Chuối đập chấm nước cốt dừa
Với nhiều người, chuối đập chấm nước cốt dừa không đơn thuần là món ăn mà chứa đựng cả ký ức tuổi thơ đẹp đẽ.
Cô bạn người miền Tây đăng các bức ảnh về món chuối đập nước cốt dừa làm tôi nhớ quay quắt về món ăn thời thơ ấu. Nói là thơ ấu vì từ nhỏ, tôi đã được mẹ làm cho món này để ăn. Lớn lên xa quê đi học đi làm và lập gia đình ở đất Sài Thành, hiếm lắm tôi mới lại được ăn chuối đập.
Chuối đập nước cốt dừa – Món ăn tuổi thơ của nhiều người miền Tây. Ảnh: Hoàng Mai.
Ở miền Tây, nhất là Bến Tre, nhà nào cũng có mảnh vườn, dù nhỏ hay lớn trong vườn lúc nào cũng trồng vài bụi chuối và chục cây dừa. Trẻ con muốn ăn bánh thì các mẹ, các chị lại xắn tay làm ngay vài món khoái khẩu. Các món này đơn giản, nguyên liệu cây nhà lá vườn. Từ nải chuối xiêm nhưng mẹ làm ra được cơ man món. Nào là chuối chiên, chuối chưng, bánh chuối…
Nhưng đối với bọn trẻ con chúng tôi, món thích ăn nhất lại là chuối đập. Đơn giản chỉ là chuối đem nướng chín rồi chấm nước cốt dừa mà sao làm chúng tôi thèm đến lạ.
Phải chăng chính sự đơn giản trong cách chế biến đã giữ trọn vẹn hương vị món ăn, làm cho chúng tôi – những đứa con xa quê, dù có đi đâu cũng nhớ về.
Để làm món chuối đập chấm nước cốt dừa, khâu chọn chuối là quan trọng nhất. Muốn có món chuối đập ngon, phải chọn được nải chuối xiêm vừa chín tới, mà người miền Tây quê tôi hay gọi là chín “hườm hườm”. Chín nhưng vỏ chuối còn xanh, cầm còn hơi cứng tay chứ không chọn trái đã chín mềm.
Chuối sau đó được lột vỏ, chẻ làm đôi. Bếp đầy than, cơi ra cho nóng đều rồi để chuối vào nướng sơ lần thứ nhất. Lúc này, mẹ tôi đã chuẩn bị sẵn một cái túi, chuối sau khi nướng nhanh được cho vào túi đập nhẹ, sao cho miếng chuối dẹp ra một chút là được.
Tiếp tục, tay mẹ lại thoăn thoắt mang chuối sau khi đã đập đem đi nướng lần thứ hai. Nói có vẻ đơn giản nhưng làm mới thấy lắm công phu, bếp than nóng mà chuối nướng cứ phải trở liên tục, nếu chậm tay sẽ bị khét. Cứ thế, từng miếng chuối đập được nướng rám vàng hai mặt. Lúc này, mùi chuối mới thơm làm sao! Hương thơm quất quýt trong từng tấm vách của căn bếp nhỏ.
Chuối chín đã thơm, nay còn mang đi nướng, mà lại nướng bếp than, cứ thế mùi thơm lại được đẩy lên cao, làm bụng của bọn con nít chúng tôi cứ nôn nao, muốn ăn ngay cho bằng được. Nhưng nào có được ăn ngay, miếng ngon phải chờ! Vậy chờ gì? Tất nhiên chờ món nước chấm trứ danh, không lẫn vào đâu được của người dân miền Tây – nước cốt dừa.
Muốn ngon, chuối phải được nướng bằng bếp than. Khi nướng phải trở chuối liên tục để chuối được chín vàng đều hai mặt. Ảnh: Hoàng Mai.
Trong vườn có sẵn dừa, nên món ăn nào cũng kèm nước dừa, không nước dừa tươi cũng nước cốt dừa khô. Thử điểm qua, hầu như rất nhiều món bánh của người miền Tây đều có nước cốt dừa. Món chuối đập này cũng vậy. Mẹ sẽ lựa trái dừa khô mới hái, đem đi nạo rồi vắt lấy nước cốt, chỉ lấy nước đầu, không lấy nước thứ hai. Sau đó, nêm vào chút đường chút muối. Xong đâu đấy, bắc lên bếp khuấy đều, thử có vị ngọt ngọt mằn mặn là ngon.
Video đang HOT
Khi nước cốt dừa sôi, mẹ lại cho vào chút bột năng để tạo độ sánh. Khuấy cho đến khi nước cốt dừa sền sệt, không đặc quá cũng không lỏng quá. Trước khi tắt bếp, không quên cho vào một nhúm hành lá xắt mỏng, vậy là món nước chấm cũng vừa đẹp.
Cầm miếng chuối đập vừa nướng xong còn nóng hổi, tay này luýnh quýnh bỏ tay kia cho đỡ nóng rồi lại chấm ngập vô chén nước cốt dừa, ta nói bao nhiêu cái thèm nó ở lại phía sau, nhường chỗ cho mùi thơm, vị ngọt, vị bùi, vị béo ngập tràn nơi đầu lưỡi. Chén nước cốt dừa thơm phức, béo ngậy, chấm chuối nướng còn dư, được bọn con nít chúng tôi “húp cái rột” cho khỏi phí món ngon.
Chuối nướng vừa ngọt vừa pha chút vị chan chát, chỗ nướng cháy xém lại có mùi thơm hơn, chấm với nước cốt dừa mằn mặn, ngọt ngọt, tạo nên dư vị mà ai đã ăn một lần ắt sẽ khó lòng quên. Ảnh: Hoàng Mai.
Tùy vào địa phương, món chuối đập ngoài chấm với nước cốt dừa, người nấu sẽ rắc mỡ hành cùng chút đậu phộng rang lên. Tuy nhiên, ăn theo cách nào thì món chuối đập vẫn giữ một vị trí khó thay đổi trong lòng người miền Tây.
Ẩm thực làm con người xích lại gần nhau. Tôi quen khá nhiều người bạn ở các vùng miền, khi nghe nói đến món chuối đập nước cốt dừa liền muốn ăn thử. Có người đã ăn rồi thì lại nhớ, mỗi khi có dịp vào miền Nam tìm quán có bán món này để ăn cho thỏa lòng.
Còn những đứa con miền Tây như chúng tôi dù có được ăn chuối đập ở đất Sài Thành, cũng miếng chuối nướng nóng hổi, cũng chén nước cốt dừa rắc hành thơm phức nhưng vẫn cảm thấy thiếu thiếu điều gì đó. Phải chăng thiếu căn bếp nhỏ của mẹ, thiếu mảnh vườn của ba, thiếu không gian tuy đơn sơ mà ấm áp… Và trên hết thiếu cái không khí quây quần của gia đình, dù món ăn có ngon đến đâu cũng không bằng món chuối đập mẹ nướng thuở nào.
Cách làm đùi gà nấu sa kê
Nếu đã quen với các loai rau củ quả khác, bạn hãy thử chế biến đùi gà nấu sa kê để cảm nhận vị ngon của loại trái này.
Thời gian: 45 phút
Khẩu phần: 4 người
Nguyên liệu
1 kg đùi gà
1 trái sa kê khoảng 200 gram
1 củ cà rốt khoảng 100 gram
1 gói bột cà ri dầu
1 hộp nước cốt dừa khoảng 50 ml
2 muỗng canh hành tìm bằm
2 muỗng canh tỏi bằm
2 muỗng canh hạt tiêu
2 muỗng canh hạt nêm
1 muỗng cà phê muối
5 nhánh sả
1 muỗng cà phê ớt băm nhuyễn
1 muỗng súp bột bắp
250 ml dầu ăn
1,5 lít nước lọc
Cách làm đùi gà nấu sa kê
Rửa sạch đùi gà, để ráo.
Dùng vật nhọn đâm vào đùi gà để nhanh thấm gia vị.
Cho hành bằm, tiêu, tỏi, hạt nêm vào tô, trộn đều. Cho đùi gà vào tô. Trộn cho hỗn hợp gia vị áo một lớp mỏng lên đùi gà.
Cho thịt gà đã ướp vào tủ lạnh. Để qua đêm.
Gọt vỏ sa kê, tiếp đó rửa sạch và cắt miếng dày 3 cm. Lưu ý ngâm ngay sa kê vừa cắt vào hỗn hợp nước muối pha loãng để sa kê không bị thâm.
Gọt vỏ cà rốt, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
Cắt gốc sả , rửa để ráo, đập giập.
Khuấy tan bột bắp trong nước nguội.
Làm nóng dầu, cho đùi gà vào chiên vàng. Khi đùi gà chìn vàng, đều, vớt ra, dùng giấy thấm hết dầu.
Dùng chảo khác, phi vàng hành, tỏi với dầu ăn, cho ít bột cà ri vào xào thơm, đổ 1,5 lít nước vào, cho sả đập giập vào.
Khi nước sôi, vớt bỏ sả, cho nước cốt dừa vào. Khi nước sôi trở lại, cho thịt gà, sa kê và cà rốt vào.
Khi hỗn hợp trong nồi sôi, vặn lửa nhỏ.
Khi đùi gà và sa kê chín, nêm hạt nêm, muối, đường vừa ăn, thêm ớt băm vào, hớt bọt cho nước trong.
5 phút sau, cho tiếp bột bắp và phần cà ry còn lại vào quậy đều, tắt bếp. Múc ra tô, dùng nóng với bánh mì.
An Huỳnh
Nấu chè bưởi giòn ngon không đắng hóa ra lại dễ đến thế khi bạn biết được cách nấu này Từ trước tới nay chè bưởi vốn được coi là một món chè khó nấu đối với nhiều chị em. Với công thức dưới đây, chị em có thể dễ dàng chinh phục được món chè "khó tính" này rồi! Nguyên liệu: - Cùi bưởi - Đậu xanh xát vỏ: 200g - Đường thốt nốt: 500g - Bột năng: 200g - Bột béo...