Chung tay chống dịch
Những ngày gần đây, nhiều cá nhân, tổ chức tại TP Hồ Chí Minh đã tự nguyện cống hiến sức lực, tài chính hỗ trợ đội ngũ cán bộ y tế và những người dân sống cách ly để cùng thành phố sớm đẩy lùi dịch Covid-19.
“Vua bánh mì” Kao Siêu Lực (bên trái) làm bánh mì dinh dưỡng dành tặng đội ngũ y sĩ, bác sĩ, nhân viên y tế làm công tác chống dịch tại TP Hồ Chí Minh.
Những đôi chân không mỏi
Nghe tin khu B, ký túc xá ại học Quốc gia (HQG) TP Hồ Chí Minh với khoảng 5.000 căn phòng cần được dọn dẹp gấp để thực hiện nhiệm vụ cách ly người dân trong mùa dịch Covid-19, Thạc sĩ Nguyễn Hải Trường An (cán bộ Trường đại học Kinh tế – Luật TP Hồ Chí Minh) cùng nhiều giảng viên, cán bộ khác xung phong làm tình nguyện viên (TNV). Lần đầu rơi vào tình huống này, thay vì bối rối, chị An cùng nhiều đồng nghiệp thuộc Công đoàn HQG thành phố Hồ Chí Minh nhanh chóng họp bàn giải pháp tối ưu.
ược phân vào đội nhận tiếp tế, liên tục chạy tới chạy lui từ tòa nhà này qua tòa nhà kia, người đẫm mồ hôi dưới trời nắng gắt nhưng hễ có chút thời gian rảnh, chị lại phụ mọi người đóng đồ của sinh viên vào túi, thùng giấy rồi cất kho. Buổi trưa, không ai dám chợp mắt vì sợ chậm tiến độ chung. Ăn vội hộp cơm bình dân, giải khát bằng ly nước mát, các thầy, cô giáo lại cùng nhau bưng bê đồ đạc, dọn dẹp phòng ốc.
Nhờ sự nỗ lực của các TNV mà trong vòng ba ngày, hơn nửa tòa nhà của khu B đã được dọn dẹp sạch sẽ, sẵn sàng cho công tác cách ly. “ội ngũ TNV khá “mỏng” nhưng được cái ai cũng làm hết mình, mọi người hăng hái lắm. Khi vào đây thấy thiếu thốn nhiều thứ, tôi và một vài anh chị cùng kêu gọi quyên góp thùng giấy, khẩu trang và vài vật dụng cần thiết. Rất may, đến thời điểm hiện tại, nguồn lực hỗ trợ khá phong phú. Mệt thì mệt lắm nhưng trong những lúc cộng đồng cần, mình sẵn sàng lăn xả”, Thạc sĩ Nguyễn Hải Trường An nói.
Nhớ lại ngày đầu tiên cùng đồng nghiệp xuống dọn dẹp khu B, anh Phùng Quán, Phó Chủ tịch Công đoàn HQG thành phố Hồ Chí Minh không biết nên bắt đầu mọi việc từ đâu. Phòng ký túc xá đóng cửa im lìm mấy tháng trời bụi phủ lớp dày, không khí nóng bức đến ngột ngạt.
Vậy mà mỗi người một tay, chỉ trong ngày đầu tiên, bốn tòa nhà với 11 tầng đã được dọn dẹp sạch sẽ, đồ đạc đâu vào đấy. Từ vài chục, đến nay số TNV tham gia hoạt động ý nghĩa này đã hơn 120 người. Trong số này có cả những cựu sinh viên, sinh viên đang theo học tại các trường thành viên của HQG. Anh Phùng Quán cho biết: Khó khăn lớn nhất trong giai đoạn đầu là làm sao tập trung đủ lượng thùng giấy, túi ni-lông và băng keo cần thiết để gói và phân loại đồ đạc của hơn 34 nghìn sinh viên.
Video đang HOT
“Thế nhưng, chỉ sau một ngày kêu gọi, chúng tôi phải dùng đến ba xe tải để chở thùng giấy, băng keo, nước suối, mì tôm và nhiều vật dụng cần thiết từ quận 5 về quận Thủ ức. Hôm sau, số lượng đồ được tiếp tế tiếp tục tăng lên. Anh em mừng lắm. Chúng tôi sẽ khẩn trương dọn dẹp để sớm bàn giao khu vực này cho công tác cách ly mùa dịch”.
Những tấm lòng sẻ chia
ến thời điểm hiện tại, HQG thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ hơn 5.000 chỗ ở cách ly phòng, chống dịch Covid-19 cho người dân theo chủ trương của thành phố. Trong vài ngày tới, đơn vị này sẽ nỗ lực đáp ứng thêm khoảng 12 nghìn chỗ ở phục vụ cho công tác cách ly. Tùy tình hình thực tiễn, khu vực này có thể bố trí nhiều nhất 20 nghìn chỗ ở cho người dân cần được cách ly trong mùa dịch. áng chú ý, Khoa Y của HQG đã thành lập đội phản ứng nhanh với dịch Covid-19 gồm các bác sĩ trẻ và sinh viên ngành y để sẵn sàng xung kích khi thành phố và đất nước cần.
Bên cạnh đội ngũ TNV gần 300 người của HQG, tại khu vực này còn có khoảng 600 cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ Tư lệnh thành phố và Ban Chỉ huy quân sự của các quận, huyện được lệnh tăng cường. Khi hình ảnh xúc động về các bác sĩ, y tá, điều dưỡng, cán bộ, chiến sĩ, các TNV ngày đêm miệt mài với công việc trong khu cách ly được chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều người đã rơi nước mắt, cảm phục trước sự hy sinh thầm lặng ấy.
Không đứng ngoài “cuộc chiến” với dịch bệnh, ngày càng nhiều cá nhân, tổ chức đã có những đóng góp thiết thực với mong muốn chung tay sẻ chia khó khăn mà đất nước đang gánh vác. Mới đây, tại ký túc xá HQG thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần Cơ điện lạnh ại Việt đã trao tặng 500 máy làm mát tổng trị giá 1,7 tỷ đồng nhằm chung tay tạo điều kiện cách ly tốt hơn cho người dân. Hay như Công ty TNHH Suối Sao đã chuyển tặng 10 tấn thùng giấy, hỗ trợ khẩu trang y tế và buồng khử khuẩn di động trị giá hơn 100 triệu đồng để giúp các nhân viên phục vụ phòng tránh nguy cơ lây nhiễm…
Nhiều tổ chức còn tiến hành may khẩu trang, làm nước rửa tay sát khuẩn dành tặng đội ngũ TNV, người dân. Bên cạnh các giải pháp nâng cao mức độ an toàn cho người tham gia công tác cách ly, nhiều nhà hảo tâm quan tâm đến việc bổ sung dinh dưỡng để những người chống dịch đủ sức đi đường dài. Ngay sau khi hoàn thiện công thức bánh mì dinh dưỡng với khẩu phần tương đương một suất ăn, ông Kao Siêu Lực, Tổng Giám đốc Công ty ABC Bakery đã dành tặng 3.000 ổ đầu tiên cho các y sĩ, bác sĩ, nhân viên y tế phục vụ cho công tác phòng dịch.
Thời gian tới, “vua bánh mì thanh long” cùng vài người bạn trong ngành sẽ làm khoảng 10 nghìn ổ bánh ân tình này dành tặng những người đang oằn lưng với dịch bệnh như một hành động sẻ chia. Mỗi cá nhân một cách, mỗi tổ chức, đơn vị một phương án, nhưng tất cả đang đồng lòng chung tay chống dịch. Người góp của, người bỏ công, ai cũng mong sớm đẩy lùi Covid-19 để sớm bắt đầu lại chuỗi ngày bình an.
Bài, ảnh: GIA MỸ
Sau bánh mì thanh long, bún dưa hấu, nay có thêm chả cá thanh long: Chất lượng tương đương chả cá kamaboko Nhật Bản, nhưng giá rẻ bằng 1/10
Nữ giám đốc khẳng định việc ra mắt sản phẩm không chỉ mang tính "giải cứu" nhất thời mà định hướng lâu dài, tìm nguồn thanh long hữu cơ để phát triển dòng sản phẩm cao cấp.
Làn sóng giải cứu nông sản, đặc biệt là thanh long vẫn tiếp tục diễn ra sôi nổi. Sau bánh mì của ông Kao Siêu Lực hay pizza, bún thanh long, mới đây, một công ty thực phẩm tại Khánh Hòa vừa cho ra mắt sản phẩm độc đáo không kém, cũng làm từ loại nông sản này: Chả cá hai da phủ thanh long.
Chị Thu Hồng, Giám đốc công ty Carafoods, người từng đạt giải đạt giải "Nữ sáng lập xuất sắc nhất" tại cuộc thi Start up wheel 2016 toàn quốc chia sẻ: "Mình được may mắn học tại Đại học Tokyo với một giáo sư đầu ngành về nghiên cứu hóa sinh cụ thể là protein myosin trong việc tạo gel chả cá. Sau đó mình có cơ hội thực tập tại công ty thuộc tốp đầu của Nhật Bản về sản xuất chả cá hữu cơ.
Về Việt Nam, giấc mơ chả cá an lành cho người Việt đã dẫn mình đến với khởi nghiệp về chả cá nhưng sản xuất trên một nền tảng nghiên cứu dựa trên công nghệ sản xuất của Nhật Bản.
Giám đốc Nguyễn Thu Hồng (bìa trái), người từng đạt giải đạt giải "Nữ sáng lập xuất sắc nhất" tại cuộc thi Start up wheel 2016 toàn quốc
Việc tạo chả cá thanh long trong mùa giải cứu này là cái "duyên" vì mình đã đi tìm màu để tạo màu sắc đẹp cho chả cá lâu rồi (từ năm 2014) nhưng chưa thành công với màu hồng tự nhiên từ rau củ quả, mà chỉ làm được chả cá hai da phủ bí đỏ tạo màu vàng. Vừa rồi, từ "giải cứu thanh long" cứ đập vào mắt, khiến mình để tâm. Trước đây mình không chọn dùng thanh long vì quả mọng nước rất dễ làm mất đặc tính dai giòn của chả cá. Lần này quyết định thử nghiệm, không ngờ thành công thật, nhưng phải gần mất 3 tuần mới cho ra được sản phẩm hoàn hảo."
Chả cá kamaboko là một loại hải sản chế biến phổ biến tại xứ hoa anh đào. Tại đây, kamaboko thấp cấp, chứa nhiều phụ gia đã có giá khoảng 700.000 đồng/kg, trong khi chả cả cao cấp rất đắt, khoảng 7 triệu/kg (giống kiểu bò kobe) nên không phải ai cũng có cơ hội được thưởng thức, kể cả người Nhật.
Chả cá kamaboko của Nhật Bản
Chị Hồng cho biết: "Khi mang được bí mật này về và thành công đối với cá Việt Nam để giảm được giá thành xuống 9 - 10 lần là điều rất thú vị trong con đường thực hiện giấc mơ chả cá an lành cho người Việt của team mình. Rất nhiều bạn Nhật tới ghé thăm cơ sở bọn mình, ăn chả cá và bị mê luôn, năn nỉ được làm chung khiến mình càng bất ngờ."
Chả cá hai da phủ thanh long cho màu tự nhiên, không tanh, dai giòn, hiện được bán với giá khoảng 900.000 đồng/kg.
Sản phẩm chả cá hai da phủ thanh long của công ty Carafoods
Theo chia sẻ, mỗi kí thanh long thường có thể phủ được lên 5 - 6 kí chả cá. Theo đuổi hướng đi phát triển dòng sản phẩm cao cấp nên tất cả những công đoạn sản xuất đều phải làm bằng tay. Mỗi nghệ nhân chỉ có thể làm được từ 20 - 30 kí chả cá trong một ngày.
Vì vậy, công ty không có ý định nhân rộng quy mô mà muốn phát triển mô hình này ở các tỉnh có biển tại Việt Nam và các nơi trên thế giới có người Việt sinh sống, hướng đến du lịch trải nghiệm nhiều hơn.
"Đã là cao cấp, chả cá hữu cơ thì rất tốt cho cơ thể, bù lại thời gian bảo quản rất ngắn, chỉ để 7 ngày trở lại nên thương mại lớn không phải là hướng đi bền vững."
Nữ giám đốc cũng khẳng định việc ra mắt sản phẩm chả cá kết hợp thanh long không phải là chạy theo phong trào hay chỉ mang tính "giải cứu" nhất thời. Về lâu dài, công ty định hướng tìm dòng thanh long hữu cơ để phù hợp với sản phẩm chả cá cao cấp.
"Giả sử khi chúng ta mua một kí chả cá mà chứa nhiều chất tạo dai, tạo màu, phụ gia giá rẻ rồi sau đó sức khỏe mình bị ảnh hưởng thì tiền trả cho bệnh viện càng nhiều hơn gấp bội. Trong khi đó, với dòng cao cấp này không cần ăn nhiều, một thanh là đủ chất đủ ngon và đủ dinh dưỡng. Dân tộc mình muốn phát triển thì mình phải khỏe đã, người Nhật có cái hay là sản phẩm nào mà tốt nhất họ đều dành cho dân tộc của họ trước tiên, mình nên học cái đó", chị Hồng chia sẻ.
Theo Tri Trức Trẻ
Người Sài Gòn xếp hàng dài đợi mua bánh mì thanh long nhân sầu riêng 6 Ri của "vua bánh mì" Kao Siêu Lực Sản phẩm bánh mì thanh long vẫn chưa kịp nguội thì gần đây, ông chủ thương hiệu ABC Bakery - Kao Siêu Lực lại tiếp tục sáng tạo ra món mới: Bánh mì thanh long nhân sầu riêng 6 Ri Được biết, bánh mì thanh long sầu riêng 6 Ri được ông chủ ABC Bakery sáng tạo và đưa ra công thức chỉ...