‘Chúng tôi sẽ về khi TP. Hồ Chí Minh hết ‘ốm”
Dù nhiệm vụ được giao đã hoàn thành nhưng nhiều “chiến sĩ áo trắng” vẫn tiếp tục ở lại đồng hành cùng bệnh nhân COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh.
Họ mong muốn có một hành trình chống dịch trọn vẹn rồi mới trở về cùng người thân và bạn bè.
Mong muốn một “hành trình” trọn vẹn
Khi những đồng đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh phòng, chống dịch bệnh COVID-19, và trở về trong sự chào đón của người thân và đồng nghiệp thì vẫn còn những “chiến sĩ áo trắng” khác tình nguyện ở lại cùng TP. Hồ Chí Minh với quyết tâm ngày về thành phố này đã “hết ốm”.
Bác sĩ Thành ngày cùng “đồng đội” xuất quân vào TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ chống dịch.
Chia sẻ cùng Phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống (Bộ Y tế), Bác sĩ Cao Xuân Thành (SN 1987) công tác tại Khoa Phụ khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) hiện đang thực hiện nhiệm vụ tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Trung ương Huế tại quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh cho biết, anh đã cùng 3 đồng nghiệp tình nguyện ở lại với đoàn công tác vừa tăng cường tiếp tục hỗ trợ TP. Hồ chí Minh chống dịch.
Trước đó, khi ngày nhiệm vụ được giao đã hoàn thành, ngày về đã đến gần, bác sĩ Thành vẫn trăn trở khi cho rằng “hành trình” của mình vẫn chưa trọn vẹn bởi TP. Hồ Chí Minh dù đã qua những ngày tháng cam go nhất nhưng lượng bệnh nhân vẫn đông.
Hơn 2 tháng thực hiện nhiệm vụ, bác sĩ Thành đã cảm nhận được những vất vả của đồng nghiệp, những đau đớn của bệnh nhân nên trong tâm thức vị bác sĩ ấy luôn muốn cống hiến thêm đến khi còn có thể.
Bác sĩ Thành nhờ đồng nghiệp chụp vội tấm hình để lưu giữ kỷ niệm những ngày đồng hành cùng bệnh nhân COVID-19 (Ảnh: NVCC).
Video đang HOT
Sau khi có ý định tiếp tục ở lại chống dịch, bác sĩ Thành cùng 3 đồng nghiệp đã xin ý kiến Ban Giám đốc bệnh viện và được thu xếp công việc ở đơn vị, tiếp tục nhiệm vụ hỗ trợ chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh.
Nhiều đồng nghiệp cũng mong muốn tiếp tục ở lại TP. Hồ Chí Minh chống dịch nhưng vì nhiều lý do như sức khỏe và công việc tại đơn vị nên chỉ có 4 người được ở lại. Chúng tôi sẽ luôn cố gắng vì bệnh nhân để có được một “hành trình” trọn vẹn nhất khi trở về quê hương.BS. Cao Xuân Thành nói.
Bác sĩ Thành (bìa phải) nhận những lời cổ vũ, động viên từ bạn bè, đồng nghiệp.
Bác sĩ Thành tâm sự, tuy có nhiều vất vả nhưng vì bệnh nhân, bản thân anh và đồng nghiệp sẽ nỗ lực nhiều hơn. Trong khoảng thời gian ấy, nhiều kinh nghiệm đã được anh và đồng nghiệp đúc rút sẽ được anh hướng dẫn và chia sẻ cho đoàn công tác vừa được tăng cường từ Quảng Bình.
Động lực lớn từ người thân và đồng nghiệp
Là một bác sĩ, nhưng anh thành còn mang trên vai trách nhiệm của một người con, người chồng người cha… nên khi có ý định tiếp tục ở lại TP. Hồ Chí Minh chống dịch anh đã có những tâm sự cùng ba mẹ và vợ.
“Khi biết mình xin tiếp tục ở lại, ba mẹ muốn mình về bởi lo lắng cho con trai. Vợ cũng là cán bộ y tế nên hiểu cho chồng và giúp chồng giải thích và chăm sóc ba mẹ và con nhỏ. Khi hiểu được mong muốn của mình, người thân và đồng nghiệp đã gửi những lời động viên”, anh Thành cho biết.
Hộ sinh trưởng Thanh Trà cùng bác sĩ Thành và những “chiến sĩ áo trắng” khác cùng nỗ lực giúp TP. Hồ Chí Minh nhanh hết “ốm”.
Cùng bác sĩ Thành và các đồng nghiệp khác tình nguyện ở lại hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch, chị Nguyễn Thị Thanh Trà, Hộ sinh Trưởng, Khoa Phụ Khoa cũng phải tạm gác mong muốn trở về vui vầy cùng chồng con.
Chị Trà cho biết, chồng chị là cán bộ Biên phòng thường xuyên phải thực hiện nhiệm vụ. Ngày chị lên đường vào TP. Hồ Chí Minh chống dịch đã có dặn dò để hai con tự bảo bạn, chăm sóc nhau giúp ba mẹ an tâm làm nhiệm vụ.
Chị Trà mong dịch bệnh được sớm đẩy lùi để được về bên gia đình nhỏ (ảnh: NVCC).
Trong những quãng ngắn nghỉ ngơi, chị Trà thường xuyên gọi điện cho chồng và con để kể cho các con nghe những câu chuyện về bệnh nhân mắc COVID-19. Chị mong muốn các con hiểu được lý do mẹ tình nguyện ở tiếp tục hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch và cố gắng hơn trong học tập và cuộc sống.
.Tôi cùng đồng nghiệp tiếp tục ở lại là vì tình yêu thương dành cho những bệnh nhân. Tuy có khó khăn nhưng với sự động viên từ người thân và bạn bè thì lại có thêm động lực để cố gắng. Mong rằng dịch bệnh sẽ sớm qua đi để chúng tôi lại được về bên người thân.
Hộ sinh trưởng Nguyễn Thị Thanh Trà chia sẻ.
60 y, bác sĩ Nghệ An xuất quân vào TP.HCM chống dịch, 'mong Sài Gòn nhanh khỏe'
Các y, bác sĩ từ Nghệ An được cử vào hỗ trợ TP.HCM chống dịch COVID-19 đều bày tỏ quyết tâm cùng đồng nghiệp lấy mẫu xét nghiệm, điều trị bệnh nhân, sớm đẩy lùi dịch bệnh, mong "Sài Gòn nhanh khỏe"!
Ông Bùi Đình Long - phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An - động viên các y, bác sĩ lên đường vào TP.HCM chống dịch sáng 12-7 - Ảnh: DOÃN HÒA
Sáng 12-7, Sở Y tế Nghệ An tổ chức lễ xuất quân đoàn y, bác sĩ chi viện cho TP.HCM chống dịch COVID-19.
Đây là lần thứ 3 Nghệ An cử các đoàn nhân viên y tế tăng cường đến vùng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch (trước đó Nghệ An đã cử đoàn y, bác sĩ đến Đà Nẵng, Hà Tĩnh).
Trước khi lên đường, các y, bác sĩ đã được tiêm vắc xin ngừa COVID-19, xét nghiệm, đảm bảo điều kiện sức khỏe và tập huấn công tác chuyên môn lấy mẫu xét nghiệm, truy vết và điều trị cho bệnh nhân.
"Mặc dù Nghệ An đang điều trị các bệnh nhân COVID-19, nhưng nhiều bác sĩ, điều dưỡng ở các cơ sở y tế trong tỉnh đều bày tỏ nguyện vọng tình nguyện vào TP.HCM để cùng chống dịch, sớm đẩy lùi dịch bệnh", ông Dương Đình Chỉnh - giám đốc Sở Y tế Nghệ An - nói.
Bác sĩ Nguyễn Lâm Trung - 28 tuổi, công tác tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An (phải) - và đồng nghiệp cắt tóc trước ngày lên đường vào hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại TP.HCM - Ảnh: DOÃN HÒA
Đợt này có 60 y, bác sĩ, được lựa chọn từ hàng ngàn cán bộ, nhân viên y tế các bệnh viện Nghệ An đăng ký tình nguyện, lên đường vào TP.HCM tham gia phục vụ tại các bệnh viện dã chiến, lấy mẫu xét nghiệm tầm soát.
Sắp xếp lại công việc ở đơn vị, gác lại những nỗi niềm riêng của gia đình, những y bác sĩ trẻ hăng hái lên đường với niềm hy vọng "Sài Gòn nhanh khỏe!".
Điều dưỡng trẻ Cao Thị Trà chia sẻ tâm trạng quyết tâm trước khi vào TP.HCM - Ảnh: DOÃN HÒA
Điều dưỡng Cao Thị Trà - 23 tuổi, công tác tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An - chia sẻ những ngày qua khi nghe tin mỗi ngày tại TP.HCM có hàng ngàn ca COVID-19, chị và các y bác sĩ ở Nghệ An rất nóng lòng mong muốn sớm được vào "chia lửa" cùng đồng nghiệp.
"Từ quê Bác lên đường cho chuyến công tác xa cả ngàn cây số vào thành phố mang tên Bác, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, cùng hẹn ngày về khi cùng các đồng nghiệp tại TP.HCM chiến thắng dịch bệnh", chị Trà bày tỏ.
Trong thời gian đoàn y, bác sĩ vào hỗ trợ TP.HCM chống dịch, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu ngành y tế, các bệnh viện cần đảm bảo cơ sở vật chất, khám chữa bệnh, xử lý các tình huống nếu địa phương có thêm ca COVID-19 mới.
Đợt này có 60 y, bác sĩ Nghệ An lên đường vào TP.HCM tham gia phục vụ tại các bệnh viện dã chiến, lấy mẫu xét nghiệm tầm soát - Ảnh: DOÃN HÒA
Nhói lòng bác sĩ tham gia tuyến đầu chống dịch, mẹ mất không thể về chịu tang Đang tham gia chống dịch tại BV Bệnh Nhiệt đới TW thì hai vợ chồng bác sĩ nhận được tin mẹ mất nhưng không thể về chịu tang. Ngày 15/5, cộng đồng mạng xã hội facebook xúc động trước dòng trạng thái chia sẻ của một nữ bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà...