Chúng ta thường mắc nhiều sai lầm khi bôi kem chống nắng
Kem chống nắng là một trong những món đồ bán chạy vào mùa hè. Tuy nhiên, đây cũng chính là loại mỹ phẩm hay bị dùng sai nhất.
Mùa hè nóng nực, tuýp kem chống nắng là vật dụng không thể thiếu của nhiều người khi ra đường. Nếu không sử dụng kem chống nắng, làn da sẽ bị huỷ hoại bởi các tia cực tím từ ánh sáng mặt trời, gây ra sự sản sinh ra melanin – yếu tố chính tạo nên những đốm tàn nhang và tình trạng da tối màu hoặc tăng khả năng ung thư da.
Sử dụng kem chống nắng là việc thiết yếu nhưng làm thế nào để bôi đúng, đủ lại là hành trình dài cần thời gian nghiên cứu. Những sai lầm thường gặp trong việc bôi kem chống nắng cũng có khả năng góp phần tăng cơ hội khiến người dùng mắc các bệnh về da.
Vậy nên, cần biết những lưu ý sử dụng loại mỹ phẩm dễ dùng nhưng cũng rất dễ mắc lỗi này.
Kem chống nắng là một trong những vật dụng quan trọng nhất của mùa hè. Ảnh: Havard Health.
Liều lượng bôi kem chống nắng
Kem chống nắng là công cụ trợ giúp làn da khỏi việc tiếp xúc với các loại tia sáng độc hại. Khi bôi kem chống nắng, một lớp màng chắn sẽ được tạo ra để bảo vệ làn da của người sử dụng. Tuy nhiên, màng chắn này chỉ có tác dụng khi da được bôi đủ lượng kem chống nắng cần thiết. Vậy bôi bao nhiêu kem chống nắng là đủ?
Video đang HOT
Theo như nghiên cứu từ Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi cm2 trên cơ thể người cần từ 2 mg kem chống nắng trở lên để có thể đạt được chỉ số chống nắng SPF ghi trên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên, nếu muốn đạt đủ lượng kem chống nắng cần thiết, bạn phải xác định được diện tích khuôn mặt mình – điều hiếm người có thể làm được.
Liều lượng kem chống nắng được sử dụng cho cơ thể cũng là điều đáng quan tâm. Ảnh: Allure.
Tuy nhiên, giải pháp cho vấn đề này rất đơn giản. Đối với diện tích trung bình của một cơ thể châu Á điển hình, 35 ml kem chống nắng là liều lượng cần dùng – tương đương 1/2 thìa ăn cơm. Đối với mặt, bạn có thể đong bằng thìa cà phê, mỗi khuôn mặt tương đương với một thìa đầy (khoảng 4ml)
Thường người sử dụng kem chống nắng sẽ không đáp ứng được liều lượng cần thiết cho làn da do thường chúng sẽ gây bết dính và nếu không cẩn thận sẽ gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Tuy nhiên, đối với việc chống nắng thì câu “thừa còn hơn thiếu” nên được áp dụng một cách triệt để.
Bôi kem chống nắng thế nào mới đúng cách?
Nhiều người thường có thói quen chỉ nên thoa kem chống nắng một lần mỗi ngày nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm.
Theo như khuyến cáo của các nhà sản xuất cũng như các tổ chức y tế, kem chống nắng chỉ có tác dụng tối đa trong 4 tiếng đồng hồ. Nhưng thời gian để chúng phát huy tác dụng tối đa là 2 tiếng.
Bạn nên thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 tiếng để giữ cho làn da khỏi ảnh hưởng của tia cực tím. Vậy thoa lại kem chống nắng như thế nào cho đúng?
Bạn nên mang theo một chai nước tẩy trang bên mình nếu sở hữu một làn da hay tiết dầu. Sử dụng nước tẩy trang để lau lại mặt và thoa lại kem chống nắng là giải pháp tốt nhất để khiến bạn không bị nổi mụn.
Nếu bạn sở hữu làn da khô thì có thể không cần phải lau lại mặt và có thể bôi trực tiếp lớp kem mới lên với lượng dùng bằng 1/2 liều lượng cần thiết.
Thời gian nên thoa lại kem chống nắng nên là sau mỗi 2 tiếng. Ảnh: The Cut.
Cách bảo vệ làn da khi nắng nóng
Hôm nay (1-6), Hà Nội bắt đầu xuất hiện đợt nắng nóng gay gắt mới với chỉ số tia UV (tia cực tím) ở mức cao gây ảnh hưởng lớn đến làn da nếu không được chăm sóc, bảo vệ đúng cách.
Một bệnh nhân điều trị sạm da tại Bệnh viện Da liễu trung ương.
Chỉ nên tắm 1-2 lần/ngày
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thùy, Trưởng khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu trung ương cho biết, trong những ngày oi bức, nắng nóng, làn da tăng tiết mồ hôi, bã dầu dễ gây nên các bệnh về da, như: Mụn, trứng cá, tàn nhang, sạm da... Việc đeo khẩu trang hoặc chăm sóc da không đúng cách có thể khiến làn da ảnh hưởng.
"Bảo đảm sử dụng khẩu trang vệ sinh, nên thay khi bị bẩn. Dù sử dụng khẩu trang vẫn nên dùng thêm kem chống nắng. Hạn chế dưỡng ẩm quá nhiều hoặc trang điểm dày khi đeo khẩu trang. Rửa mặt bằng nước sạch sau khi sử dụng khẩu trang", bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thùy lưu ý.
Một lưu ý khác là thời tiết oi bức, nhiệt độ cao khiến nhiều người khó chịu nên liên tục tắm. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thùy, điều này là không nên bởi tắm nhiều sẽ khiến làn da bị khô. Do đó, chỉ nên tắm 1-2 lần/ngày, hạn chế tắm nước quá lạnh hay nóng làm hại làn da. Ngoài ra, cần rửa mặt thường xuyên, đặc biệt khi rửa mặt, điều quan trọng là bàn tay phải sạch.
Ngoài việc rửa mặt, vệ sinh da đúng cách, theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thùy, để bảo vệ làn da trước ảnh hưởng của nắng nóng cần có một chế độ ăn hợp lý. Cụ thể, tăng cường các vitamin và khoáng chất từ hoa quả, hạn chế đồ chiên, đồ mỡ. Buổi sáng đi làm hay đi học phải ăn sáng đầy đủ. Kiểm soát chế độ sinh hoạt, tập luyện thể dục đều đặn, nghỉ ngơi đúng giờ, tránh thức khuya, kiểm soát stress, căng thẳng... Đặc biệt, cần bảo đảm chế độ bù đủ nước, uống 2-2,5 lít nước/ngày. Thời tiết nắng nóng, cơ thể ra mồ hôi nhiều, mệt mỏi, da không được cấp ẩm thường xuyên là nguyên nhân khiến da xấu đi.
Tuân thủ bôi kem chống nắng 3 tiếng/lần
Nắng nóng kéo theo tia UV ở mức có hại cũng sẽ gây nguy hiểm cho làn da. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khi chỉ số tia UV mức 8-10, nếu làn da ở ngoài nắng khoảng 25 phút có thể bị bỏng. Khi chỉ số tia UV từ mức 11 trở lên, da có nguy cơ bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời khoảng 10 phút mà không được bảo vệ. Còn khi tia UV ở mức 12 sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành, Phó Trưởng khoa Laser và Chăm sóc da (Bệnh viện Da liễu trung ương) cho biết, tia cực tím hay các bức xạ khác có trong ánh sáng mặt trời rất nguy hại đến làn da. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, với điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt như hiện nay, da có thể gặp các vấn đề, như: Sạm, lão hóa da, bỏng nắng, ung thư da...
Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành khuyến cáo, để bổ sung lượng nước đủ cho cơ thể chống nắng nóng, ngoài việc uống nước, có thể ăn các loại trái cây có chứa nhiều nước, như: Cam, bưởi, dưa hấu... Những người thường xuyên luyện tập thể thao hay làm việc ngoài trời cần cung cấp lượng nước nhiều hơn nữa. Bên cạnh các biện pháp chống nắng như mặc quần áo, đội mũ rộng vành, đeo kính chống nắng... thì người dân cần chú ý bôi kem chống nắng và nên bôi 3 tiếng/lần.
Bảo vệ làn da trước tác hại của tia UV Từ 10 giờ đến 14 giờ là thời điểm chỉ số UV đạt đỉnh trong ngày. Vì thế, nếu không thể hạn chế ra đường vào giờ này, mọi người cần có biện pháp bảo vệ làn da và sử dụng kem chống nắng phù hợp với từng môi trường để tránh tổn hại đến da, dẫn tới nguy cơ ung thư da....