Chủng virus cúm heo mới nguy hiểm đến đâu?
Một nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện một chủng virus cúm heo mới có khả năng lây cho con người và gây ra đại dịch trong tương lai.
Theo công trình đăng trên tạp chí khoa học Mỹ Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS) hôm 29-6, nhóm nghiên cứu cho biết chủng virus này gọi là G4 EA H1N1, có nguồn gốc từ virus cúm heo H1N1 từng gây ra đại dịch năm 2009.
Chủng virus mới nói trên được phát hiện thông qua kết quả phân tích 30.000 miếng gạc mũi lấy từ heo tại các lò mổ và một bệnh viện thú y tại 10 tỉnh ở Trung Quốc trong giai đoạn 2011-2018. Nghiên cứu cho thấy G4 có khả năng lây nhiễm cao và phát triển nhanh trong tế bào người.
Dù trấn an rằng virus hiện chưa là mối đe dọa tức thì, nhóm nghiên cứu (đến từ một số trường đại học và Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc) lo ngại nó có thể biến đổi trong thời gian tới để dễ dàng lây sang người hơn. Trước mắt, G4 dường như đã lây nhiễm cho người ở Trung Quốc. Tại 2 tỉnh Hà Bắc và Sơn Đông, hơn 10% người làm việc tại các trang trại heo cho kết quả dương tính với virus trong một cuộc khảo sát từ năm 2016 đến 2018.
Một nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện một chủng virus cúm heo mới có thể gây đại dịch Ảnh: Sciencemag.org
Theo đài CNN, hiện chưa có bằng chứng cho thấy G4 có thể lây từ người sang người nhưng các nhà nghiên cứu cảnh báo virus đang lây lan nhanh giữa heo và “có thể trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người”. Vì thế, cuộc nghiên cứu kêu gọi tăng cường giám sát và kiểm soát sự lây lan của virus, nhất là khi các loại vắc-xin cúm hiện nay không bảo vệ được con người trước G4.
Video đang HOT
Nhận định về phát hiện trên, ông Carl Bergstrom, chuyên gia tại Trường ĐH Washington (Mỹ), nhận định virus G4 dù có khả năng lây nhiễm cho con người nhưng nguy cơ xảy ra đại dịch mới là không cao. “Không có bằng chứng cho thấy G4 lây lan giữa con người dù sự phơi nhiễm mạnh đã diễn ra trong 5 năm” – ông Carl Bergstrom cho biết. Dù vậy, nghiên cứu mới nói trên một lần nữa nêu bật nguy cơ từ việc virus trong động vật lây lan sang con người, đặc biệt ở những vùng mật độ dân cư đông đúc và người dân tại đó sống gần nông trại, lò giết mổ, chợ bán đồ tươi sống…
Dịch Covid-19 còn lâu mới kết thúc
Thông tin về virus G4 được công bố trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo đại dịch Covid-19 còn lâu mới kết thúc. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 29-6 nhắc nhở rằng 6 tháng sau khi Trung Quốc lần đầu tiên cảnh báo WHO về căn bệnh, đã có hơn 10 triệu người mắc bệnh và 500.000 người tử vong vì Covid-19. Theo Reuters, WHO dự định triệu tập một cuộc họp trong tuần này để đánh giá tiến triển trong cuộc chiến chống Covid-19 và phái một nhóm chuyên gia đến Trung Quốc trong tuần tới để điều tra nguồn gốc của virus gây bệnh.
Tình hình dịch bệnh tại Mỹ đang gây nhiều quan ngại giữa lúc số ca Covid-19 không ngừng gia tăng trở lại sau khi các bang nới lỏng hoặc dỡ bỏ những biện pháp hạn chế nhằm mở cửa lại kinh tế. Bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, hôm 29-6 nhận định số ca Covid-19 tăng mạnh trở lại ở nước này chủ yếu do người dân phớt lờ các khuyến cáo y tế về việc giãn cách xã hội, đeo khẩu trang.
Chính quyền một số bang đã ra lệnh người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng sau khi chứng kiến số ca Covid-19 tăng đáng báo động. Riêng Thống đốc bang Arizona, ông Doug Ducey, hôm 29-6 ra lệnh đóng cửa các quán bar, rạp hát, phòng gym và công viên nước.
Còn tại Anh, lệnh phong tỏa nghiêm ngặt đã được áp đặt tại TP Leicester hôm 30-6 sau khi số ca Covid-19 tại đó tăng vọt. Theo Reuters, Leicester chiếm khoảng 10% tổng số ca Covid-19 tại Anh vào tuần rồi.
Số người hút thuốc lá có thể giảm đi 27 triệu người vào năm 2025
Kể từ năm 2010, đã có khoảng 60% trong số các quốc gia bắt đầu sụt giảm về sản lượng tiêu thụ thuốc lá.
(Ảnh: PV/Vietnamplus)
Trong một báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về xu hướng sử dụng thuốc lá toàn cầu, dự đoán đến năm 2020 sẽ giảm bớt 10 triệu người hút thuốc lá ở cả nam và nữ, so với năm 2018.
Theo đà phát triển tích cực đó, đến năm 2025 con số người hút thuốc lá có khả năng giảm bớt thêm 27 triệu người nữa để đạt đến cột mốc chỉ còn dưới 1,3 tỷ người hút thuốc trên toàn cầu.
Kể từ năm 2010, đã có khoảng 60% trong số các quốc gia bắt đầu sụt giảm về sản lượng tiêu thụ thuốc lá.
Việt Nam có khoảng 17 triệu người hút thuốc lá, trong đó trên 45% nam giới và 1,1% phụ nữ trưởng thành. Số lượng người hút thuốc cao nên ước tính có khoảng 33 triệu dân phải chịu hút thuốc lá thụ động.
Sau nhiều năm thực hiện công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, tỷ lệ người hút thuốc lá đã giảm 2%. Năm 2019, kết quả điều tra tại một số tỉnh cho thấy, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới giảm và thấp hơn so với điều tra toàn quốc năm 2015.
Theo Tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, nhiều năm qua đã chứng kiến sự gia tăng đều đặn về số lượng người hút thuốc lá ở nam giới. Nhưng giờ đây, lần đầu tiên tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới đang sụt giảm. Điều này có được nhờ vào sự thắt chặt của chính phủ các nước đối với ngành công nghiệp thuốc lá.
Đến nay đã có 116 trong tổng số 137 quốc gia có tỷ lệ hút thuốc lá điếu giảm kể từ khi thực thi các biện pháp quản lý, giám sát. Đây là kết quả của việc triển khai các chương trình ngăn chặn việc hút thuốc lá thụ động, tổ chức các chương trình bỏ thuốc, nâng cao nhận thức về tác hại thuốc lá, giới hạn hoặc cấm việc quảng cáo thuốc lá, các hoạt động thúc đẩy thương mại, tài trợ và tăng thuế trên các sản phẩm thuốc lá.
Theo số liệu được Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Môi trường và Y tế công cộng Nhật Bản công bố, lịch sử sụt giảm thuốc lá điếu tại nước này từ giữa năm 2011 và 2015 cho thấy: số lượng thuốc lá điếu bán ra ở Nhật Bản dần sụt giảm chậm nhưng với tốc độ ổn định.
Tuy nhiên, tốc độ sụt giảm trong sản lượng bán thuốc lá điếu tăng vọt bắt đầu từ năm 2016, tương ứng với thời gian sản phẩm thuốc lá làm nóng được giới thiệu vào thị trường này. Một nghiên cứu gần đây cho thấy phần lớn người sử dụng sản phẩm thuốc lá làm nóng ở Nhật Bản vẫn sử dụng song song với thuốc lá điếu truyền thống.
Hiện nay, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới vẫn đang được giới khoa học nghiên cứu sâu và tranh luận về tính giảm thiểu tác hại khi các sở cứ khoa học đưa ra chỉ có thể đo lường tác động của sản phẩm trong thời gian từ 6 tháng đến một năm.
Theo các chuyên gia y tế, đối với các bệnh lý như bệnh ung thư, tim mạch, hô hấp, cần có biện pháp theo dõi và đo lường với thời gian từ 5 năm trở lên mới xác định được tính tác động của sản phẩm lên sức khỏe một cách toàn diện.
Chính vì vậy, WHO đã đưa ra các chiến dịch vận động chính phủ các nước trong giai đoạn này cần có chính sách cấm hoặc thắt chặt quản lý đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, tùy vào điều kiện của từng quốc gia...
Tuy nhiên, việc thực thi chiến dịch này vẫn đang còn nhiều tranh cãi khác nhau. Có ý kiến cho rằng đó là rào cản ngăn chặn những sản phẩm công nghệ mới vào thị trường, qua đó bảo vệ vị thế thượng phong độc quyền của thuốc lá điếu truyền thống.../.
Các bà mẹ bị nhiễm Covid-19 vẫn nên cho con bú sữa Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã ra khuyến cáo, những bà mẹ bị nhiễm Covid-19 vẫn có thể cho con bú và không nên tách những đứa trẻ sơ sinh ra khỏi họ. Những bà mẹ bị nhiễm Covid-19 trước khi sinh hoặc bắt đầu cho con bú, cùng những người bị nhiễm bệnh khi cho con bú, sẽ...