Chủng virus cúm mới được phát hiện ở Trung Quốc có nguy hiểm?
Câu hỏi này đặt ra giữa bối cảnh những thông tin về chủng virus cúm G4 mới xuất hiện, tiềm tàng nguy cơ lây nhiễm cho con người và tạo thành đại dịch.
Hôm 29/6, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Science (PNAS) cho biết thế giới mới xuất hiện chủng cúm heo mới có tên G4, là sự pha trộn của ba chủng virus khác. Đó là chủng được tìm thấy ở các loài chim châu Âu, châu Á; chủng cúm gây đại dịch năm 2009 và cúm gia cầm ở Bắc Mỹ có gene từ virus cúm gia cầm, người và lợn.
Từ các dữ liệu đã có, loại virus cúm lợn này có nguy cơ xuất hiện ở người. Trước những lo ngại của thế giới, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc đã lên tiếng khẳng định virus cúm heo chủng mới hay còn gọi là G4 không có khả năng bùng phát thành đại dịch. Xác suất con người bị nhiễm chủng virus nói trên là rất thấp.
Tuy nhiên, nhiều câu hỏi vẫn đặt ra virus cúm heo nguy hiểm đến như thế nào và vì sao nó tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cho người.
Hình ảnh dưới kính hiển vi của virus cúm H1N1 1918. Ảnh: NIAID.
Video đang HOT
The Paper giải thích virus cúm có thể chia thành ba loại A, B, C. Virus cúm A lại phổ biến nhất, bao gồm nhiều chủng khác tùy thuộc vào cấu trúc bề mặt và đặc điểm di truyền. Một số loại trong số đó có thể gây bệnh đường hô hấp ở heo và được gọi là virus cúm heo. Loại virus này lây lan quanh năm và tỷ lệ mắc cao, tỷ lệ tử vong thấp.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, các virus cúm lợn thường không lây nhiễm ở người. Tuy nhiên vẫn có những ca mắc phải và gây hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, nhiều người lo ngại ảnh hưởng của chủng virus G4 mới công bố.
Thông thường, virus cúm lợn lây nhiễm sang người khi một con lợn bệnh (hoặc người nhiễm bệnh) ho, hắt hơi và phát tán giọt bắn mang virus, lan truyền trong không khí. Nếu người lành hít phải những giọt bắn này sẽ bị nhiễm bệnh.
Hiện chưa có bằng chứng cho thấy ăn thịt lợn hoặc các sản phẩm từ lợn có thể bị lây nhiễm virus cúm.
Điều cần làm hiện nay đó là luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, rửa tay thường xuyên, dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi, tiêm vaccine theo quy định. Đặc biệt, cần chú ý giữ gìn vệ sinh nơi ở, ăn chín uống sôi. Các nguyên tắc đó không chỉ giúp chúng ta phòng ngừa virus cúm mà còn các bệnh truyền nhiễm khác.
Mẹ cứ vô tư cho con ăn hải sản sai cách mà không biết rằng cực kỳ nguy hại với sức khỏe của con
Hải sản như tôm, cá rất giàu dinh dưỡng nhưng cho bé ăn sai cách sẽ gây ra nguy hại lớn với sức khỏe của trẻ.
Hải sản (tôm, cua, cá...) chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu mẹ cứ vô tư cho con ăn mà không biết cách thì sẽ gây ra những nguy hại rất lớn đối với trẻ.
Dưới đây là những sai lầm mẹ hay mắc phải khi cho con ăn hải sản.
Cho bé ăn hải sản quá sớm
Từ 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu được ăn dặm. Thực phẩm thích hợp nhất lúc này chính là tinh bột, rau củ chứ không phải là chất đạm, hải sản. Nhiều mẹ "tham", muốn bổ sung nhiều dinh dưỡng cho con ngay từ đầu nên đã vội vàng cho trẻ ăn hải sản. Điều này không hề tốt vì hải sản dễ gây dị ứng cho trẻ. Sau khoảng 1 tháng kể từ thời điểm ăn dặm, mẹ mới nên tập cho trẻ ăn hải sản, bắt đầu từ nước ngọt rồi mới chuyển sang nước mặn. Mẹ nên cho bé ăn từ từ từng ít một để thích nghi dần. Nếu bé có cơ địa dị ứng với hải sản, phụ huynh cần phải thận trọng hơn.
Cho trẻ ăn quá nhiều hải sản
Hải sản là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quý giá. Tuy nhiên, không phải cứ ăn nhiều là tốt. Các chuyên gia khuyên rằng, mẹ có thể cho bé ăn 1-2 bữa hải sản/ngày. Tùy theo tháng tuổi mà lượng ăn khác nhau.
Trẻ 7-12 tháng có thể ăn 20-30 gram cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ, chỉ lấy phần thịt) và nấu với bột, cháo. Mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3-4 bữa/tuần.
Trẻ 1-3 tuổi: có thể ăn 30 - 40 g thịt hải sản/bữa, mỗi ngày 1 bữa nấu với cháo hoặc mỳ, bún, súp...
Trẻ 4 tuổi trở lên: mỗi bữa có thể ăn 50-60 g thịt của hải sản/bữa, ghẹ có thể ăn 1/2 con/bữa, tôm to có thể ăn 1-2 con (tương tương với 100g cả vỏ)/bữa. Có thể ăn 1-2 bữa/ngày.
Chế biến không đúng cách
Chế biến hải sản không đúng cách mà cho trẻ ăn cũng rất nguy hiểm. Bởi lúc này hệ tiêu hóa của con vẫn chưa thực sự hoàn thiện để có thể tiêu hóa như người lớn. Trẻ cần được ăn chín, uống sôi, không được ăn hải sản chế biến chưa chín như làm gỏi.
Cha mẹ cũng nên nghiền, xay tôm, cua, cá nhuyễn mịn để nấu đồ ăn cho trẻ và tăng dần độ thô thích hợp với từng độ tuổi.
Ăn thịt lợn chưa được nấu chín, chàng trai Thái Lan 18 tuổi bị sán dây ký sinh trắng xóa khắp người Một chàng trai 18 tuổi ở Thái Lan thời gian gần đây bị đau đầu, nôn mửa và co giật sau khi ăn thịt lợn chưa nấu chín và một số thực phẩm khác. Sau khi kiểm tra y tế, các bác sĩ phát hiện toàn cơ thể cậu bị phủ bởi những dải màu trắng là hàng ngàn con sán dây ký...