Chung tay vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 – Bài 1: Dấu lặng đầu đời
Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có trẻ em, học sinh – một trong những đối tượng dễ bị tổn thương hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, với hơn 10.000 trẻ bị mắc COVID-19, cũng như có hàng nghìn trẻ đã rơi vào hoàn cảnh mồ côi cha, mất mẹ do dịch có cuộc sống rất khó khăn, chịu nhiều thiệt thòi. Từ thực tế đó, các cấp chính quyền, đoàn thể cũng như nhiều tổ chức, cá nhân đã cùng chung tay, nỗ lực chăm lo, hỗ trợ cho trẻ vượt qua khó khăn, mất mát.
Phóng viên TTXVN tại Thành phố Hồ Chí Minh có chùm bài viết ghi nhận về các hoạt động chăm lo cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 thời gian qua.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thăm hỏi, động viên trẻ em có người thân mất do COVID-19 tại Quận 8. Ảnh: TTXVN phát
Bài 1: Dấu lặng đầu đời
Hơn 1.500 học sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh mồ côi cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ do đại dịch COVID-19. Con số này được Sở Giáo dục và ào tạo Thành phố công bố đầu năm học mới khiến nhiều người đau xót. Đang còn trong tuổi ăn, tuổi học, mất cha, mất mẹ là sự mất mát đầu đời quá lớn với các em, không có gì có thể bù đắp, thay thế được. . .
Nỗi đau quá lớn
Năm học mới 2021 – 2022 của hai chị em Tăng Minh Ngọc (học sinh lớp 8, Trường Trung học Cơ sở Bàn Cờ) và Tăng Minh Anh (học sinh lớp 3, Trường Tiểu học Lương Định Của) nhà ở Phường 4, ở trọ tại Phường 11, Quận 3 lần đầu tiên không đến trường mà học online tại nhà. Đây cũng là năm học đầu tiên hai em vắng bóng người cha hết mực yêu thương, chiều chuộng con cái.
Trong lá thư đề đạt nguyện vọng học bổng (đề nghị nhận bảo trợ học tập cho học sinh đến hết bậc Trung học Phổ thông) gửi Hội đồng Đội Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Hỗ trợ học sinh sinh viên Thành phố, Minh Ngọc viết: Trong gia đình, ba luôn là người có trách nhiệm, là trụ cột chính để chăm lo cuộc sống hàng ngày. Nhưng kể từ khi ba bị nhiễm bệnh đến lúc mất đi, gia đình con thật sự trống vắng. Con mất đi một tình thương, một người ba kính mến, gia đình mất đi người trụ cột che chắn trước những khó khăn, vất vả trong cuộc đời…”.
Minh Ngọc ngậm ngùi: “Giờ đây chỉ còn con, mẹ, em và bà. Đồng lương ít ỏi của mẹ khó có thể để xoay sở lo cho cái ăn, cái mặc, tiền trọ hàng tháng thì không thể nào trang trải việc ăn học của hai chị em… Hiện gia đình con rất khó khăn, con kính mong sự giúp đỡ của các cấp xem xét bảo trợ học tập, tạo điều kiện cho con được tiếp tục cắp sách đến trường. Đó cũng là tâm nguyện của gia đình, là mong ước của con tại thời điểm khó khăn này”.
Mẹ của hai em, chị Đặng Ngọc Thùy Trang, nhân viên của một văn phòng kinh doanh ở Quận 12 kể lại: Khoảng giữa tháng 7/2021, tôi phát hiện mắc COVID-19 khiến vợ chồng phải đi cách ly mỗi người một nơi. Mấy ngày sau hay tin chồng trở bệnh nặng, dù đã được các y, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng không vượt qua nổi ngày 20/7 nghiệt ngã. Từ trong khu cách ly, nghe tin anh mất, tôi gần như suy sụp hẳn. Không nhang khói, không được nhìn mặt và cũng không được tiễn đưa lần cuối… Mất mát, đau thương rất nhiều nhưng lại càng xót xa hơn khi hai đứa nhỏ bước vào năm học mới thiếu thốn đủ bề bởi trước đây có anh là trụ cột chính của gia đình”.
Căn phòng trọ gia đình chị Trang trống vắng hơn, con đường phía trước bỗng tối sầm lại. Mọi chuyện giờ đây trông cậy vào lối xóm, những người chung quanh, ai bảo điều gì tốt cho con, cho gia đình chị đều làm theo như con tàu mất phương hướng giữa đường đời.
Đau xót hơn khi chỉ hơn 1 tuần, 4 chị em Phạm Yến Nhi (22 tuổi), Phạm Yến Vy (16 tuổi), Phạm Lâm Yến Hoàng (12 tuổi) và Phạm Lâm Yến Phụng (11 tuổi) mất cả cha lẫn mẹ vì COVID-19. Mọi chuyện quá đột ngột, 4 chị em mồ côi giờ nương tựa vào nhau ở trong căn nhà trọ ở Quận 12; người lớn nhất là Yến Nhi giờ vừa làm chị hai, vừa làm cha mẹ bao bọc, chăm sóc, nuôi nấng các em.
Nhà cũng thuộc diện khó khăn, ba của Yến Nhi trước đây làm phụ hồ, mẹ nhận hàng may tại nhà nên Yến Nhi và Yến Vy phải nghỉ học sớm phụ bán hàng quần áo, quán cà phê để giúp gia đình, lo cho hai em tiếp tục được đi học. Yến Nhi nhớ lại, cuối tháng 4 dịch bệnh bùng phát khiến cả nhà thất nghiệp; rồi giãn cách kéo dài khiến gia đình càng thêm khó khăn. Khoản tiền tiết kiệm lâu nay gom góp lại để chi trả tiền thuốc hóa trị ung thư giai đoạn cuối cho mẹ.
Những ngày sau hóa trị về khiến mẹ mệt mỏi, sốt, khó thở, đến lúc không chịu nổi nữa đưa đi bệnh viện mới biết là mắc COVID-19. Sau đó, cả nhà ra trạm y tế xét nghiệm thì phát hiện ba cũng bị nhiễm và đưa đi cách ly điều trị. “Trong những ngày cuối cùng của tháng 8, mỗi người một nơi và chỉ gặp nhau qua những dòng tin nhắn ngắn ngủi. Vài ngày sau mẹ mất, ba lại trở bệnh nặng rồi cũng lặng lẽ ra đi…”, Yến Nhi kể lại.
Bốn chị em ôm nhau khóc. Ông bà ngoại, cậu mợ cùng hàng xóm lập giúp bàn thờ, hướng dẫn chị em Yến Nhi cách cúng cơm cho cha mẹ. Buổi cơm trưa trong căn nhà trọ giờ chỉ còn 4 chị em nhưng có đến 2 mâm cơm. Một dành cho cha mẹ và một dành cho chị em Yến Nhi. Gia tài mà cha mẹ để lại cho mấy chị em Yến Nhi là tình thương yêu, đùm bọc; là cách sống tự lập. Để chăm lo cho các em, điều khiến Yến Nhi lo lắng nhất hiện nay là có được việc làm ổn định, phù hợp.
Đại dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 đã khiến biết bao gia đình rơi vào hoàn cảnh mất mát đau thương; nhiều gia đình đang đầm ấm, hạnh phúc bỗng mất đi ông bà, cha mẹ, anh em, họ hàng thân thiết. Trong đó có hơn 1.500 em học sinh ở bậc học phổ thông, giáo dục thường xuyên mồ côi do cha mẹ mất vì COVID-19. Con số này sẽ còn lớn hơn nếu tính cả trẻ ở độ tuổi Mầm non cùng với một số trường hợp đặc biệt khác ngoài hệ thống giáo dục hoặc trẻ em không có điều kiện đến trường.
Video đang HOT
Đối diện nhiều khó khăn
Theo khảo sát của nhiều địa phương quận, huyện và thành phố Thủ Đức, dịch COVID-19 kéo dài đến nay đã gây thiệt hại nghiêm trọng về mọi mặt, trong đó có tổn thất không nhỏ về con người. Không ít gia đình đang êm ấm giờ bỗng tan nát; nhiều em nhỏ độ tuổi ăn học, đang trong vòng tay yêu thương, nuôi nấng, dạy bảo của cha mẹ đã thành trẻ mồ côi…
Bà ặng Trần Trúc Dao, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hóc Môn nhìn nhận, phần lớn học sinh mồ côi trong đợt dịch COVID-19 này đều là con em của người lao động, trong đó có nhiều trường hợp nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Việc mất đi một người thân, khiến các em mất đi một tình cảm thiêng liêng, thiếu hụt người chăm sóc, dưỡng dục; phải đối diện nhiều khó khăn hơn trong những tháng ngày sắp tới. “Nỗi đau mất cha mẹ đối với các cháu nhỏ là quá lớn, không gì có thể bù đắp được. Các cháu mồ côi có hoàn cảnh hết sức khó khăn, cha mẹ trước khi mất đều làm thuê, buôn bán hàng rong, là công nhân, bảo vệ… giờ bơ vơ không nơi nương tựa, cuộc sống bấp bênh, tương lai phải đối mặt với nhiều thử thách”, bà Dao chia sẻ.
Đánh giá về tác động của dịch COVID-19 đối với trẻ em, các chuyên gia ngành tâm lý học lâm sàng cho rằng, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong bối cảnh của đại dịch. Những sang chấn tâm lý của trẻ ở nhiều cấp độ khác nhau, trong đó có sự gia tăng các cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo lắng, buồn chán, tức giận…
Theo Tiến sĩ Lê Minh Công, Phó trưởng Khoa Công tác xã hội trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trẻ em thiếu sự kết nối xã hội sẽ gia tăng các hành vi tiêu cực; có suy nghĩ tự ti về bản thân, nhất là với trẻ lớn tuổi. Trẻ em trong những trường hợp này sử dụng internet, mạng xã hội nhiều hơn để được trợ giúp, giải quyết những vấn đề khó khăn, bế tắc thay vì được tư vấn, cảm nhận về tiêu cực hay sự thoải mái, hạnh phúc…
“Sự khó khăn tâm lý của trẻ em trong những trường hợp này là khá đa dạng và phần lớn đều phải trải qua các vấn đề của sức khỏe tâm thần. Những trải nghiệm khó khăn này của trẻ có thể tức thời ngay trong giai đoạn COVID-19, nhưng cũng có thể kéo dài đến vài năm nếu bị tổn thương hoặc sang chấn trầm trọng trong giai đoạn mất cha, mẹ hay người thân”, Tiến sĩ Lê Minh Công chia sẻ.
Cùng quan điểm, ông Trần Trọng Khiêm, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Phú cho rằng: Thiếu thốn lớn nhất của các học sinh hay trẻ em mồ côi trong lúc này là tình cảm, sự quan tâm bảo bọc của người thân hay những người chung quanh. Điều cấp thiết và quan trọng nhất trong lúc này chính là sự quan tâm, động viên tinh thần, ổn định tâm lý cho các em. “Chính vì thế, ngoài việc tìm hiểu kỹ hoàn cảnh từng học sinh, xem các em thực sự cần gì để hỗ trợ, chúng tôi cũng dặn dò các thầy cô giáo khi giảng dạy phải chú ý nhu cầu tâm lý đầu tiên, tránh để các em bị tổn thương. Trong cư xử với học sinh phải vừa nhẹ nhàng vừa thấu hiểu; đồng thời khuyến khích phụ huynh cũng phải chừng mực, không gây áp lực trẻ”, ông Khiêm chia sẻ.
Đồng cảm trước những mất mát quá lớn của học sinh, trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19, bà Trần Thị Thu Hà, Phó trưởng Cơ quan Thường trực phía Nam Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam chia sẻ, đó là một thực tế đau lòng mà mỗi người cần san sẻ, yêu thương giúp trẻ vượt qua. “Ba điều đau khổ nhất của đời người là mất con lúc tuổi già, mất bạn đời tuổi trung niên và mồ côi khi còn nhỏ. Dẫu dịch bệnh mang lại nhiều khó khăn nhưng nghĩ đến những đứa trẻ mất cha, mất mẹ, cuộc sống sẽ thiệt thòi rất nhiều và nỗi đau đó sẽ khó vơi trong tương lai gần”, bà Hà cho biết.
Do đó, việc đặc biệt quan tâm, chăm sóc trẻ là điều cần làm bây giờ và thường xuyên để bù đắp phần nào vết thương lòng về tinh thần, cả vật chất cho trẻ mồ côi. Theo bà Hà, việc của những người thân còn lại là dành thời gian lắng nghe và chia sẻ với trẻ. Hãy chuẩn bị thật kỹ để nói cho trẻ hiểu về nỗi mất mát mà các em đang phải trải qua. Tuy nhiên, cách thức chia sẻ cùng cần thật phù hợp để trẻ không thấy quá khủng hoảng khi trải qua sự mất mát này.
Dưới góc độ tâm lý học lâm sàng, Tiến sĩ Lê Minh Công cũng khuyến khích người thân hay người nuôi dưỡng trong thời gian này cần ở bên cạnh, lắng nghe, tạo cho trẻ cảm giác an toàn để có thể bộc lộ mọi cảm xúc tiêu cực mà các em có lúc đó. Đừng bắt trẻ phải chịu đựng cảm xúc của mình và phải giữ kín nó. Hãy lắng nghe và hướng dẫn trẻ chuyển cảm xúc tiêu cực bằng các cách thức khác nhau… “Hơn hết, cố gắng thấu hiểu, tìm hiểu sự mất mát làm trẻ lo lắng điều gì? Từ đó, chúng ta kể những câu chuyện vui tươi, nhiều giá trị đạo đức, nhân văn hơn để trẻ có thể tưởng tượng và thoát ra các cảm nhận tiêu cực”, Tiến sĩ Lê Minh Công chia sẻ.
Trong trường hợp trẻ có những sang chấn kéo dài, hoặc khủng hoảng thông qua các biểu hiệu hành vi cảm xúc tiêu cực như thu mình, lo lắng, trầm cảm, kích động, căng thẳng, có ý nghĩ tự sát, chống đối… , người thân cần liên hệ ngay với nhà tâm lý lâm sàng, hoặc tham vấn tâm lý để hỗ trợ các em. Tiến sĩ Lê Minh Công cũng khuyến nghị, về lâu dài, cũng rất cần cần sự chung tay từ cộng đồng xã hội để động viên, hỗ trợ, khuyến khích trẻ tích cực tham gia hoạt động, sinh hoạt, học tập và làm những điều có ích cho cộng đồng, xã hội.
Nâng chất lượng, hiệu quả giáo dục mầm non ở huyện miền núi Tân Kỳ
Vượt lên nhiều khó khăn, những năm qua công tác giáo dục mầm non, chăm sóc trẻ ở huyện Tân Kỳ đạt được nhiều kết quả tích cực.
Để có được những thành công trên, không thể không nói đến việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Chung tay vì con trẻ
Trường Mầm non Tân Xuân nằm trên địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện Tân Kỳ, học sinh là con em người dân tộc Thổ chiếm hơn 56%. Hai năm trở lại đây, việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trở thành việc làm thường xuyên. Vào đầu năm học, nhà trường phối hợp với phụ huynh lựa chọn mục tiêu giáo dục trên cơ sở các mục tiêu của độ tuổi.
Cuộc thi rung chuông vàng của học sinh Trường Mầm non Giai Xuân (Tân Kỳ). Ảnh: M.H
Trên cơ sở lấy ý kiến thống nhất của phụ huynh và học sinh, giáo viên xây dựng phiếu đánh giá trẻ thông qua từng mục tiêu của kế hoạch giáo dục trình chuyên môn nhà trường trước tháng 9/2020 và gửi phiếu cho từng phụ huynh từ đầu năm học.
Sau khi thực hiện xong chủ đề, cuối học kỳ, giáo viên chủ động phối hợp với phụ huynh đánh giá trẻ đạt hay chưa đạt từng mục tiêu để theo dõi nhằm phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những biểu hiện bất thường của trẻ diễn ra hằng ngày, trao đổi kịp thời để giáo viên có sự điều chỉnh trong nội dung và phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ...
"Điều thành công nhất của chúng tôi khi triển khai chương trình đó là làm thay đổi suy nghĩ, nhận thức của phụ huynh về công tác chăm sóc trẻ, từ đó không chỉ nâng cao hiệu quả việc chăm sóc trẻ trên lớp mà còn phối hợp để giáo dục, chăm sóc trẻ ở nhà".
Cô giáo Lại Thị Hà - Hiệu trưởng Trường Mầm non Tân Xuân
Mô hình "Thư viện xanh" được triển khai tại tất cả các trường mầm non trên địa bàn huyện. Ảnh: M.H
Tại Trường Mầm non thị trấn Tân Kỳ, với mong muốn xây dựng môi trường cho trẻ làm quen tiếng Anh, ở thư viện sách nhà trường đã tích cực tuyên truyền với phụ huynh về việc cùng con đọc sách ở thư viện của trường hoặc cùng con đọc sách ở nhà để hình thành thói quen đọc sách.
Bên cạnh đó, vận động phụ huynh, các ban, ngành, đoàn thể cùng quyên góp thêm vào thư viện trường lớp những quyển sách, truyện hay của mầm non có phụ đề in có chữ tiếng Việt, tiếng Anh để trẻ có được nhiều loại sách mới, lạ, hay và thiết thực. Mô hình "Thư viện xanh" cũng đã được triển khai ở Trường Mầm non Nghĩa Hợp nhờ sự chung tay của phụ huynh, giáo viên và các đoàn thể trong xã.
Sau khi đưa vào hoạt động, mô hình mới với hình thức sáng tạo đã từng bước giúp cho học sinh hình thành văn hóa đọc từ bậc mầm non, giúp trẻ được củng cố kiến thức đã học một cách nhẹ nhàng, hứng thú.
Phụ huynh xã Nghĩa Thái cùng chung tay sửa chữa trường mầm non. Ảnh: M.H
Năm học vừa qua, lần đầu tiên Trường Mầm non thị trấn Tân Kỳ tổ chức ngày hội giao lưu tiếng Anh cụm trường giữa trường mầm non công lập và tư thục trên địa bàn thị trấn cho 130 học sinh ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi. Chương trình được thực hiện dưới hình thức cuộc thi "Rung chuông vàng" với nhiều phần thi sáng tạo, ngộ nghĩnh, sinh động đa dạng, phù hợp với lứa tuổi đã đem đến một sân chơi bổ ích và một ngày hội tiếng Anh thực sự ý nghĩa.
Nhiều trường học khác như Trường Mầm non Nghĩa Đồng, Trường Mầm non Tân Hợp, Trường Mầm non Kỳ Tân, Trường Mầm non Tiên Kỳ đã phối hợp với cha mẹ trẻ tổ chức nhiều ngày lễ trong năm học như ngày hội bé đến trường, Rằm Trung thu và triển khai các hoạt động trải nghiệm lớn như: Bé tập làm chiến sỹ; Bé với Tết cổ truyền; Bé với an toàn giao thông.
Vào dịp cuối năm học, nhờ có sự phối hợp của phụ huynh, hoạt động ngoại khóa "Chương trình giao lưu chuyển tiếp hỗ trợ mầm non lên tiểu học" đã được tổ chức hiệu quả ở nhiều trường học. Từ đó, không chỉ giúp cho việc tổ chức hoạt động chuyển tiếp cho trẻ 5 tuổi từ mầm non lên tiểu học và tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc mà còn kịp thời tuyên truyền, tư vấn hỗ trợ phụ huynh chuẩn bị cho con trước khi vào lớp 1, nhất là trong bối cảnh thực hiện chương trình phổ thông mới, thay sách giáo khoa với học sinh lớp 1.
Tiết trải nghiệm thực tế của Trường Mầm non Hoa Hồng (Tân Kỳ). Ảnh: M.H
Cô giáo Chử Thị Hoài Thu - Hiệu trưởng Trường Mầm non Tân An cũng chia sẻ: "Việc đồng hành của phụ huynh với nhà trường trong hoạt động này sẽ giúp trẻ được chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về tâm lý, khả năng học tập, sức khỏe, vật chất... và để trẻ nhanh chóng thích nghi, hòa nhập tốt và đạt mục tiêu giáo dục trong môi trường mới".
Xây dựng môi trường phát triển toàn diện
Hiện toàn huyện Tân Kỳ có 27 cơ sở giáo dục mầm non, trong đó, có 24 trường công lập, 2 trường tư thục và 1 nhóm trẻ độc lập tư thục. Hàng năm số trẻ ra lớp so với kế hoạch đạt trên 95% ở cả 2 độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo.
Toàn huyện có 22/22 xã, thị trấn duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi vững chắc. Chất lượng chăm sóc, giáo dục đối với các lớp mầm non 5 tuổi ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi dưới 6%, 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non. Ở các bậc học khác tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cả về chiều cao, cân nặng cũng giảm khoảng 0,4%.
Nhiều trường mầm non trên địa bàn huyện Tân Kỳ được đầu tư khang trang, hiện đại. Ảnh: Mỹ Hà
Để nâng cao hiệu quả hoạt động, trong những năm qua ngành Giáo dục huyện Tân Kỳ đã kịp thời có những chỉ đạo sát sao, đảm bảo sát thực, khả thi. Về hoạt động chuyên môn, ngay từ đầu năm học, thực hiện chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng GD&ĐT huyện đã điều chỉnh các mục tiêu, nội dung giáo dục phù hợp với bối cảnh thực tế từng đơn vị và chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung đã đề ra.
Ngành cũng khuyến khích các nhà trường triển khai các chủ đề với các nội dung linh hoạt, sáng tạo, phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển đầy đủ các lĩnh vực theo mục tiêu chương trình giáo dục mầm non. Thực hiện chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, nhiều trường học đã triển khai thực hiện xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học mang tính mở, đáp ứng nhu cầu vui chơi trải nghiệm cho trẻ. Trẻ đến trường được bảo đảm an toàn cả về thể chất và tinh thần, không có hiện tượng bạo hành trẻ, tai nạn, thương tích, dịch bệnh, ngộ độc xảy ra trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Chương trình ngoại khóa chuẩn bị hành trang vào lớp 1 của học sinh Trường Mầm non Giai Xuân 1. Ảnh: M.H
Việc đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng cảnh quan trường lớp được chú trọng, quan tâm bảo đảm xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện. Môi trường giáo dục trong và ngoài nhóm, lớp được xây dựng khoa học, mang tính mở kích thích trẻ hoạt động tích cực. Trong năm học này, toàn huyện đã xây mới 15 phòng học, 17 phòng chức năng, 3 bếp ăn và 17 công trình vệ sinh cho bậc mầm non với tổng kinh phí gần 30 tỷ đồng.
Nhờ đó, cơ sở vật chất của các trường ngày càng được đầu tư, đáp ứng đủ yêu cầu dạy và học, nhiều trường được công nhận trường chuẩn hoặc được thẩm định lại đạt chuẩn.
Chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1. Ảnh: M.H
Bên cạnh đó, thực hiện phát động, chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo, 26/26 trường mầm non đều đã phối hợp phụ huynh và các tổ chức địa phương xây dựng mô hình "Thư viện xanh", xây dựng môi trường cho trẻ làm quen tiếng Anh, đầu tư thiết kế xây dựng cải tạo các khu vui chơi thực hành trải nghiệm ngoài trời cho trẻ. Đồng thời, tu sửa mua sắm bổ sung thêm đồ chơi ngoài trời, trang bị nội thất trong các nhóm, lớp đáp ứng nhu cầu phục vụ sinh hoạt vui chơi cho trẻ.
Với những nỗ lực cố gắng và chung tay của cả cộng đồng, chất lượng giáo dục mầm non của huyện Tân Kỳ đã có những chuyển biến tích cực được phụ huynh gửi gắm, tin cậy.
"Dù trong hoàn cảnh nào thì ngành Giáo dục Tân Kỳ cũng nỗ lực, cố gắng để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục bậc mầm non nói riêng. Mục tiêu chính là tăng tỷ lệ nhập học, đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng các tiêu chuẩn giáo dục cơ bản và giúp trẻ được phát triển tốt cả về thể chất và trí tuệ".
Ông Hoàng Đình Sơn - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Kỳ
Thấy bố cưng em gái, bé trai 3 tuổi tức giận liền ném ánh nhìn bất mãn và nói một câu khiến phụ huynh ngớ người Việc những đứa trẻ trong nhà có yêu thương nhau và biết cách sống hòa thuận với nhau hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào cách xử lý của bố mẹ. Đối với nhiều gia đình sinh con thứ 2, ngoài vấn đề kinh tế và khó khăn trong quá trình chăm sóc trẻ thì điều mà họ cần quan tâm hơn...