Chúng ta vất vả nhiều rồi, giờ thì ở yên trong nhà thôi…
Trở về “ở yên trong nhà” cũng là để bản thân được nghỉ ngơi, thanh lọc. Những năm tháng qua, tất cả chúng ta đều đã vất vả nhiều rồi.
Từ đầu mùa dịch đến giờ, có lẽ chưa lúc nào tình hình thấy căng thẳng như lúc này. Các hoạt động cộng đồng, hội họp ngừng lại, các khu vui chơi giải trí, cơ sở chăm sóc sắc đẹp, phòng gym, beer club, bida, hớt tóc, cơ sở kinh doanh ăn uống (phục vụ trên 30 người) tạm đóng cửa.
Tôi ở chung cư, những ngày qua tôi đã rất lo lắng khi thấy một số chung cư bị phong toả vì có người nhiễm bệnh. Mọi sinh hoạt, công việc đều bất tiện hơn, và cơ quan chức năng, y bác sĩ, quân đội, dân quân, tình nguyện viên đều phải vất vả nhiều hơn. Bản thân chỉ biết cố gắng ở yên trong nhà nhiều nhất có thể, vào lúc này, đó là nghĩa vụ và trách nhiệm công dân. Phải tuân thủ.
Lo lắng nhiều, nghĩ ngợi nhiều, buồn bã nhiều đều không phải là cách tốt để vượt qua dịch bệnh. Cuối cùng, tôi chọn cách chỉ cập nhật, tiếp cận những tin tức cần thiết, bổ ích. Biết để phòng tránh, không phải biết để rồi hoang mang, sợ hãi.
Sống ở đô thị năng động, ai cũng phải bươn bả lao về phía trước. Sài Gòn những hừng đông những đêm tối, người người đều không ngớt việc. Những quán cà phê, những quán nhậu ngày ngày đông kín người, những cơ sở chăm sóc sắc đẹp người ra vào nhộn nhịp, đường sá tấp nập tới tận đêm khuya… Nhịp sống sôi động từ tinh mơ đến tối khuya, người người cũng đều làm việc trong tất bật. Biết rằng tất cả chúng ta đều phải làm việc (làm nhiều việc cùng lúc nữa là đằng khác) để kiếm tiền. Có cuộc mưu sinh nào mà không vất vả.
Mấy hôm nay, nhiều chia sẻ có ý rằng COVID-19 gửi đến chúng ta thông điệp hãy biết chăm sóc sức khỏe của bản thân và quan tâm nhiều hơn đến gia đình, đến người già. Chính là lúc này đây, trong khoảng nghỉ tránh dịch – mà cũng là thời gian cho mỗi người được dừng lại, nghỉ ngơi đôi chút.
Video đang HOT
Giờ thì “về nhà mình thôi”. Mở đầu mỗi bài thiền, cô giáo tôi vẫn thường nói: “Hãy nghĩ rằng mình được trở về nhà mình rồi”. Trở về nhà mình rồi có nghĩa là được tự do nghỉ ngơi, thư giãn, thanh thản, mọi lo lắng công việc (hay những mối quan hệ) đều nằm lại bên ngoài cánh cửa. Trở về nhà mình rồi có nghĩa là mọi thứ đều nhẹ nhàng, bình an thôi.
Tất cả mọi người đều phải cố gắng vượt qua khó khăn chung
Được “trở về nhà mình”, hãy cố gắng giữ lòng không nhiều xáo động, chỉ tạm dừng công việc, chỉ là giai đoạn này khó/không kiếm được ra tiền. Chỉ một đoạn thời gian ngắn thôi, cố gắng cho bản thân mình, thả lỏng một chút. Xem như đây là lúc mỗi người có được quỹ thời gian ít ỏi để tự do được làm những điều mình thích mà trước đây đã không có thời gian.
Đọc sách, xem phim, nấu nướng, trò chuyện với ông bà, cha mẹ, chơi với con cái, dọn dẹp sắp xếp lại nhà cửa…Hoặc chỉ đơn giản là ngủ nghỉ, ăn uống nghỉ ngơi thôi.
Đêm qua, bạn tôi than ở nhà hoài buồn quá. Trên Facebook tôi cũng thấy nhiều bạn chia sẻ như vậy. Nhưng thật ra, thời điểm này, được ở yên trong nhà là một diễm phúc. Có biết nhiêu người vẫn phải liều mình mà bươn ra đường để làm một số công việc phục vụ người trong nhà. Biết bao người khác đang xa nhà, vất vả ngày đêm trong cuộc chiến chống COVID -19. Câu khẩu hiệu mà các y bác sĩ truyền tải thật cảm động: “ Chúng tôi đi làm vì các bạn – Bạn hãy ở nhà vì chúng tôi“. Nếu không có việc gì cần thiết, ở yên trong nhà – là điều tốt đẹp nhất ở thời điểm này.
Mai này, khi mọi thứ được trở lại bình thường, mỗi người sẽ lại lao vào cuộc mưu sinh mới với những khó khăn đang chờ phía trước. Nhưng quãng thời gian vô cùng quý giá này sẽ nhắc ta nhớ rằng từng có một giai đoạn, chúng ta đã cùng “ở yên trong nhà” là vì bản thân, vì gia đình, vì những người đang căng mình chống dịch, vì đất nước…
Bùi Tiểu Quyên
Câu chuyện người chồng nhẫn tâm để vợ mình chết chìm khi tàu đắm và đoạn kết bất ngờ sau bao năm được giải đáp khiến ai cũng ngạc nhiên tột độ
Ai cũng nghĩ người chồng sẽ nhường cho vợ mình cơ hội được sống. Song điều đó đã không xảy ra, ông vượt lên trước vợ rồi nhanh chóng xuống xuồng cứu hộ. Khó hiểu quá đúng không?
Có những câu chuyện được chia sẻ trên các diễn đàn khiến nhiều người đi từ cảm xúc này đến cảm xúc khác. Dù nó xuất phát từ hiện thực hay là những chuyện truyền miệng thì ở 1 khía cạnh nào đó, nó vẫn là thứ gia vị cuộc sống giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều và trân trọng những thứ mình đang có nhiều hơn.
Một cô gái kể lại câu chuyện mà bạn ấy đã được nghe thời còn đi học. Câu chuyện như sau:
"Tôi luôn thích những thứ bất ngờ, nhất là các tình huống không thể đoán biết được cái kết. Tôi nhớ hồi cấp 3 cô giáo dạy văn kể cho chúng tôi nghe về chiếc tàu đắm cùng người chồng để mặc vợ mình chết chìm. Nghe có vẻ vô nhân đạo quá đúng không?
Một tàu du lịch chẳng may bị đắm. Và một cặp vợ chồng trên tàu sau màn hoảng loạn cuối cùng đã đến được xuồng cứu sinh. Nhưng lúc này chỉ còn một chỗ ngồi trên thuyền. Ai cũng nghĩ người chồng sẽ nhường cho vợ mình cơ hội được sống. Song điều đó đã không xảy ra, ông vượt lên trước vợ rồi nhanh chóng xuống xuồng cứu hộ. Người vợ đứng trên con tàu đang chìm dần và hét lên thất thanh... Cảnh tượng vô cùng đau xót.
Đến đoạn này, cô giáo hỏi chúng tôi đố ai biết người vợ bất hạnh ấy đã nói gì với chồng. Đa phần các bạn đều tỏ ra bức xúc với những câu trả lời: 'Anh là đồ tồi', 'Tôi hận anh'... hay những câu đại loại như vậy.
Nhưng tôi luôn không tin vào những điều tiêu cực. Tôi đã đưa ra câu trả lời cuối cùng rằng: 'Thưa cô em nghĩ bà ấy sẽ dặn chồng hãy chăm sóc các con của họ thật tốt'. Mọi người rất ngạc nhiên với câu trả lời của tôi. Cô giáo nghĩ tôi đã từng đọc câu chuyện ấy nhưng sự thật nó lại là câu ba tôi đã dặn mẹ lúc ba qua đời. Tôi nghĩ nó là lời cuối cùng của những cặp vợ chồng sắp phải cách xa 2 thế giới nói với nhau. Không ngờ đó lại là đáp án chính xác.
Cô giáo bắt đầu kể đầu đuôi câu chuyện cho chúng tôi nghe. Hóa ra đó là chuyến đi kỉ niệm cuối đời khi người vợ biết mình bị ung thư không thể qua khỏi. Chỉ còn 1 tháng để sống, bà muốn làm gì đó thật ý nghĩa với người đàn ông mình đã trao gửi cả cuộc đời. Và đối mặt với giây phút sinh tử, tất nhiên bà sẽ để dành sự sống cho chồng mình.
Bao nhiêu năm sau, khi ông qua đời các con đã tìm được cuốn nhật ký ba mình để lại. Trong đó ông viết gửi đến người vợ thân yêu: 'Khi biết chỉ có 1 cơ hội được sống, anh đã muốn chìm cùng em. Nhưng anh nhớ ngày cầm trên tay kết quả xét nghiệm, em đã dặn anh rằng, chúng ta khống sống cho riêng mình, chúng ta còn có trách nhiệm với con cái, nuôi con khôn lớn, trưởng thành. Khi đẩy anh xuống thuyền em nói chết thế này em còn thanh thản hơn bệnh tật đau đớn giày vò. Vậy mà 20 năm nay nghĩ về hôm ấy anh chưa một ngày được thanh thản...'.
Vậy đó, đừng vội đánh giá điều gì khi chúng ta chỉ nhìn thấy bề nổi".
Quả thật là một câu chuyện đáng để suy ngẫm. Thực tế cuộc sống không cho phép người ta mềm yếu dù đến một lúc nào đó, nghịch cảnh "quật" họ đến mức muốn tìm đến cái chết để giải thoát.
Khi bước vào hôn nhân, cảm xúc cá nhân sẽ phải nhường chỗ cho những nghĩa vụ và trách nhiệm. Ngoài tình yêu đôi lứa, phụ nữ và đàn ông đã trở thành bố, thành mẹ, mất đi 1 người đau lắm nhưng họ không được phép gục ngã trong lúc này.
Chỉ sau khi trải qua ranh giới sinh - tử người ta mới biết trân quý cuộc sống này. Đời người ngắn lắm, khi còn được bên nhau hãy đối xử với nhau tốt đẹp nhất. Đừng tiếc tình yêu thương để chẳng may có biến cố xảy ra mỗi người cũng không phải nói 2 chữ giá như bởi khi còn sống đã dốc hết lòng cho nhau rồi.
Ross
Cuộc đời phụ nữ, chẳng lẽ chỉ có mỗi chuyện lấy chồng? Đừng bao giờ nghĩ chuyện phụ nữ lấy chồng quan trọng đến thế. Có chồng cũng được, không có cũng chẳng sao, quan trọng nhất là bản thân mình thật sự hạnh phúc và bình yên. Trong quan niệm của nhiều người, phụ nữ lấy chồng là chuyện đại sự, lớn lao nhất trong đời người. Thậm chí, còn quan trọng hơn cả...