Chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn “mong manh”
Chiến sự Nga- Ukraine giáng thêm đòn vào chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã bị đứt gãy sau 2 năm dịch bệnh COVID-19.
Nhiều chuyên gia cho rằng chuỗi cung ứng toàn cầu còn mong manh trong năm 2023 trong bối cảnh chiến sự Nga- Ukraine vẫn diễn biến phức tạp.
Chỉ số theo dõi nút thắt chuối cung ứng toàn cầu của Oxford Economics.
Những cuộc khủng hoảng thứ cấp
Vài ngày sau khi súng nổ ở Donbass (Ukraine), hàng chục con tàu vận tải cỡ lớn mang quốc tịch Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Estonia, Thổ Nhĩ Kỳ,… chở ngũ cốc, khoáng sản, dầu mỏ bị kẹt lại ở thành phố cảng Mykolaiv. Điều đó khiến hàng hóa bắt đầu ứ lại ở Odessa, Mariupol vì biển Đen và biển Azov quá nguy hiểm để di chuyển.
Nga và Ukraine cung cấp 30% ngũ cốc toàn cầu, cũng chừng ấy khối lượng phân bón nông nghiệp. Cứ 100 lao động trong ngành vận tải biển thì có hơn 14 người đến từ hai quốc gia nói trên.
Nhiều sản phẩm nguyên, nhiên liệu đầu vào trọng yếu không được cung cấp kịp thời như hợp chất platinum, nhôm, dầu hướng dương, dầu thô và thép, khiến các nhà máy ở châu Âu, Nga và Ukraine có nguy cơ phải đóng cửa.
Video đang HOT
Chiến sự Nga- Ukraine xảy ra ngay miệng giếng dầu thế giới, khiến hàng loạt tổ chức tăng tốc gom dầu dự phòng, đẩy giá dầu lên trên 140 USD/thùng. Lần đầu tiên trong lịch sử giá một chiếc pizza bình dân ở New York đắt hơn 1 vé đi tàu điện ngầm.
Những điều tồi tệ hơn bắt đầu xuất hiện trên bình diện vĩ mô, giá cước vận tải từ “ công xưởng thế giới” đến châu Âu, Mỹ tăng tới 80%. Đặc biệt, giá tàu chở dầu đã tăng đột biến từ 157- 591%. Lạm phát như quả bom cháy chậm suốt 2 năm trước đó giờ bị mồi thêm ngọn lửa, bùng phát mạnh.
Lúc này, Washington và Brussels mới chính thức “nhúng tay” vào căng thẳng Đông Âu. Như thường lệ, cấm vận, cấm vận và cấm vận. Phương Tây nhằm vào nền năng lượng Nga, hy vọng cắt đứt nguồn thu của Moscow, qua đó ép ông Putin thoái quân khỏi Ukraine.
Sau nhiều toan tính, EU, G7 và Mỹ tung hàng loạt đòn đánh hạng nặng, đi đến thống nhất cắt đứt mối quan hệ dầu mỏ và khí đốt với Nga. Tuy nhiên, “Lục địa già” rất chật vật tìm năng lượng trước mùa đông, Tổng thống Joe Biden phát lệnh xả kho dự trữ chiến lược, đồng thời xuống thang với một số cựu thù trong tổ chức OPEC.
Nhưng không ăn thua! Lạm phát Mỹ bắt đầu “phi mã” từ tháng 5/2022 và liên tục phá trần ở Mỹ trong các tháng tiếp theo. FED ra tay mạnh mẽ, điều chỉnh tăng lãi suất liên tục 7 lần từ nửa cuối năm 2022. Điều đó khiến USD tăng vọt so với nhiều đồng tiền chủ chốt.
Doanh nghiệp Mỹ tích trữ quá nhiều hàng hóa trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng, trong khi giá cả tại nhiều nước khác tăng vọt vì thiếu nguồn cung. Tình trạng này kết hợp với giá năng lượng, lương thực và bất ổn địa chính trị có nguy cơ kéo theo suy thoái kinh tế toàn cầu từ đầu năm 2023.
Xu hướng chuỗi cung ứng toàn cầu trong năm 2023 sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ công nghệ, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu… cho đến các sự kiện địa chính trị, địa kinh tế trên thế Giới.
Thành bại tại chiến sự
Trung Quốc đã trở lại sau 3 năm “phong bế” đất nước; dịch bệnh COVID-19 không còn là mối nguy hàng đầu; các hoạt động kinh tế cơ bản trên toàn cầu như du lịch, dịch vụ, sản xuất, cung ứng,… sẵn sàng trở lại. Chỉ duy nhất “quả bom” ở Đông Âu chưa được tháo ngòi nên tác động của nó không hề nhỏ.
Trung Quốc đã mở cửa nền kinh tế trở lại sau 3 năm “phong bế” đất nước vì COVID-19
Thứ nhất, châu Âu và Mỹ chưa giải được bài toán an ninh năng lượng nếu như thế giới chưa chứng kiến hòa đàm Nga – phương Tây. Đặc biệt, khối EU sau mùa đông này sẽ cạn kiệt toàn bộ kho dự dự trữ khí đốt, nên khó đẩy lùi lạm phát.
Dĩ nhiên, người châu Âu không ngồi yên, họ sẽ tìm cách mua năng lượng trên “thị trường xám” song song với nỗ lực đàm phán ở tình thế bị động với một số thành viên riêng lẻ của OPEC. Không gì đảm bảo châu Âu không đồng ý nhập dầu mỏ với giá cao hơn bình thường. Vì vậy, giá dầu thế giới năm 2023 chỉ đứng yên hoặc tăng.
Thứ hai, chiến sự Nga- Ukraine ngày càng cho thấy “bóng phủ” lên quan hệ thương mại Trung – Mỹ. Trước hết, mang lại cho Bắc Kinh “thời gian vàng” tích lũy năng lượng, tài chính trong khi phía Mỹ “hao tiền tốn của” theo đuổi chiến tranh. Nhà trắng vẫn tiếp tục tìm cách bao vây kinh tế Trung Quốc, gián tiếp phá chỗ dựa của Nga và đồng minh.
Mới đây, Quốc hộị Mỹ dự tính đạo luật đánh thuế môi trường với nhôm và thép Trung Quốc; đưa 35 công ty công nghệ Trung Quốc vào diện theo dõi đặc biệt. Căng thẳng Trung – Mỹ không “hạ nhiệt” – có nghĩa rằng, mọi tai ương kinh tế như “chỉ mành treo chuông”.
Thứ ba, đừng quên rằng Nga là nền kinh tế lớn trên thế giới, xếp hạng thứ 11 với quy mô 1.800 tỷ USD. Việc Kremlin bị tách khỏi hệ thống toàn cầu đã là tổn thất với tất cả. Ngoài dầu mỏ và khí đốt giúp châu Âu thịnh vượng, còn là lúa mì nuôi sống hàng tỷ người ở châu Phi, Trung Đông. Nga còn cung cấp khoáng sản quý hiếm cho công nghiệp công nghệ cao. Đây đều là những mặt hàng dường như không thể thay thế trong ngắn và trung hạn.
Hiện thực hóa tầm nhìn chung
Việc Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim chọn nước láng giềng Indonesia là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng 11 năm ngoái một lần nữa cho thấy mối quan hệ song phương chặt chẽ giữa hai nền kinh tế lớn của khu vực Đông Nam Á, cũng như một lần nữa khẳng định nhu cầu củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong nỗ lực giải quyết những vấn đề khu vực.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim (trái) tại cuộc gặp ở Bogor, Tây Java, Indonesia, ngày 9/1/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trọng tâm chuyến công du hai ngày của Thủ tướng Anwar là cuộc hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Joko Widodo. Trong cuộc gặp kéo dài hơn 90 phút, hai nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề hợp tác kinh tế song phương cũng như an ninh khu vực mà hai quốc gia có phần đông dân số là người Hồi giáo này đang phải đối mặt. Cụ thể, phát biểu họp báo sau đó, Thủ tướng Anwar khẳng định Kuala Lumpur ủng hộ các khoản đầu tư vào thủ đô mới của Indonesia ở Đông Kalimantan bởi những dự án này sẽ thúc đẩy tăng trưởng các bang Sabah và Sarawak của Malaysia.
Ít nhất 10 doanh nghiệp hàng đầu của Malaysia đã cam kết đầu tư vào thủ đô mới Nusantara của Indonesia. Tổng giá trị đầu tư tiềm tàng của doanh nghiệp Malaysia tại đây là khoảng 1,66 tỷ ringgit (379 triệu USD). Hai nhà lãnh đạo sau đó cũng chứng kiến lễ ký kết các bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước trong những lĩnh vực vận tải biển, tài trợ xuất nhập khẩu, năng lượng xanh, phát triển ngành công nghiệp pin và nhiều lĩnh vực khác mà hai bên hy vọng sẽ làm sâu sắc thêm các trao đổi thương mại và đầu tư xuyên biên giới.
Theo hãng tin Bernama, trong năm 2022, kim ngạch thương mại giữa Malaysia và Indonesia ước đạt ít nhất 120,26 tỷ ringgit, tăng 41,7% so với năm trước.Tổng thống Joko khẳng định Jakarta hoan nghênh sự tham gia của các doanh nghiệp Malaysia vào dự án xây dựng thủ đô quốc gia Nusantara, đặc biệt trong các lĩnh vực xây dựng, bất động sản, điện tử và năng lượng.
Đáng chú ý, Thủ tướng Anwar đã nhắc lại cam kết bảo vệ lao động nhập cư Indonesia tại Malaysia, cũng như thỏa thuận của hai bên về việc thúc đẩy để sớm ký kết MoU về phân định biên giới trên bộ và trên biển. Đây vốn là những vấn đề còn tồn đọng kéo dài giữa hai nước. Ngoài ra, phía Malaysia cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với vùng thông tin bay (FIR) Indonesia-Singapore và thỏa thuận tăng cường hợp tác song phương thông qua Hội đồng các nước sản xuất dầu cọ nhằm mở rộng thị trường và chống phân biệt đối xử đối với mặt hàng này. Hiện Malaysia và Indonesia là các nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới.
Về quan hệ khu vực, hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong việc đảm bảo hòa bình ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn gia tăng. Năm nay, Indonesia đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN và hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Malaysia trong ASEAN.
Theo đánh giá chung của các chuyên gia, chuyến thăm Jakarta lần này của Thủ tướng Anwar là cơ hội lớn để nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ ba của ASEAN thúc đẩy hợp tác, đạt được bước tiến trong giải quyết những tồn tại trong quan hệ song phương, mang lại lợi ích ổn định, phát triển cho toàn khu vực cũng như củng cố vai trò trung tâm của toàn thể Đông Nam Á.
Chuyên gia Tenku Rezasyah, giảng viên về quan hệ quốc tế Đại học Padjadjaran ở Bandung, nhận định việc Malaysia bày tỏ quan tâm đến dự án xây dựng thủ đô mới của Indonesia đã đánh dấu tiến triển đáng hoan nghênh trong quan hệ giữa hai nước. Theo ông, quan hệ giữa Jakarta và Kuala Lumpur dưới thời chính quyền Thủ tướng Anwar dự kiến sẽ gắn bó chặt chẽ hơn trong thời gian tới, do mối quan hệ gắn bó giữa cá nhân nhà lãnh đạo Malaysia với các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo Indonesia.
Trong khi đó, ông Azmi Hassan, nghiên cứu viên cấp cao Viện nghiên cứu Chiến lược Nusantara khẳng định chuyến thăm của Thủ tướng Anwar đến Indonesia có ý nghĩa "đặc biệt", đồng thời cho rằng Jakarta và Kuala Lumpur có thể đóng vai trò quan trọng trong thảo luận và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề nổi cộm của khu vực và thế giới liên quan đến Hồi giáo. Ông Riza Noer Arfani, chuyên gia quan hệ quốc tế thuộc Đại học Gadjah Mada (UGM) của Indonesia, nhấn mạnh chuyến thăm của Thủ tướng Anwar là cơ hội vàng đối với Indonesia - quốc gia mà Jakarta coi là đồng minh chiến lược.
Bên cạnh đó, việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia sẽ không chỉ có lợi cho mỗi nước mà còn đóng vai trò là động lực mạnh mẽ cho toàn khu vực, đặc biệt khi Indonesia đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN 2023 với quyết tâm tiếp tục khuyến khích ASEAN trở thành một khu vực ổn định và hòa bình để đóng vai trò mỏ neo ổn định kinh tế toàn cầu. Và rõ ràng để hiện thực hóa Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hòa bình, thịnh vượng và ổn định sẽ đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước duyên hải trong khu vực.
Ấn Độ công bố kế hoạch 1.200 tỷ USD với tham vọng thành 'công xưởng thế giới' Siêu sáng kiến trị giá 1.200 tỷ USD được hy vọng sẽ đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án cơ sở hạ tầng, từ đó mang lại lợi thế cho Ấn Độ trong việc thu hút các nhà đầu tư thế giới. Nhân công Ấn Độ vừa rẻ vừa biết nói tiếng Anh. Ảnh: livemint Theo báo Bưu điện Hoa Nam...