“Chúng ta thà phá thai còn hơn là có con thứ hai”
Theo AFP, Chính quyền trung ương Trung Quốc đang yêu cầu các quan chức địa phương ngừng sử dụng những khẩu hiệu mang tính chất đe dọa khi thực hiện chính sách một con được áp dụng chặt chẽ ở nước này.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Theo đó, báo Shanghai Daily cho biết, chính quyền sẽ dẹp bỏ những khẩu hiệu như: “Hãy giết cả gia đình nếu không tuân theo luật” và “Chúng ta thà phá thai còn hơn là có con thứ hai.”
Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới với 1,3 tỷ người và đã áp dụng chính sách một con từ năm 1979.
Mặc dù đã nới lỏng trong thời gian gần đây, các quan chức Trung Quốc nói chính sách này vẫn cần thiết, do dân số quá đông đe dọa sự phát triển của đất nước. Nhưng Ủy ban dân số kế hoạch hóa gia đình đang muốn các chính quyền địa phương ngừng sử dụng các biểu ngữ, khẩu hiệu phản cảm có thể gây bất bình trong quần chúng.
Một trong những khẩu hiệu như thế là “Nếu không thắt ống dẫn tinh, nhà bạn sẽ bị kéo sập”.
“Một khi bạn bị bắt, bạn sẽ bị thắt ống dẫn tinh. Nếu bạn trốn ra, bạn sẽ bị săn lùng. Nếu bạn định tự sát, chúng tôi sẽ cho bạn một sợi dây thừng hay một lọ thuốc độc”, một biểu ngữ khác viết.
Video đang HOT
Tờ báo không cho biết các khẩu hiệu này được sử dụng ở đâu. Trung Quốc hiện chỉ cho phép mỗi gia đình sinh một con, bất chấp những hậu quả như tỉ lệ phá thai tăng, mất cân bằng giới tính và già hóa dân số.
Các biểu ngữ mới cần phải nhẹ nhàng hơn và được chính quyền đồng ý như: “Chăm sóc một bé gái là chăm sóc tương lai quốc gia”, Shanghai Daily cho biết./.
Theo TTXVN
Càng giàu càng cố đẻ con trai
Ở nhóm dân số nghèo, tỷ số giới tính khi sinh ở mức bình thường 105,2 bé trai trên 100 bé gái, thế nhưng càng giàu sự chênh lệch này càng lớn. Ở nhóm giàu nhất con số này là 112,9; đặc biệt ở lần sinh thứ 3 thì lên đến 132,9.
Thông tin được ông Nguyễn Văn Tân, Phó tổng cục trưởng Tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết tại hội thảo quốc tế về mất cân bằng giới tính khi sinh tổ chức tại Hà Nội ngày 5/10.
Theo các chuyên gia, mất căn bằng giới tính khi sinh diễn ra nặng nề hơn ở nhóm có thu nhập trung bình, giàu và giàu nhất, 3 nhóm này chiếm khoảng 60% dân số. Không những thế việc lựa chọn sinh con trai ở nhà giàu, trình độ văn hóa cao đang có dấu hiệu lan dần sang nhóm nghèo theo quy luật lây truyền giá trị xã hội, ông Tân cho biết.
Nguyên nhân là do những người có kinh tế thì có điều kiện hơn để tiếp cận các công nghệ lựa chọn giới tính. Bên cạnh đó là áp lực nối dõi tông đường, về tài sản, tài sản thường để lại cho con trai, ít khi để cho con gái... Tốc độ gia tăng của các công nghệ lựa chọn giới tính khi sinh rất nhanh. Vì thế, theo các chuyên gia, xu hướng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta rất khó dự báo.
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta đang ở mức báo động. Ảnh: N.P.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đặc biệt tỷ số giới tính khi có xu hướng ngày càng gia tăng. Khi mất cân bằng nam nữ, "Việt Nam không thể thu hút phụ nữ từ các quốc gia khác vì chính các quốc gia này cũng đang gặp phải các vấn đề tương tự", Phó thủ tướng nói.
Còn ông Eamon Murphy, Quyền điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh: "Mặc dù Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, song thực tế cho thấy thách thức này quả là lớn lao và tỷ số giới tính thì ngày càng gia tăng. Năm 2000 cứ 106,2 bé trai thì có 100 bé gái, nhưng 10 năm sau số bé trai đã vượt trội lên đến 111,2 trẻ".
Theo số liệu mà bà Nobuko Horibe, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc đưa ra, toàn châu Á hiện thiếu hụt tới 117 triệu phụ nữ do mất cân bằng giới tính khi sinh. Khu vực này cũng trở thành điểm nóng về những hành vi, tập tục gây tổn hại cho trẻ em gái đã tồn tại lâu ngày.
"Tỷ số giới tính khi sinh chủ yếu ảnh hưởng đến các nước châu Á, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ. Tại Việt Nam cũng bắt đầu có những dấu hiệu mất cân bằng", bà Nobuko nói.
Tại thời điểm hiện nay, số lượng người châu Á tìm vợ nước ngoài đã bắt đầu tăng cũng như đã có những dấu hiệu cho thấy tình trạng "sức ép kết hôn" sẽ dẫn tới bất ổn xã hội, cộng với việc phụ nữ châu Á ngày càng lấy chồng muộn hơn và ít hơn so với trước.
Phó tổng cục trưởng Tổng cục dân số Việt Nam thừa nhận: "Chúng ta không tránh được tình trạng thừa nam thiếu nữ. Hiện nước ta đã thiếu 139.000 phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành, trong tương lai số phụ nữ thiếu hụt còn lớn hơn. Vấn đề là đối diện với tình trạng này ở mức nào, tùy vào sự can thiệp của chúng ta".
Theo ông Tân, nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do tư tưởng Nho giáo đóng vai trò quan trọng. Mô hình gia đình truyền thống, nối dõi tông đường, thờ phụng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ là những giá trị xã hội. Khi cha mẹ chết con trai đứng trước, con gái đứng sau. Ngay cả người nói lời cảm ơn với những người đến viếng trong tang lễ cũng phải là con trai, nếu không có con trai thì phải nhờ con trai của chú, bác, họ hàng, con gái là không được.
Ngoài ra, hệ thống an sinh xã hội cho người cao tuổi chưa phát triển. Khi về già, ai cũng lo lắng cho tương lai và bất an nếu không có con trai. 70% dân số đang sống ở nông thôn, không có lương hưu hay trợ cấp xã hội.
"Chính vì vậy con trai vừa là trụ cột về tinh thần vừa là trụ cột về kinh tế cho cả gia đình. Ưa chuộng con trai đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân, gia đình và trở thành một phần của nền văn hóa truyền thống Việt Nam", ông Tân nói.
Bên cạnh đó, những chuẩn mực xã hội mới như gia đình quy mô nhỏ (mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1-2 con) dường như xung đột với giá trị văn hóa truyền thống là phải có con trai bằng mọi giá. Sự xung đột này đã tạo áp lực đối với các cặp vợ chồng vừa muốn có con trai vừa mong muốn ít con. Vì thế, nhiều cặp vợ chồng đã lựa chọn giới tính trước hoặc trong lúc thụ thai (chế độ ăn uống, chọn ngày phóng noãn, chọn phương pháp thụ tinh, lọc tinh trùng...).
Trong số các quốc gia đang đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới thì Hàn Quốc là một trong số ít nước thành công trong việc giảm tỷ lệ giới tính khi sinh, tuy nhiên họ cũng mất đến 10 năm.
Theo ông Tân có 2 yếu tố quyết định điều này. Thứ nhất đó là do là từ năm 1995 Hàn Quốc có chính sách nới rộng chương trình kế hoạch hóa gia đình, khi đó họ đang phải đối diện với mức sinh quá thấp. Thứ hai là sự tăng trưởng kinh tế, trình độ văn hóa, xã hội... cũng có tác động giảm sự yêu thích con trai.
"Chế tài của Hàn Quốc cũng rất nghiêm khắc. Năm 1996, sau khi có 8 bác sĩ bị xử lý, ngay năm sau tỷ số giới tính khi sinh đã giảm rõ rệt từ 117 bé trai trên 100 bé gái năm trước đó xuống chỉ còn 113. Tại Việt Nam, chế tài xử những hành vi vi phạm việc lựa chọn giới tính chưa nghiêm. Bộ Y tế đang đề nghị sửa đổi chế tài xử phạt theo hướng nặng hơn", ông Tân nói.
Nam Phương
Theo vnexpress
Phá thai bằng thuốc: vừa phá, vừa lo Bộ Y tế cho phép sử dụng phương pháp phá thai bằng thuốc từ nhiều năm nay nhưng không phải cơ sở y tế, bác sĩ nào cũng được sử dụng và càng không thể tự ý mua về dùng. Tuy nhiên, do không lường hết hậu quả mà cách này đang được nhiều bạn trẻ lạm dụng. Bác sĩ cũng nhầm Chị...