Chúng tôi sắp cưới nhưng bạn trai lại không muốn ‘chuyện ấy’
Tôi sợ mình đang tiến đến một cuộc hôn nhân không quan hệ và đôi khi sợ sẽ ngả nghiêng với người đàn ông khác vì thiếu thốn.
“Tôi rất yêu chồng chưa cưới của mình. Anh ấy ân cần, quan tâm đến tôi và biết làm tôi tươi cười. Chúng tôi đã lên kế hoạch cho đám cưới vào năm sau nhưng có một điều vẫn dày vò tôi, đó là đời sống quan hệ của chúng tôi.
Ngay từ khởi điểm, nó đã không thuận lợi do anh có vấn đề về sức bền, 7 tháng chúng tôi mới quan hệ được một lần. Tôi đã trao đổi việc này với anh nhiều lần nhưng anh chỉ gạt đi và vô tình làm mọi thứ trầm trọng hơn.
Tôi thừa nhận mình có để mắt tới các chàng trai khác, thậm chí đôi khi mơ về họ. Liệu tôi có nên tiến vào một cuộc hôn nhân không quan hệ không?”.
Tôi thừa nhận mình có để mắt tới các chàng trai khác, thậm chí đôi khi mơ về họ. (Ảnh minh họa)
Pamela Stephenson Connolly là một nhà trị liệu tâm lý tại Hoa Kỳ, chuyên điều trị các rối loạn ham muốn. Với tình huống trên, Pamela đưa ra tư vấn của mình:
Một số người chọn tham gia hoặc ở lại trong các cuộc hôn nhân không quan hệ vì nhiều lý do. Nhưng quan hệ rõ ràng rất quan trọng với bạn, vì vậy bạn phải lựa chọn.
Video đang HOT
Để cải thiện đời sống ham muốn, đầu tiên, hãy thực hiện các bước để cố gắng khơi dậy sự ham muốn giữa hai bạn.
Nên làm điều này một cách nhẹ nhàng vì anh ta có lẽ không sẵn lòng để giải quyết nó bởi anh ta xấu hổ hoặc bối rối.
Bạn không nên trách móc hay làm cho anh ấy xấu hổ, hãy giúp anh ấy hiểu tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề này và không cho anh ta cơ hội từ chối giải quyết vấn đề.
Điều này không có nghĩa là đưa cho anh ta tối hậu thư. Hãy tiếp cận anh ta bằng tình yêu, sự hiểu biết và trấn an anh ta rằng điều này có thể cải thiện được.
Có rất nhiều lý do có thể khiến anh ta không quan tâm, bao gồm cả những vấn đề trong nhận thức của anh ta về sức bền. Các vấn đề liên quan tới việc duy trì độ cương cứng hoặc lên đỉnh sớm đều có thể giải quyết được.
Có lẽ anh ta bị căng thẳng hoặc đang mắc phải một rối loạn cảm xúc đánh bật đam mê như trầm cảm, lo lắng. Hoặc anh ta có thể đang dùng thuốc ảnh hưởng đến phản ứng ham muốn của anh ta. Bạn cần phải cùng anh ấy tìm ra nguyên nhân cho vấn đề này.
Bạn đã chịu đựng tình trạng này trong một thời gian dài, và tôi tự hỏi tại sao một số người không tin rằng họ có quyền được đáp ứng nhu cầu quan hệ của họ, nên đã thỏa hiệp dẫn đến đau khổ lâu dài.
Bạn cần phải quyết định vấn đề của mình.
Theo Vietnamnet
5 nguyên tắc ứng xử với người có vấn đề tâm thần
ALGEE là nguyên tắc đánh giá nguy cơ gây hại cộng đồng của một người, lắng nghe, trấn an, hỗ trợ và khuyến khích bệnh nhân tìm sự giúp đỡ.
Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Mỹ, một phần năm người trưởng thành nước này gặp phải vấn đề về sức khỏe tâm thần nhưng hầu hết không nhận được sự giúp đỡ tốt nhất. Vì lý do này, tổ chức Sơ cứu Tâm thần Mỹ đã tổ chức chương trình hướng dẫn cách hỗ trợ người gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần.
Betsy Schwartz, người giám sát chương trình của tổ chức Sơ cứu Tâm thần Mỹ cho biết lớp học đã cung cấp thông tin cho gần 2 triệu công dân. Lớp học được bắt đầu tại Mỹ 12 năm trước với sự góp mặt của giáo viên, nhân viên y tế, quản lý nhân sự, những người dân bình thường có mưu cầu giúp đỡ. Chính phủ Mỹ đã ban hành một đạo luật vào năm 2015 và chi 20 triệu USD để chương trình có thể tổ chức miễn phí cho cộng đồng.
Ảnh: Stay at Home Mum.
Trong chương trình trên, các giảng viên đã chỉ ra một số dấu hiệu và triệu chứng ứng với từng vấn đề sức khỏe tâm thần. Ví dụ như đối với trầm cảm, dấu hiệu nhận biết bao gồm thiếu năng lượng, ngủ quá nhiều hoặc quá ít, ăn nhiều nhưng không có cảm giác ngon miệng, thường xuyên đau đầu không rõ nguyên nhân... Những người tham gia lớp học còn được chỉ ra cách làm dịu cảm xúc tiêu cực ở một ai đó bằng cách giúp họ tập trung vào màu sắc hoặc âm thanh cụ thể.
Đặc biệt, chương trình học đưa ra nguyên tắc sơ cứu ALGEE. Trong đó:
"A" (assess for risk of harm or suicide): đánh giá nguy cơ gây hại hoặc tự tử của bệnh nhân.
"L" (listen non-judgmentally): lắng nghe trên tinh thần không phán xét bệnh nhân, tránh ngắt lời bệnh nhân.
"G" (give information and reassurance): cho bệnh nhân lời khuyên và trấn an tinh thần họ, cung cấp các phương pháp điều trị cơ bản.
"E" (encourage professional help if needed): hãy luôn có mặt và hỗ trợ bệnh nhân khi họ cần.
"E" (encourage self-help): khuyến khích bệnh nhân chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ.
Nhiều học viên đã ứng dụng các bước trên đối với thành viên trong gia đình. Thực tế, các vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể xảy ra với bất kỳ ai ở bất kỳ độ tuổi nào nên mỗi cá nhân hãy bỏ túi cho mình những kiến thức trên nhằm ứng phó kịp thời khi người thân, người lạ hay đồng nghiệp cần hỗ trợ.
Đăng Như
Theo CNN/VNE
3 cô dâu bất ngờ chuyển dạ sinh con khi đang đám cưới, cả họ tức tốc đi đỡ đẻ Trong thời khắc trọng đại sánh đôi cùng người mình yêu trong lễ cưới, những cô dâu này bất ngờ chuyển dạ sinh con, gia đình đưa thẳng vào bệnh viện chờ sinh. Ngày cưới luôn đầy ắp những điều bất ngờ, có niềm vui và đôi khi là cả điều không mong muốn. Và những cô dâu dưới đây cũng có một...