Chung tay đẩy lùi tín dụng đen
Ngành tài chính – ngân hàng TP HCM cung ứng đủ nhu cầu vốn vay chính đáng cho doanh nghiệp và người dân sẽ hạn chế, ngăn ngừa tình trạng tín dụng đen
Năm 2019, TP HCM lấy cải cách hành chính làm yếu tố đột phá, tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Với định hướng đó, trên cơ sở Chỉ thị 01/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về các giải pháp tiền tệ tín dụng và hoạt động NH năm 2019, ngành NH trên địa bàn TP tiếp tục duy trì ổn định, tăng trưởng và phát triển.
Là kênh dẫn vốn quan trọng
Một trong những nhiệm vụ của ngành NH trên địa bàn TP là đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn, dịch vụ NH cho khách hàng, doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế; giữ ổn định thị trường tiền tệ và thực hiện 7 chương trình đột phá của TP.
Theo số liệu của NHNN Chi nhánh TP HCM, dự tính đến cuối năm 2019, tổng huy động vốn trên địa bàn đạt 2,49 triệu tỉ đồng, tăng 13,5% so với cuối năm trước. Dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng tại TP dự tính ước đạt 2,3 triệu tỉ đồng, tăng 14% so với cuối năm trước.
Tín dụng duy trì tốc độ tăng trưởng phù hợp với định hướng của NHNN, trong đó dư nợ tín dụng lĩnh vực sản xuất – kinh doanh vẫn chiếm tỉ trọng cao trong tổng dư nợ trên địa bàn, với khoảng 70%.
Video đang HOT
Cơ quan CSĐT Công an quận Bình Tân, TP HCM thu giữ một số giấy tờ thể hiện cho vay nặng lãi của một đối tượng cho hàng trăm người vay với lãi suất 20%-25%/tháng Ảnh: PHẠM DŨNG
Trong năm qua, các tổ chức tín dụng đã triển khai thực hiện nhiều chương trình tín dụng của Chính phủ, NHNN và UBND TP nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế như chương trình cho vay 5 nhóm, lĩnh vực ưu tiên ngắn hạn bằng VNĐ; chương trình cho vay KCN-KCX và cho vay kích cầu đầu tư; cho vay nông nghiệp nông thôn; cho vay hỗ trợ nhà ở; cho vay bình ổn thị trường…
Trong câu chuyện tiếp vốn cho thị trường và người dân, NH Chính sách Xã hội Chi nhánh TP cũng thực hiện nhiều chương trình tín dụng. Theo đó, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đến cuối tháng 10-2019 đạt 3.816 tỉ đồng, tăng 568 tỉ đồng so với cùng kỳ năm ngoái với trên 133.360 khách hàng còn dư nợ. Dòng vốn này tập trung vào một số chương trình như cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và giải quyết việc làm (tăng 247 tỉ đồng so với năm trước); cho vay Quỹ Xóa đói giảm nghèo của TP tăng 292 tỉ đồng so với năm trước.
Đáp ứng nhu cầu cấp thiết
Trong “cuộc chiến” đẩy lùi tín dụng đen, cùng với các chính sách của nhà nước và UBND TP, một số NH thương mại đã triển khai gói tín dụng tiêu dùng theo tiêu chí “sáng vay, chiều giải ngân”, đáp ứng nhu cầu vốn đột xuất, cấp thiết và chính đáng của người dân như khám chữa bệnh, học hành, tiêu dùng… góp phần hạn chế tín dụng đen.
Ví dụ, các DN vừa và nhỏ, siêu nhỏ có nhu cầu vay vốn nhưng khó tiếp cận do thiếu tài sản bảo đảm, có thể làm việc trực tiếp với NH thương mại để trình bày về phương án kinh doanh khả thi; hướng triển khai của dự án để NH tư vấn về dòng tiền, hiệu quả triển khai… Các NH thương mại đã, đang đẩy mạnh cho vay tín chấp hoặc chấp nhận thế chấp bằng dòng tiền dự án trong tương lai. Do đó, để có được vốn triển khai dự án, DN cần mạnh dạn liên hệ NH thương mại, thậm chí phản ánh tới NHNN Chi nhánh TP hoặc liên hệ các quỹ bảo lãnh tín dụng cho DN vừa và nhỏ để được hỗ trợ tiếp cận vốn vay…
Riêng nhu cầu vốn do NH Chính sách Xã hội cấp, để người vay dễ tiếp cận cần sự đồng hành, hỗ trợ rất lớn của các tổ chức, đoàn thể như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân… Các tổ chức, đoàn thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm cầu nối giới thiệu người thu nhập thấp, người nghèo có nhu cầu vay vốn đột xuất tới tổ chức tín dụng.
Trên thực tế, các tổ chức tín dụng cũng hoạt động như mô hình của DN nên phải tính đến hiệu quả, cho vay phải có khả năng thu hồi được nợ, tránh phát sinh nợ xấu. Lúc này, vai trò của những cơ quan, đoàn thể xã hội làm cầu nối, giới thiệu, bảo lãnh vay vốn sẽ tạo sự tin tưởng, gắn kết giữa tổ chức tín dụng và người có nhu cầu vay.
Bài toán giải quyết tín dụng đen đòi hỏi nhiều đơn vị liên quan cùng có giải pháp đồng bộ. Riêng ngành NH, việc phát triển thị trường tài chính lành mạnh là giải pháp tốt nhất đáp ứng nhu cầu người dân, ngăn chặn hiệu quả tín dụng đen.
Quy định văn hóa đòi nợ của công ty tài chính
Có hiệu lực từ ngày 1-1-2020, Thông tư 18 vừa được NHNN ban hành trong tháng 11-2019, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 43 quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.
Thông tư 18 điều chỉnh hoạt động thu hồi nợ khi quy định rõ thời gian, số lần, đối tượng nhắc nợ. Trong đó, công ty tài chính chỉ được nhắc nợ với người nợ, không thông tin đến những người liên quan cá nhân vay nợ.
NHNN cũng yêu cầu hoạt động của các công ty tài chính phải công khai, minh bạch từ lãi suất, các loại phí, hồ sơ vay vốn, phương pháp tính lãi. Công ty tài chính cũng phải trả lời khiếu nại của khách hàng… Với những cơ sở pháp lý mới, thị trường tài chính tiêu dùng sẽ hoạt động theo hướng tích cực, thuận lợi, an toàn, minh bạch, từ đó gia tăng nguồn vốn tiêu dùng cho khách hàng và hạn chế tín dụng đen.
Theo nld.vn
Tín dụng tăng 0,2 điểm phần trăm trong 4 ngày
Dư nợ tín dụng với nền kinh tế tăng 8,64% tính tới 24/9.
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính tới 24/9, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 8,64% so với cuối năm 2018. Tín dụng hướng vào sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được tăng cường kiểm soát. Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết huy động 9 tháng tăng 9,03%. Về tổng phương tiện thanh toán (M2), đến 24/9, mức tăng đạt 8,58% so với cuối năm 2018. Thanh khoản hệ thống được đảm bảo.
Trước đó, Tổng cục Thống kê cho biết tính đến 20/9, dư nợ tín dụng tăng 8,4%, thấp hơn mức 9,52% cùng kỳ 2018. Tổng phương tiện thanh toán tăng 8,44%, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 8,68%, thấp hơn mức cùng kỳ năm trước 9,15%.
Trên cơ sở đánh giá diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương (NHTW) liên tục cắt giảm lãi suất, từ ngày 16/9/2019, NHNN đã điều chỉnh giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành.
Trong lĩnh vực thanh toán, đến nay, có 78 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet và 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán di động (mobile payment).
7 tháng đầu năm 2019, số lượng giao dịch tài chính qua kênh Internet đạt hơn 226 triệu giao dịch với giá trị giao dịch khoảng 10,9 triệu tỷ đồng, tăng tương ứng 51,8% và 18,3% so với cùng kỳ năm 2018. Số lượng giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động đạt gần 202 triệu giao dịch với giá trị giao dịch hơn 2,09 triệu tỷ đồng, tăng tương ứng 104,9% và 155,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo NDH
"Hết thời" tín dụng dễ dãi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2020 ở mức 14%, nhưng sẽ chỉ ưu tiên cấp hạn mức tín dụng cao hơn đối với các ngân hàng đã đáp ứng chuẩn Basel II. Tăng trưởng tín dụng năm 2019 dự kiến chỉ đạt khoảng 12% Tín dụng "èo uột" năm 2019 Một quan chức NHNN...