3 tháng 4 nếu bạn nhập mã FREESHIP. Với các sản phẩm được mua trực tiếp tại cửa hàng đến ngày 16/3, nếu khách hàng muốn đổi trả thì phải mang theo hóa đơn và đổi tại cửa hàng trong vòng 30 ngày kể từ khi hệ thống mở cửa trở lại. Các sản phẩm mua trực tuyến sẽ được đổi trả trong 60 ngày (thay vì 30 ngày như trước đây).
Vậy là sau hàng loạt sự kiện giải trí như Coachella, Stagecoach, SXSW, Met Gala 2020 bị hủy bỏ, các cửa hàng bán lẻ trên đất Mỹ cũng lần lượt đóng cửa vì sự lây lan mạnh mẽ của virus corona.
Minh Minh (saostar.vn)
Thị trường mỹ phẩm mua của người chán, bán cho người cần ở Nhật
Xu hướng tái sử dụng sản phẩm trang điểm trở thành xu hướng lối sống xanh đáng hoan nghênh.
Nhật Bản thủ phủ tập trung công nghiệp trang điểm và hội tụ các store mỹ phẩm nội địa đáng mơ ước nhất trên thế giới. Các sản phẩm trang điểm dù của Nhật Bản hay thương hiệu nước ngoài, chúng có giá không quá rẻ nhưng thời hạn sử dụng thì không dài. Đặc biệt vòng đời của mỹ phẩm càng ngắn hơn do xu hướng. Nếu bạn muốn thử sản phẩm mới, xu hướng mỹ phẩm mới thì những sản phẩm cũ có khả năng "đắp chiếu", gây gánh nặng cho môi trường. Thế hệ trẻ ở Nhật Bản đã đưa ra một câu trả lời cho tình trang này: Thị trường đồ trang điểm cũ.
Đây có thể không phải là một khái niệm mới, nhưng Nhật Bản đã làm một điều tuyệt vời để chứng minh tính khả thi của khái niệm này. Trong bối cảnh bán lẻ đồ cũ kỹ thuật số của đất nước - trị giá 4,59 tỷ USD, bản thân một xu hướng tạo dựng thị trường cho đồ trang điểm đã qua sử dụng cũng hoàn toàn có đất sống. Mercari, một trong những thị trường kỹ thuật số trực tuyến phổ biến nhất của Japans, đã trở thành nơi giao dịch tốt nhất cho các sản phẩm trang điểm cũ. Mercari cho phép bán đồ trang điểm cũ trên thị trường của họ miễn là người mua có trách nhiệm mua hàng của họ. Và nó đã hoạt động sôi động.
Các thương hiệu trang điểm nổi tiếng ở Nhật Bản có thể đạt được mức giá cao, thậm chí các thương hiệu rẻ hơn cũng giúp khách hàng đỡ lỗ vốn nếu họ muốn theo kịp các xu hướng làm đẹp mới nhất. Chưa kể nếu bạn muốn thử các thương hiệu nước ngoài, chúng thường khó tìm và đắt hơn nhiều so với các thương hiệu nội dịa Nhật Bản. Thông qua các thị trường kỹ thuật số trực tuyến như Mercari, những người mua sắm thông thái ở Nhật Bản không chỉ có thể mua đồ trang điểm của họ với giá rẻ hơn nhiều mà còn bán lại những đồ mình không dùng tới.
Mua các sản phẩm cũ ít tốn kém hơn nhiều so với việc mua mới, đặc biệt là các mỹ phẩm high-end. Các thương hiệu như Shiseido và SK-II thường rất đắt tiền, nên khi mua lại chúng trở nên có giá cả phải chăng hơn. Dường như xu hướng mới này sẽ trở nên phổ biến, với những người mua sắm nhận được nhiều ưu đãi về trang điểm cũ và người bán kiếm được lợi nhuận cao khi bán đồ trang điểm mà họ không muốn dùng nữa! Nó mang đến một ý nghĩa hoàn toàn mới cho thuật ngữ 'mottainai' của Nhật Bản, khái niệm cảm giác tội lỗi khi lãng phí bất cứ thứ gì. Bằng cách này, không có gì là lãng phí và mọi người đều đạt được lợi ích.
Tâm An (danviet.vn)
Sạch nấm, sạch gàu dai dẳng Tự tin đón tết! Trước khi bước vào những ngày xuân ấm áp, miền Bắc sẽ trải qua mùa đông hanh khô, lạnh giá. Gàu thường xuất hiện vào thời gian này, mọi người sẽ tìm nhiều cách để giải quyết nhưng thường không hiệu quả. Gàu kéo dài dai dẳng làm nhiều người cảm thấy mất tự tin dịp tết đến, xuân về. Vậy những sai...