Chuỗi lùm xùm ở VEC: ‘Văn hóa từ chức còn quá xa vời’
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức: “Văn hóa từ chức ở Việt Nam còn quá xa vời. Lịch sử Việt Nam có mấy ai từ chức đâu… Những người sai phạm đầy ra đấy thì lại chẳng thấy ai tự từ chức cả”.
Thời gian qua, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) khiến dư luận bức xúc với hàng loạt vấn đề liên quan đến xây dựng, quản lý cao tốc. Đầu tiên phải kể đến là các ổ voi, ổ gà liên tiếp xuất hiện trên cao tốc hơn 34.000 tỷ, Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
Dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi là dự án đường bộ cao tốc đầu tiên ở khu vực miền Trung do VEC làm chủ đầu tư, quản lý khai thác. Dự án khởi công ngày 19/5/2013, có tổng chiều dài toàn tuyến gần 140 km, với tổng mức đầu tư là 34.516 tỷ đồng. Tuy nhiên sau 1 năm vận hành, tuyến đường đã xuất hiện hư hỏng, ổ gà dày đặc.
Khi đó, đại diện Ban quản lý dự án cho biết nguyên nhân chính của tình trạng trên là do xe cộ lưu thông trên đường chảy dầu ra ngoài: “Các ổ gà xuất hiện có thể do sau trận mưa đầu tiên gặp dầu gây ra. Một nguyên nhân nữa là xe chạy ở đây quá tải trọng. Tuyến đường mới đưa vào khai thác nên chưa bố trí các trạm cân”.
Sau khi kiểm tra một số điểm hư hỏng trên tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ đã truy vấn đơn vị Tư vấn giám sát và nhận định quá trình giám sát như vậy mà để xảy ra hư hỏng mặt đường là không thể chấp nhận được. Về vấn đề trách nhiệm của các đơn vị liên quan đối với sự cố này, theo Thứ trưởng Thọ, chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu, đơn vị quản lý khai thác đã thiếu trách nhiệm trong vấn đề vận hành, quản lý, khai thác. Các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan.
Tiếp đó là 8 dự án trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc không qua đấu thầu của VEC cũng khiến cho dư luận hoài nghi về sự minh bạch. Thậm chí, VEC còn chỉ định thầu cho một công ty sân sau của Út ‘trọc’. Ngoài ra, có tình trạng ký hợp đồng một năm nhưng cho doanh nghiệp thu phí đến 5 năm ở trạm thu phí. Khi đó, các chuyên gia giao thông đã lên tiếng đề nghị Bộ GTVT vào cuộc kiểm tra xem có lợi ích nhóm từ việc chỉ định thầu.
Một sự cố “tai tiếng” khác là VEC để mất gần 140.000 thẻ thu phí trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Theo kết quả rà soát, từ tháng 1/2015 đến tháng 8/2015, tổng số lượng thẻ định danh phát ra là 3.451.787 thẻ (phát ra từ 11 trạm thu phí trên toàn tuyến), số lượng thẻ định danh không thu hồi được là 137.221 thẻ, chiếm 3,97% số lượng thẻ phát ra. Giải thích cho sự việc này, VEC đưa ra nguyên nhân là do tuyến đường tồn tại các điểm mở chưa đóng khi khai thác đường cao tốc. Trao đổi về vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng do VEC buông lỏng quản lý trong thời gian dài nên mới có chuyện thất thoát hơn 137.000 thẻ thu phí. 137.000 thẻ sẽ tương ứng với bao nhiêu tiền bị thất thoát của nhà nước? Con số đó chắc chắn sẽ rất khổng lồ.
Video đang HOT
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức – Chuyên gia tư vấn cao cấp về quy hoạch giao thông JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản).
Và mới đây nhất là việc VEC E đã ra văn bản từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 phương tiện trên các tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác. Sự kiện này đã khiến người dân bức xức. Mặc dù VEC đã lên tiếng thừa nhận không đủ thẩm quyền để từ chối phục vụ vĩnh viễn nhưng dư luận vẫn hoài nghi về năng lực quản lý của VEC.
Trước việc để xảy ra hàng loạt sự cố của VEC, nhiều người đặt câu hỏi đến năng lực quản lý, trách nhiệm của người đứng đầu VEC là Chủ tịch HĐTV Mai Tuấn Anh. Không ít ý kiến cho rằng ở Việt Nam, trước các sự cố, “văn hóa từ chức” của các quan chức còn quá xa vời.
Được biết trước đó, ông Mai Tuấn Anh còn bị một cán bộ ban DLDA đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi tố để xảy ra hàng loạt sai phạm. Cụ thể là ông Mai Tuấn Anh chỉ định thầu sai luật, bao che cho cấp dưới chỉ đạo nhà thầu thi công không tuân thủ biện pháp đã phê duyệt, trù dập cán bộ, điều chuyển tuyển dụng cán bộ có vấn đề, có dấu hiệu tham nhũng tại VEC.
Xuất hiện nhiều ổ gà trên cao tốc 34.000 tỷ tại Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
Trao đổi với phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử về hàng loạt sự cố của VEC và trách nhiệm của người đứng đầu, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức – Chuyên gia tư vấn cao cấp về quy hoạch giao thông JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) chia sẻ: “Đúng vậy, văn hóa từ chức ở Việt Nam còn quá xa vời. Lịch sử Việt Nam có mấy ai từ chức đâu. Những người tự từ chức ấy thường người dân lại rất quý trọng. Đáng tiếc là những người được dân quý trọng ấy lại tự từ chức, còn những người sai phạm đầy ra đấy thì lại chẳng thấy ai tự từ chức cả”.
Ông Đức nói rằng, ở nhiều nước trên thế giới, chỉ cần một sai sót lớn trong ngành, công ty mình quản lý, người đứng đầu sẵn sàng từ chức để nhường vị trí cho người giỏi hơn, có năng lực quản lý hơn.
Một trong 8 trạm thu phí mà VEC chỉ định nhà thầu.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức cho rằng trong hàng loạt vấn đề đang xảy ra ở VEC, trách nhiệm của VEC là quá rõ ràng. Nhưng có thể thấy cách quản lý không được chặt chẽ, cả Tổng cục Đường bộ, Bộ GTVT và các ban ngành khác.
“Các cơ quan chức năng cần phải kiểm tra rà soát lại, có thể sau này VEC lại mắc phải những lỗi to hơn thì sao? Ai biết trước được? Ai khẳng định được? Ngoài ra từ những việc mà VEC đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng như chất lượng trên đường cao tốc là không thể chấp nhận được. Vì khi đi trên đường cao tốc cần đi tốc độ cao, nên phải đảm bảo an toàn và mặt đường phải đạt chất lượng cao không thì rất dễ xảy ra tai nạn. Nếu có sự cố xảy ra thì trách nhiệm hoàn toàn thuộc về VEC”, tiến sĩ Đức nói.
Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) Mai Tuấn Anh.
Quả thật, vấn đề từ chức hay nói cách khác là “văn hóa từ chức” là phần việc rât bình thường trong công tác cán bộ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thế nhưng ở nước ta, vấn đề này còn khá “mới” và xa vời.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với phóng viên VOV.VN, ông Nguyễn Đình Hương- nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã nói một câu rất xót xa: “Cán bộ tham nhũng, đút lót nhau hàng trăm tỷ, nhưng chưa thấy ai từ chức vì sai phạm. Cả cuộc đời 60 năm làm công tác tổ chức, cán bộ, tôi chưa thấy ai từ chức”!
TheoVietQ.vn/Môi trường và Đô thị
Kiểm tra đột xuất hoạt động trạm thu phí Dầu Giây
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa ban hành quyết định kiểm tra đột xuất công tác tổ chức và hoạt động của trạm thu phí Dầu Giây (Đồng Nai) trên tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận về thiếu minh bạch trong doanh thu.
Trạm thu phí Dầu Giây
Theo Quyết định kiểm tra đột xuất của Tổng cục, phạm vi kiểm tra gồm: Công tác tổ chức và hoạt động của trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ Dầu Giây. Thời gian kiểm tra trong 5 ngày kể từ ngày 18/2. Đoàn kiểm tra bao gồm các vụ chức năng như Pháp chế - Thanh tra, Tài chính, Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế: "Tổng cục Đường bộ cũng đã đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an phối hợp trong lần kiểm tra này. Việc kiểm tra được thực hiện do người dân có nhiều ý kiến nghi ngờ về vấn đề thu phí sau vụ cướp 2,2 tỉ đồng tại trạm thu phí này mùng 3 Tết. Sau khi có kết quả kiểm tra, chúng tôi sẽ công bố công khai cho dư luận", ông Huyện cho biết thêm.
Trước đó, liên quan đến vụ cướp 2,2 tỷ đồng tại trạm thu phí Dầu Giây, phía Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E) - đơn vị được giao quyền thu phí tuyến cao tốc này khẳng định, số tiền bị cướp là tổng thu của nhiều ngày. Đơn vị quản lý là VEC thông báo do ngân hàng không thực hiện thu tiền trong dịp Tết nên tại thời điểm xảy ra vụ cướp, tổng số tiền trong két sắt tại Phòng Kế toán vé thẻ trạm Dầu Giây là hơn 3,2 tỷ đồng. Đây là tiền bao gồm doanh thu của 2 ca ngày 4/2 và 3 ca ngày 5/2 và 3 ca ngày 6/2, tiền quỹ dự phòng tình huống khẩn cấp, tiền lẻ đơn vị vận hành khai thác tuyến chuẩn bị để kịp thời phục vụ khách hàng dịp Tết.
Sau vụ cướp, số tiền thực tế còn lại tại trạm được kiểm đếm ngay sau vụ cướp là trên một tỷ đồng. Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55 km, đi qua địa phận TP HCM và tỉnh Đồng Nai. Công trình được khánh thành toàn tuyến vào đầu năm 2015 giúp rút ngắn đường từ TP HCM về Vũng Tàu rất nhiều so với trước đây.
M.Hùng- Đ.Nghĩa
Theo PLVN
Bao nhiêu phương tiện bị VEC từ chối phục vụ trong dịp Tết Kỷ Hợi? Theo thông tin do Tông Công ty Đâu tư phat triên đương cao tôc Viêt Nam (VEC) cho biêt, trong 9 ngay nghi Têt Ky Hơi 2019, đơn vi nay đa tư chôi phuc vu 227 phương tiên. Cao tôc Nôi Bai - Lao Cai môi ngay thu trung binh 4,2 ty đông thu phi trong dip Têt Ky Hơi. VEC cho hay,...