Chung thủy với cây ớt bất kể bão giá, nay vui sướng vì giá nhảy vọt
Sau nhiều năm ớt liên tục rớt giá, năm nay lại tăng rất cao. Những nông dân trung thành với cây ớt ở Bình Định có được vụ bội thu.
Ông Trần Văn Dũng (SN 1961) có thâm niên trồng ớt ở thôn Trung Hiệp, xã Mỹ Chánh Tây (huyện Phù Mỹ) cho biết, hiện giá ớt chỉ thiên từ 30.000 – 32.000đ/kg; ớt sừng (còn gọi là ớt chỉ địa) từ 22.000 – 25.000đ/kg, có luc vot lên 45.000 – 47.000đ/kg, cao gấp hàng chục lần so với thời điểm trước tết.
Thu hoạch ớt chỉ địa
Ông Ngô Văn Tứ ở thôn Trung Thành 3, xã Mỹ Quang (huyện Phù Mỹ) cho biết thêm: “Trước tết, giá ớt chỉ địa chỉ ở mức 2.000đ/kg bởi thị trường Trung Quốc dừng thu mua, nhiều hộ trồng trà sớm trên chân đất cao, đất gò đồi chả thèm hái bán, tiên thu vê không đủ tra công hai. Sau tết, giá ớt chỉ địa bất ngờ tăng mạnh, có thời điểm đạt mức “kịch trần” 47.000đ/kg. Mức giá này kéo dài cả tuần, ai có ruộng thu hoạch tại thời điểm này thì trúng to. Đây la cái giá “đinh” nhất trong 5 – 6 năm trở lại đây. Nếu gia ơt chỉ địa tiếp tục duy trì ở mức từ 22.000 – 25.000 đồng/kg, người trồng cũng vui như tết”.
Vụ ĐX 2019, ông Đinh Hoàng Anh ở thôn Trung Thành 3, xã Mỹ Quang trồng được 7 sào ớt chỉ địa (500m2/sào). Từ khi xuống giống đến thu hoạch, mỗi sào ông Anh đầu tư khoảng 3 triệu đồng. Bình quân thu hoạch xâp xi 1 tấn ớt/sào, chỉ tính với giá 22.000đ/kg, sau khi trừ chi phí, ông Anh còn cho vào “hầu bao” khoản lãi ròng gần 20 triệu, cao gấp mấy lần so với trồng lúa trên cùng diện tích.
Ớt chỉ thiên đang đứng ở mức 30.000 – 32.000 đồng/kg
Còn ở xã Bình Hòa ( huyện Tây Sơn), địa phương chuyên trồng ớt chỉ thiên bán nội địa để “né” sự bấp bênh của thị trường Trung Quốc, bà con cũng vui to. Theo ông Đào Văn Sang, Chủ tịch UBND xã Bình Hòa, xã có khoảng 15ha đất bãi bồi ven sông tập trung ở thôn Vĩnh Lộc và thôn Dõng Hòa được người dân đưa vào trồng ớt. Bà con chỉ trồng ớt chỉ thiên, giá tuy có thấp hơn ớt chỉ địa, nhưng tiêu thụ nội địa luôn ổn định.
Video đang HOT
“Do giá ớt mấy năm qua bấp bênh, nên vụ ĐX năm nay Phu My chi còn chưng 890ha, giảm hơn 200ha. Hiện bà con rất phấn khởi khi ơt được giá, nhưng vân đăn đo nhiêu khi tinh toan đên viêc phat triên diên tich”, ông Trần Minh Tuấn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phù Mỹ cho biết.
Theo An Nhân (Nông nghiêp Viêt Nam)
Xuất khẩu nông sản 2019: Cần vượt 5 "chướng ngại vật" để về đích
Theo dự báo, thị trường đầu ra cho nông sản Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế thế giới 2019 dự báo giảm và các nước trên thế giới đều quay lại tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp...
Đó là một trong những khó khăn của ngành nông nghiệp mà Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường chỉ ra tại Diễn đàn "Thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản Việt Nam năm 2019", do Bộ NNPTNT phối hợp Bộ Công Thương tổ chức ngày 5.3 tại Hà Nội.
5 thách thức lớn
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, năm 2018 là một năm thành công của ngành nông nghiệp, các chỉ tiêu chính đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 3,76%, giá trị sản xuất toàn ngành tăng 3,86%, kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục 40,02 tỷ USD với thặng dư thương mại khoảng 8,72 tỷ USD.
Sơ chế thanh long để xuất khẩu tại Hàm Tân, Bình Thuận. ảnh tư liệu
Tuy nhiên, cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trong năm 2019 ngành nông nghiệp sẽ phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Thứ nhất, nông nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn sản xuất nhỏ, phân tán nên chưa đáp ứng được yêu cầu về sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế. Thứ hai, thách thức, nguy cơ từ tác động của biến đổi khí hậu, môi trường, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất trong nước và tình hình cung cầu nông sản.
Thứ ba, thị trường đầu ra cho nông sản gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế thế giới 2019 dự báo giảm và các nước trên thế giới đều quay lại tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp, khiến các mặt hàng nông sản Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu.
Thứ tư, các nước nhập khẩu nông sản lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... đều gia tăng bảo hộ hàng hóa nông sản thông qua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, yêu cầu truy xuất nguồn gốc.
Cuối cùng là xung đột thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc, những bất ổn xung quanh vấn đề Brexit tại EU, những bất ổn địa chính trị trên thế giới cũng ảnh hưởng tới việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Tuy nhiên, 2019 là năm có ý nghĩa quan trọng, bứt phá để hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020; ngành nông nghiệp được giao chỉ tiêu phát triển cao hơn năm 2018 như: Tốc độ tăng trưởng trên 3%; kim ngạch xuất khẩu đạt 43 tỷ USD...
Tìm "lối mở" cho nông sản có tiềm năng
Ông Nguyễn Quốc Toản - quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho rằng, mục tiêu phát triển thị trường nông sản 2019 sẽ bám sát phương hướng nhiệm vụ của ngành, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt trên 43 tỷ USD; trong đó, các sản phẩm nông sản chính đạt 21 tỷ USD, thủy sản đạt 10,5 tỷ USD; lâm nghiệp đạt 10,5 tỷ USD, chăn nuôi đạt 0,8 tỷ USD, còn lại là các mặt hàng khác.
Sau 10 năm đàm phán, mới đây quả xoài Việt Nam đã chính thức vào được thị trường Hoa Kỳ. Ảnh: I.T
Để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản trong năm 2019, nhiều địa phương kiến nghị tháo gỡ khó khăn như thu
hút doanh nghiệp, tiếp cận thông tin thị trường... nhằm tạo đà cho sản xuất và xuất khẩu. Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Quang - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho hay: Tỉnh Vĩnh Long có 10 sản phẩm nông sản chủ lực, điển hình như khoai lang, bưởi, cam, nhãn, xoài, chôm chôm, dưa hấu...
Những sản phẩm này đều có thể cung ứng tốt cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên tỉnh đang thiếu các doanh nghiệp đủ năng lực trong tiêu thụ và xuất khẩu, thiếu thông tin định hướng sang các thị trường nước ngoài, nhất là Trung Quốc.
"Đề nghị Bộ NNPTNT xem xét chính sách bình ổn giá lúa gạo, tìm kiếm ký kết hợp đồng xuất khẩu tập trung, tạo điều kiện mở rộng thị trường lúa gạo. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch nông sản vào thị trường Trung Quốc, đề nghị Bộ có hướng dẫn cụ thể, cung cấp thông tin về thị trường, yêu cầu của thị trường Trung Quốc để các doanh nghiệp nắm được" - ông Quang cho biết thêm.
Từ thành công trong sản xuất và tiêu thụ nông sản năm 2018 của tỉnh Sơn La, ông Lò Minh Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho rằng: "Khâu chế biến và tiêu thụ có vai trò quan trọng, để làm được điều đó cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thu hút được các doanh nghiệp, tập đoàn lớn có tiềm lực kinh tế, có công nghệ và kinh nghiệm trong lĩnh vực nông sản. Phải xây dựng được chuỗi liên kết gắn sản xuất và tiêu thụ, để làm được điều này cần đẩy mạnh phát triển các hợp tác xã nông nghiệp. Đây sẽ là lực lượng có vai trò quan trọng trong chuỗi sản xuất".
Đồng tình với các ý kiến trên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ rõ năm 2019 cần triển khai mạnh mẽ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; phát triển cơ cấu sản xuất theo 3 trục sản phẩm chủ lực: Sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và nhóm sản phẩm là đặc sản địa phương gắn với chỉ dẫn địa lý.
Tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, xây dựng các vùng nguyên liệu sản xuất tập trung; đẩy mạnh liên kết phát triển tổ hợp tác, HTX; thu hút đầu tư doanh nghiệp tư nhân; xây dựng các mô hình theo chuỗi; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích, các chợ... để thúc đẩy tiêu thụ trong nước.
Theo Danviet
Hiếm hoi: Trồng ca cao yên ổn giữa lúc nhiều nông sản gặp "bão" Với giá thu mua 6.200 đồng/kg ca cao tươi, nhỉnh hơn năm trước 1.000 đồng/kg, hạt ca cao là một trong những niềm vui hiếm hoi của nông dân Đồng Nai giữa mùa rớt giá. Theo ghi nhận của PV Dân Việt, thời điểm hiện tại, giá nhiều loại nông sản chủ lực ở khu vực Đông Nam Bộ đang trên đà sụt...