Chúng tôi cần tôn sư trọng đạo cả năm đâu cần sự tôn vinh của một ngày?
Lễ tri ân như một trào lưu rộ lên một ngày rồi tắt hẳn. Những điệp khúc buồn lại tiếp tục cho bao ngày còn lại trong năm.
Một thầy giáo vốn là giảng viên một trường đại học ở Quy Nhơn kể rằng: “Tôi hỏi con tôi đang học ở nước ngoài, rằng hàng năm có Ngày Nhà giáo với hoạt động như ta không?
Ảnh minh họa: ninhthuan.edu.vn.
Nó bảo con học mấy năm nay, từ ngày ở Nhật rồi sang Pháp, con không thấy người ta tổ chức gì.
Tôi hỏi, vậy ở nước người ta không có truyền thống “ Tôn sư trọng đạo” như nước mình sao?
Nó bảo, 365 ngày với họ, ngày nào cũng tôn sư trọng đạo; còn cái trò nhận quà cáp, biếu xén như Việt Nam thì họ khinh ra mặt”.
Vẽ thiên đường trong mơ
Không được như nhiều nước trên thế giới 365 ngày thì ngày nào cũng tôn sư trọng đạo nên cần gì một ngày để tri ân?
Ở nước ta, cứ gần đến ngày 20/11 chúng tôi lại được nghe những điệp khúc quen thuộc ngợi ca “nghề cao quý”.
Những trang sử vàng về giáo dục bao đời cũng được phát lại ra rả trên các phương tiện thông tin đại chúng từ ngày này qua ngày khác.
Những hoạt động kỷ niệm Ngày Nhà giáo rầm rộ diễn ra ở khắp nơi.
Người ta tổ chức lễ tặng hoa, ngợi ca công lao của thầy cô bằng những diễn văn, những lời tung hô và kết thúc các buổi lễ bao giờ cũng bằng cảnh ăn uống, nhảy nhót, hát hò đôi khi cả cảnh nhận quà và phong bì.
Thế nhưng, những nhà giáo có thâm niên gần ba chục năm trong nghề thì hiểu rõ lý thuyết thì đẹp đến lạ lùng nhưng hiện tại lại chẳng kém phần chua chát
Những lời ngợi ca, sự chúc tụng luôn dâng trào bay bổng tận mây xanh để những người chưa vào nghề phải khát khao và mơ ước.
Nghề cao quý mà đồng lương còi cọc, có giáo viên dạy cả tháng chỉ hơn một triệu đồng.
Nhiều nhà giáo gần 30 năm cống hiến cho giáo dục vùng khó bỗng chốc bị hất văng ra đường không chút xót thương vì bao năm họ không cho xét biên chế.
Nghề cao quý mà cầm đồng lương ăn bữa trước phải lo bữa sau, không làm thêm nghề tay trái chẳng ai có thể duy trì nỗi cuộc sống bình thường hằng ngày.
Video đang HOT
Nghề cao quý mà phụ huynh bắt giáo viên phải quỳ, sẵn sàng dang tay tát vào mặt thầy cô khi nghi ngờ con bị phạt.
Phụ huynh sẵn sàng cầm nón bảo hiểm đánh cô đến trụy thai chỉ vì một vết bầm trên tay do khi chơi em bất cẩn bị ngã.
Học sinh đánh lại thầy cô ngay trên bục giảng, gọi gia đình vào trường đánh cô đến ngất xỉu chỉ vì nhắc nhở em học bài.
Học sinh kêu giang hồ, anh chị xử thầy giáo ngay cổng trường chỉ vì thầy khuyên trò chú tâm vào việc học, đừng giao du với bạn xấu.
Bạo hành thầy cô không còn là hiện tượng cá biệt mà đã trở thành chuyện khá phổ biến trong môi trường giáo dục hiện nay.
Vinh quang gì khi thầy cô lên lớp luôn trong tâm thế lo sợ bị phụ huynh hay bị chính học sinh hành hung bất cứ lúc nào. Chưa bao giờ đạo đức học đường lại đáng báo động như lúc này.
Có cần tôn vinh một ngày?
Đến ngày 20/11, các ngành giáo dục ở địa phương lại tưng bừng làm lễ tôn vinh. Các cấp chính quyền đến thăm trường hoặc gửi điện hoa, gửi quà, gửi thiệp chúc mừng.
Các trường tổ chức buổi lễ tri ân cho học sinh toàn trường, rồi màn tặng hoa chụp hình làm kỉ niệm. Học sinh tổ chức kéo nhau đến thăm thầy cô giáo.
Không ít phụ huynh (chủ yếu cấp mẫu giáo và tiểu học) chở con đến tận nhà thầy cô mang theo những phần quà lớn, nhỏ để biếu, tặng cùng những lời chúc tụng có cánh lại được dịp bay bổng, vang lên.
Lẽ tri ân như một trào lưu rộ lên một ngày rồi tắt hẳn. Những điệp khúc buồn lại tiếp tục cho bao ngày còn lại trong năm.
Giáo viên mong gì nhất?
Càng không mong để nhận được hoa, những món quà biếu tặng của phụ huynh, của học sinh.Đương nhiên các nhà giáo không mong gì lễ tri ân chỉ diễn ra trong một ngày bằng những lời ca tụng, tung hô có cánh.
Điều nhiều thầy cô mong mỏi nhất chính là nghề giáo được nhà nước quan tâm, dành cho những chính sách ưu tiên như giáo viên sống được bằng nghề.
Có chính sách đặc biệt cho những giáo viên đã cống hiến nhiều năm cho ngành giáo dục không phải sống trong những ngày tháng lo sợ bị sa thải bất cứ lúc nào.
Mong không còn bị áp đặt các loại chỉ tiêu để thầy cô được tự do đánh giá học sinh một cách công tâm nhất.
Mong phụ huynh hợp tác tốt với giáo viên để dạy dỗ và giáo dục học sinh được tốt nhất.
Khi không còn sự bảo trợ đặc biệt từ cha mẹ, học sinh, các em sẽ chăm ngoan, lễ phép hơn giúp cho việc giảng dạy của thầy cô sẽ không còn nhiều áp lực.
Đây cũng chính là sự tri ân mà thầy cô nào cũng mong đợi. Tri ân kiểu này nó bền vững chứ không như kiểu “mì ăn liền” như hiện nay chúng đang đua nhau thực hiện.
Thuận Phương
Theo giaoduc.net
Các trường có được phép cho giáo viên nghỉ dạy để tổ chức ngày 20/11 không?
Nhằm tôn vinh, ghi nhận và tri ân thầy, cô giáo đã và đang giảng dạy nên các trường học hoàn toàn có thể tổ chức lễ 20/11 tại trường và cho giáo viên nghỉ dạy.
Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 là một ngày kỷ niệm nhằm tri ân các thầy cô giáo, tôn vinh truyền thống "tôn sư trọng đạo".
Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương thì năm nay, sẽ không tổ chức lễ kỷ niệm ngày 20/11 trên cả nước.
Cụ thể, Khoản 3 Điều 4 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định, chỉ tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống đối với những năm tròn, các năm khác sẽ không tổ chức lễ kỷ niệm mà chỉ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống.
Trong đó, Nghị định 111 quy định năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là "0" và năm nay là kỷ niệm 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2019).
Do đó, Ngày nhà giáo Việt Nam năm 2019 các Bộ, ngành, địa phương sẽ không được tổ chức lễ kỷ niệm.
Các trường học có được phép cho giáo viên nghỉ dạy để tổ chức lễ kỷ niệm 20/11 hay không? (Ảnh minh họa: vov.vn).
Rất nhiều giáo viên trong cả nước thắc mắc với quy định trên thì ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới nhà trường có được phép cho giáo viên nghỉ dạy, học sinh nghỉ học để tổ chức lễ kỷ niệm nhằm tri ân, ghi nhận công sức của hàng triệu giáo viên trong cả nước hàng năm hay không? Nếu tổ chức có trái với nghị định trên hay không? Bài viết này sẽ làm rõ vấn đề trên.
Lịch sử ngày kỷ niệm nhà giáo Việt Nam 20/11
Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20/11 tại Việt Nam.
Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày nhà giáo, ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này.
Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.
Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày Nhà giáo Việt Nam".
Từ đó đến nay cứ mỗi dịp 20/11 là các cơ sở giáo dục lại tổ chức trọng thể ngày lễ kỷ niệm tri ân sự đóng góp thầm lặng của các nhà giáo, các chiến sĩ trên mặt trên giáo dục, chính là những người góp phần đóng góp và xây dựng cho nền giáo dục được như ngày hôm nay
Nhà trường có thể tổ chức lễ 20/11 và cho giáo viên nghỉ dạy
Như đã trình bày ở trên, cụ thể ở Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định, chỉ tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống đối với những năm tròn, do đó nhiều người nghĩ rằng các trường học không được tổ chức ngày 20/11 hay giáo viên không được nghỉ dạy để tham dự mà vẫn phải dạy bình thường, tức là xem như không có bất kỳ hoạt động nào được tổ chức trong ngày 20/11.
Tuy nhiên, các trường học do tính chất đặc thù nghề nghiệp, nhằm tôn vinh, ghi nhận và tri ân thầy, cô giáo đã và đang giảng dạy nên các trường học hoàn toàn có thể tổ chức lễ 20/11 tại trường và cho giáo viên nghỉ dạy, học sinh nghỉ học trong ngày trên. Điều đó có phần chưa đúng vì nội dung của Nghị định trên chỉ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương (Sở/Phòng giáo dục) chỉ được tổ chức trong các năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là "0", các năm còn lại không được tổ chức.
Cụ thể tại Điều 3, Điều 4 của Quyết định 167-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định:
" Điều 3: Việc tổ chức ngày 20/11 hàng nm do Ủy ban nhân dân và Hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân.
Các cấp các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.
Việc tổ chức ngày nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Điều 4: Trong ngày 20/11 các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.
"Trong ngày 20/11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương".
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Thông tư 26-TT-1982 của Bộ Giáo dục ngày 14/10/1982 hướng dẫn thực hiện ngày Nhà giáo Việt Nam cũng nêu rõ: Bộ Giáo dục hướng dẫn thực hiện ngày Nhà giáo Việt Nam như sau:
"1. Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức thống nhất trong cả nước vào ngày 20/11 hàng năm trong tất cả các trường học ở các cấp, thuộc các ngành học mẫu giáo, bổ túc văn hoá, phổ thông và sư phạm.
Từng trường học cần có những hình thức sinh hoạt phong phú, gọn nhẹ như giới thiệu truyền thống nhà giáo; kể lại những kỷ niệm sâu sắc nhất trong nghề dạy học; trích đọc thư của học sinh gửi về trường; 3. Trong ngày 20/11, các trường học có thể sắp xếp lại việc học tập, giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.
Mời học sinh có nhiều thành tích trong sản xuất, học tập, công tác và chiến đấu về trường nói chuyện; hội thảo về vinh dự, trách nhiệm của cô giáo, thầy giáo; giáo dục lòng yêu nghề, yêu trẻ cho học sinh trường sư phạm; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao...".
Như vậy cho thấy trong ngày 20/11, các trường sẽ được tổ chức các hoạt động ngày lễ kỷ niệm 20/11 một cách thiết thực, gọn gàng, trang trọng, mang lại ý nghĩa to lớn tôn vinh, tri ân thầy cô giáo trong cả nước.
Các trường hoàn toàn có thể sắp xếp để giáo viên được nghỉ dạy để tổ chức lễ kỷ niệm trên, học sinh được nghỉ học để tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tri ân giáo viên đã có công dạy dỗ, giáo dục mình.
Bên cạnh đó, sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày 20/11 mỗi thầy cô, giáo cũng có thể dành thời gian còn lại để thăm tri ân, thăm lại những thầy, cô đã từng dạy mình.
Việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày duy nhất 20/11 trong năm là việc làm cần thiết để tôn vinh, ghi nhận sự đóng góp thầm lặng của nhà giáo Việt Nam, dù xã hội có nhiều sự thay đổi nó vẫn còn hiện nguyên giá trị, cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó các trường tránh làm phô trương, hình thức,...làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của ngày 20/11.
BÙI NAM
Theo giaoduc.net
20/11 giáo viên được nghỉ dạy để tham dự ngày Nhà giáo Việt Nam Ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng đã có văn bản quyết định ngày 20/11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày này là lễ hội của ngành giáo dục và là ngày "Tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành giáo dục. Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức thống nhất trong cả...