Chứng xuất huyết não nguy hiểm như thế nào?
Theo các chuyên gia y tế, xuất huyết não là một trong hai thể của đột quỵ. Đột quỵ gồm nhồi máu não và xuất huyết não nhưng nếu bị xuất huyết não thì bệnh nhân bị nặng hơn rất nhiều.
Ảnh minh họa.
Xuất huyết não do vỡ mạch não có tỷ lệ tử vong cao, việc nhận biết để điều trị sớm nhằm giúp kích thước khối máu tụ không tăng thêm và làm giảm các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Bệnh xảy ra khi máu tràn vào mô não và gây tổn thương não. Khi máu từ tổn thương kích thích các mô não thì sẽ gây ra phù não, máu tập trung thành một khối gọi là tụ máu. Tình trạng này làm tăng áp lực lên các mô xung quanh, cuối cùng làm chết các tế bào não và vỡ mạch não.
Bệnh nhân xuất huyết não nặng có tỷ lệ tử vong cao, tiên lượng phụ thuộc chủ yếu vào kích thước khối máu tụ trong não. Kích thước này càng lớn thì bệnh nhân có nguy cơ tử vong và tàn phế càng cao. Thông thường việc điều trị chỉ nhằm giúp kích thước khối máu tụ không tăng thêm và làm giảm các biến chứng. Số ít bệnh nhân xuất huyết não có thể hồi phục, đi lại được và phần lớn bệnh nhân tàn phế vĩnh viễn.
Xuất huyết não khởi phát rất đột ngột và dữ dội, có thể ngay sau lúc gắng sức về tâm lý và thể lực hoặc trong lúc đang làm việc, sinh hoạt bình thường, thậm chí căn bệnh bộc phát ngay trong giấc ngủ hay khi vừa thức dậy. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh như sau:
Bỗng nhiên nhức đầu dữ dội, bủn rủn chân tay và ngã chúi xuống một bên hoặc bị tê liệt một cánh tay, một bên chân.
Không nói được, nói không rõ tiếng, mặt méo xệch, miệng cũng méo.
Cơ thể vã mồ hôi, tiểu tiện không tự chủ, nhịp thở không đều, rối loạn nhịp tim và huyết áp, sốt.
Video đang HOT
Rối loạn về nuốt như nuốt khó, nuốt dễ bị sặc, không nhai được.
Trí nhớ giảm sút nhanh chóng, hay quên hoặc quên hoàn toàn mọi thứ nhanh chóng …
Ngay khi phát hiện các dấu hiệu trên, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được hỗ trợ vì người bị xuất huyết não nên được cấp cứu trong thời gian 3 – 4 giờ sau khi bệnh khởi phát để giảm bớt được mức độ nguy hiểm và hạn chế biến chứng do bệnh.
30% bệnh nhân xuất huyết não có thể hồi phục, đi lại được và 30% bệnh nhân tàn phế vĩnh viễn. Tàn phế ở đây gồm hai mức độ là có thể tự sinh hoạt cá nhân nhưng không thể quay lại công việc ban đầu; tàn phế nặng là phải nằm một chỗ trên giường, không thể tự chăm sóc bản thân.
Cần chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có khả năng xử trí và cấp cứu đột quỵ. Trong khi chờ xe cấp cứu, nếu người bệnh tỉnh, đặt nằm nghiêng về bên lành, đầu hơi nâng nhẹ. Không cho ăn hoặc uống bất kỳ loại gì. Lấy bỏ các vật hoặc lau đờm dãi trong miệng có thể gây nên khó thở. Nếu liệt, khi vận chuyển cần trợ giúp và đặt nghiêng về bên lành.
Khi người bệnh hôn mê, tiến hành các bước trên. Nếu bệnh nhân không thấy mạch hoặc ngưng thở, tiến hành ép tim ngoài lồng ngực (80-100 lần một phút) cho đến khi tim đập lại. Gọi điện thoại đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Theo infonet
Nhờ tấm hình selfie, người mẹ trẻ được phát hiện mắc bệnh đột quỵ não kịp thời
Chúng ta sẽ chẳng bao giờ nghĩ cơ thể của mình đang có bệnh nếu không gặp phải những triệu chứng bất thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
Stephanie Farnan (28 tuổi) là một người mẹ trẻ đang sinh sống tại thị trấn Wexford (Ireland). Cô được phát hiện bị xuất huyết não nghiêm trọng vào sáng thứ 6, ngày 23/8 vừa qua.
Bố của Farnan - ông Frank đã phát hiện con gái mình nằm trên sàn nhà bất tỉnh vào ngày hôm đó. Gia đình đưa Farnan vào bệnh viện cấp cứu ngay để bác sĩ kịp thời xem xét bệnh tình của cô. Họ chẩn đoán Farnan bị xuất huyết não và tính mạng của cô có thể bị đe dọa. Theo chia sẻ trên The Sun, các bác sĩ nhận thấy tim của Farnan có một lỗ hổng lớn, cộng với phản ứng có hại của thuốc tránh thai nên khiến cô bị đột quỵ, ngã bất tỉnh trên sàn nhà.
Tấm ảnh selfie đã cứu lấy mạng sống của Farnan.
Thật may là tại thời điểm phát hiện Farnan bất tỉnh tại nhà, anh trai của cô - Stephanie Sean đã kiểm tra điện thoại em gái và phát hiện thấy một tấm ảnh selfie (tự sướng) của cô được chụp từ 14 phút trước đó. Sau đó, Sean đã đưa cho bác sĩ xem hình ảnh này và họ đã cho Farnan dùng thuốc chống đông máu để cấp cứu ngay. Chính điều này đã cứu lấy mạng sống của Farnan ngay lúc đó.
"Tôi không nhớ mình đã chụp tấm hình đó hay làm bất kỳ hoạt động nào từ sáng hôm đó. Tôi chỉ nhớ mình đã thức dậy, sau đó cảm thấy chóng mặt rồi tỉnh lại trong phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện Beaumont. Gia đình tôi được thông báo phải chuẩn bị sẵn tinh thần vì có thể tôi không qua khỏi" - Farnan bình tĩnh nhớ lại.
Gia đình của Farnan (từ trái sang: mẹ, Farnan, con trai, bố và anh trai).
Từ trường hợp của mình, Farnan khuyên mọi người đừng bao giờ bỏ qua bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể và nên chú ý nhiều hơn tới sức khỏe để không mắc phải lỗi lầm giống cô. Thực tế thì, Farnan cho biết: "Thị lực của tôi trở nên kém đi trong 1 - 2 ngày trước đó. Lúc ấy, tôi chỉ nghĩ do mình quá mệt mỏi hoặc do không đeo kính thường xuyên nên chủ quan không đi khám".
Farnan là một người mẹ đơn thân.
Sau cơn đột quỵ này, Farnan phải chống nạng để giữ thăng bằng khi di chuyển và hiện tại, cô đang điều trị tình trạng mù mắt bên phải. Gia đình Farnan đang phải tổ chức gây quỹ để giúp trang trải những chi phí y tế và đi lại trong quá trình chữa trị.
Trang gây quỹ cho biết: "Farnan không được trả lương nghỉ ốm cho nhân viên và hiện tại cô ấy cũng không thể làm việc gì. Phía trước còn là một chặng đường điều trị phục hồi rất dài. Do đó, chúng tôi lập ra trang này để giúp Farnan giảm bớt phần nào gánh nặng chi phí điều trị và trang trải cho cuộc sống hàng ngày của cô".
5 triệu chứng cảnh báo sớm một cơn đột quỵ não sắp diễn ra mà bạn nên chú ý:
- Tê liệt nửa người: Nếu bạn gặp phải tình trạng tê liệt ở một bên cơ thể, đặc biệt là các vùng như tay, chân, mặt... thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn sắp bị đột quỵ. Hiện tượng này xảy ra khi một bên não bộ của bạn bị tê liệt do không được cung cấp đủ oxy.
- Tầm nhìn có vấn đề: Nếu bạn gặp phải tình trạng tê liệt ở một bên cơ thể, đặc biệt là các vùng như tay, chân, mặt... thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn sắp bị đột quỵ. Hiện tượng này xảy ra khi một bên não bộ của bạn bị tê liệt do không được cung cấp đủ oxy.
- Đau vai, cứng cổ: Nếu bạn gặp phải tình trạng tê liệt ở một bên cơ thể, đặc biệt là các vùng như tay, chân, mặt... thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn sắp bị đột quỵ. Hiện tượng này xảy ra khi một bên não bộ của bạn bị tê liệt do không được cung cấp đủ oxy.
- Hay mệt mỏi, chóng mặt: Hiện tượng chóng mặt thường diễn ra khi cơ thể bị rối loạn các hoạt động, từ đó khiến não không được cung cấp đủ oxy nên khiến bạn rơi vào tình trạng này. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng, từ đó dẫn đến nguy cơ đột quỵ rất cao.
- Đau nửa đầu dữ dội: Nếu lưu lượng máu lên não bị hạn chế hoặc chặn lại bởi các chức năng cơ thể không hoạt động bình thường thì bạn sẽ gặp phải những cơn đau nửa đầu hay đau cả đầu dữ dội. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do máu trong cơ thể không được cung cấp đủ lên não bộ, từ đó dẫn đến cơn đột quỵ sau đó.
Source (Nguồn): The Sun, Aol
Theo Helino
Cứu sống bệnh nhân 38 tuổi nhờ đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội đã phối hợp cùng cùng các y bác sĩ Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông thực hiện đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho bệnh nhân bị suy nút xoang tim, 38 tuổi ở Chương Mỹ, Hà Nội. Đây là kỹ thuật được triển khai thực hiện đầu tiên...