Chủng virus cúm độc lực cực cao chưa từng thấy có thể tràn vào VN
Cục Y tế Dự phòng cảnh báo, virus cúm gia cầm A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8… có độc lực cao đang có nguy cơ xâm nhiễm từ Trung Quốc, Campuchia vào Việt Nam.
Các chuyên gia dịch tễ lo ngại cúm gia cầm có độc lực cao sẽ vào Việt Nam
Bộ Y tế vừa phát đi công điện về việc phòng các chủng virus cúm có độc lực cực cao vào Việt Nam.
Theo công điện, tình hình dịch bệnh cúm A/H7N9 đang diễn biến phức tạp ở 13 tỉnh, thành phố của Trung Quốc với số mắc tăng cao đột biến, tỉ lệ tử vong cao (khoảng 40%).
Chỉ trong 2 tháng qua, Trung Quốc ghi nhận hơn 340 trường hợp nhiễm cúm A/H7N9.
Cũng theo thông báo của Tổ chức Thú y quốc tế (OIE), trong tháng 1-2017, đã xảy ra một số ổ dịch cúm A/ H5N1 trên gia cầm tại tỉnh Sveyrieng (Campuchia) – địa phương có chung đường biên giới với nước ta.
Video đang HOT
Trước tình hình trên, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ cúm A/H7N9 lây lan vào Việt Nam là khó tránh khỏi nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Theo nhận định của Bộ NN-PTNT, virus A/H7N9 và các chủng virus độc lực cao khác như A/H5N2, A/H5N8… chưa từng xuất hiện ở Việt Nam đang có nguy cơ xâm nhiễm vào nước ta, thông qua hoạt động giao thương, nhập lậu gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc từ các tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc và Campuchia.
PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế lo ngại, sự xuất hiện thêm những chủng cúm mới khiến chúng ta phải cảnh giác hơn. Nguy cơ bùng phát cúm gia cầm và các loại cúm gia cầm mới có khả năng lây lan sang người vẫn thường trực.
Các chuyên gia nhận định, virus cúm gia cầm ngày càng nhân rộng và làm thay đổi “bản đồ” bệnh tật của con người. “Các nhà khoa học ước tính có khoảng 144 loại virus cúm. Các chủng cúm ngày càng mạnh mẽ hơn và sinh sôi thêm nhiều “nhánh” mới”.
Ngoài ra, nguy hiểm nhất là hiện nay một số virus trước đây có độc lực rất cao như H5N1 chỉ lây ở gia cầm có thể đột biến hoặc tái tổ hợp với virus cúm H1N1 (loại virus lây lan qua đường hô hấp ở người nhưng có một phần gien từ cúm gia cầm) để thành một chủng mới có độc lực mạnh. Khi đó, virus có khả năng lây lan qua đường hô hấp từ người thì có thể sẽ là “thảm họa” của loài người.
Nhận thấy mức độ nguy hiểm của những chủng virus cúm này, Bộ NN-PTNT và Bộ Y tế đề nghị các địa phương, bộ ngành liên quan, chỉ đạo ngăn chặn, nghiêm cấm việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới. Ngành y tế khuyến cáo người dân không ăn gia cầm không rõ nguồn gốc.
Theo Danviet
Bệnh đau mắt đỏ bùng phát bất thường ở Hà Nội
Vào thời điểm hiện tại với số lượng 150-200 bệnh nhân đến khám vì đau mắt đỏ có thể cho là bất thường.
Mỗi ngày có hàng trăm người đến viện khám vì đau mắt đỏ
Ngày 13/2, TS.BS Lê Xuân Cung - Phó trưởng khoa Kết giác mạc, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, trong những ngày gần đây, bệnh nhân bị viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ tăng bất thường nhưng chưa thành dịch.
Theo bác sĩ Cung, thông thường, những thời điểm đỉnh dịch, số lượng bệnh nhân tăng khoảng trên 30% so với ngày thường. Còn trong khoảng 1 tuần trở lại đây số lượng bệnh nhân tăng khoảng 10% (150-200 bệnh nhân/ngày) so với ngày thường.
Phó trưởng khoa Kết giác mạc, BV Mắt Trung ương cũng cho biết, ở vào thời điểm hiện tại với số lượng trên cũng có thể cho là "bất thường".
Theo lý giải của TS Cung, thông thường bệnh đau mắt đỏ xuất hiện vào dịp hè, khi thời tiết nắng nóng, khói bụi nhiều... Tuy nhiên, hiện đang là mùa Xuân mà số lượng bệnh nhân bắt đầu tăng nhẹ, thì đó cũng là điểm bất thường.
Các chuyên gia nhận định, do thời tiết năm nay nắng nóng ngay trong những ngày đầu xuân, hơn nữa sau đợt nghỉ tết người dân quay trở lại làm thủ đô làm việc nhiều, lượng khói bụi ô nhiễm tăng lên, cùng với đó là việc giữ gìn vệ sinh của người dân chưa thật sự được chú trọng nên số người mắc bệnh đau mắt đỏ gia tăng.
Bác sĩ Hoàng Minh Anh, Trưởng khoa Tổng hợp, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, trong điều kiện thời tiết hiện nay, virus gây bệnh đau mắt đỏ phát triển mạnh và phát tán trong không khí, khiến bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh, sau đó lây lan nhanh qua tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt và bắt tay.
Bệnh đau mắt đỏ có biểu hiện chính là mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai. Triệu chứng thường gặp là mắt nhiều dử, mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ, đau nhức, chảy nước mắt, có người có thể mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai. Nếu để bệnh nặng, mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc... thì sẽ gây khó khăn hơn trong điều trị.
BS Lê Xuân Thủy, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay; Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của nguời bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt...; Dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối...
Khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ, người bệnh cần tuân thủ những điều sau: Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại; Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn; Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt. Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc.
Theo Danviet
Chùm ảnh: Mùa hoa bưởi dịu dàng xuống phố Dù chưa đến tháng 3, nhưng trên nhiều tuyến phố Hà Nội đã xuất hiện hình ảnh những gánh hoa bưởi trắng tinh khôi, tỏa hương thơm nồng nàn níu kéo người qua lại. Đi qua các tuyến phố như Xã Đàn, Giảng Võ... nhiều người không khỏi xao xuyến khi ngửi thấy hương hoa bưởi thoang thoảng. Cứ vài chục mét lại...