“Chúng ta phải có lời xin lỗi với các giáo viên ở lại miền núi…”
Nhân dịp năm mới 2014, PV báo Dân trí đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận về những vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Đặc biệt, Bộ trưởng đã có những chia sẻ riêng về học sinh dân tộc thiểu số và giáo viên miền núi.
“Chúng ta phải có lời xin lỗi với các giáo viên ở lại miền núi…”
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận.
Thưa Bộ trưởng, xin ông kể ra những quyết định của Chính phủ mà ông tâm đắc đối với học sinh dân tộc thiểu số và giáo viên miền núi?
Mới đây, sau một thời gian chúng tôi cùng các bộ, ngành khảo sát, phân tích, kiến nghị, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học, theo đó, các em học sinh dân tộc thiểu số thi đỗ đại học được hưởng chế độ như sinh viên cử tuyển, giúp các em có thêm điều kiện thuận lợi để theo học và sau đó trở về phục vụ quê hương.
Một quyết định khác cũng khiến tôi rất mừng là Thủ tướng đã ký ban hành Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ bổ sung chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn.
Theo quy định trước đây, giáo viên miền xuôi tình nguyện lên miền núi dạy học được hưởng phụ cấp thu hút trong 5 năm, sau thời gian này các thầy cô sẽ được trở về miền xuôi. Trên thực tế có phát sinh vấn đề: sau 5 năm, nhiều thầy cô ở lại miền núi công tác với nhiều lý do khác nhau như không tìm được chỗ làm việc dưới xuôi; có thầy cô đã lập gia đình, tạo dựng cuộc sống mới và gắn bó với các cháu và đồng bào nên không trở về xuôi… Nhưng dù với lý do gì, phải ở lại hay tự nguyện, thì những thầy cô này bị cắt phụ cấp thu hút sau 5 năm được hưởng. Điều này dẫn đến nghịch lý là người có thâm niên dạy học ở miền núi lại có thu nhập thấp hơn những giáo viên trẻ mới lên vùng núi nhận công tác.
Trong quá trình xây dựng Nghị định mới này, Bộ GD-ĐT đã phải giải trình rất nhiều. Tôi đã từng nói: Chúng ta phải có lời xin lỗi đối với các giáo viên ở lại miền núi, khi các thầy cô đã cống hiến cả tuổi thanh xuân và cả cuộc đời công tác của mình cho sự nghiệp giáo dục ở những nơi xa xôi này, trong khi chúng ta không thể bố trí “trả” cho các thầy cô một chỗ dạy ở quê hương dưới xuôi. Với các thầy cô, chúng ta đã không thể tăng thêm thu nhập thì thôi, không nên cắt giảm.
Với Nghị định 19 được ban hành, các đồng nghiệp của chúng tôi là người miền xuôi làm việc ở vùng cao có thêm nguồn thu nhập, nhưng quan trọng hơn là họ nhận được sự ghi nhận và tôn vinh của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, và chắc chắn họ sẽ có thêm động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Video đang HOT
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã đến thăm thôn Can Hồ A (xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, Lào Cai), nơi cơn lũ dữ đãcuốn trôi nhiều khu tập thể giáo viên tối 4/9/2013.
Được biết, trong năm 2013, Bộ trưởng đã có mặt kịp thời ở trận lũ quét kinh hoàng ở Bản Khoang – Lào Cai. Sau chuyến đi đó, Bộ trưởng rút ra được điều gì?
Những năm qua, tôi đã đến nhiều vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa để kiểm tra, khảo sát, nắm tình hình. Có nhiều chuyến đi với tư cách đoàn công tác của Bộ, và cũng có những chuyến đi “riêng” với trách nhiệm của người đứng đầu ngành để nắm thông tin thực tế trực tiếp từ cơ sở.
Xin nói thêm là sau đó, Bộ GD-ĐT cùng với Công đoàn Giáo dục Việt Nam và các tổ chức khác đã đóng góp (không phải bằng tiền ngân sách Nhà nước) để xây cho các thầy cô giáo ở bản Khoang một nhà công vụ mới. Tôi nghiệm ra rằng mình đã, đang và sẽ nên đến những vùng khó khăn nhiều hơn nữa.
Trân trọng cám ơn Bộ trưởng!
Hồng Hạnh (thực hiện)
Theo Dantri
Lãnh đạo Hiệp hội giải thích về đề xuất thi tốt nghiệp 8 môn
Sau khi báo Dân trí đăng đề xuất đổi mới thi tốt nghiệp 8 môn để xét tuyển vào ĐH của Hiệp hội các trường ĐH,CĐ ngoài công lập, nhiều ý kiến độc giả cho rằng, phương án không khả thi và thiếu tính thực tế. Vậy Hiệp hội giải thích như thế nào?
Trao đổi với PV Dân trí ngày 6/11, Tiến sĩ Văn Đình Ưng, Chánh Văn phòng Hiệp hội các trường ĐH,CĐ ngoài công lập cho biết: "Rất tiếc là Hiệp hội chưa có điều kiện đưa đầy đủ dự thảo phương án đổi mới thi tuyển sinh do Hiệp hội đề xuất tới độc giả (trên báo chỉ nêu tinh thần và nội dung chủ yếu). Xin nói thêm, những người xây dựng phương án này đều là những người rất nhiều thực tế, đã nhiều năm tham gia Ban chỉ đạo và thực hiện tổ chức các kỳ thi, chúng tôi hiểu rất rõ lý do ra đời, cái được và cái hạn chế của kỳ thi "ba chung". Riêng bản thân tôi có mặt trong Ban chỉ đạo thi từ năm đầu 2002 đến năm 2010, nên hiểu càng kỹ càng sâu sắc về 2 kỳ thi trong vòng 1 tháng/ năm. Trong phương án do Hiệp hội đề xuất có phân tích kỹ thực tế nhiều năm thực hiện thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH theo "ba chung".
"Hiệp hội còn tổ chức một số cuộc hội thảo, có cuộc hội thảo tại 3 miền Bắc, Trung, Nam để lấy ý kiến các trường. Sau đó hoàn thiện nhanh dự thảo để tháng 12/2010 Hiệp hội gửi dự thảo phương án này sang Bộ GD -ĐT với niềm phấn khởi là đã sớm góp được kế sách hay cho Bộ, hy vọng Bộ sẽ xem xét, mở hội thảo để lấy thêm ý kiến, hoàn thiện và kịp sử dụng từ mùa thi năm 2011. Nhưng ... rất tiếc" - Ông Ưng cho hay.
Tiến sĩ Văn Đình Ưng, Chánh Văn phòng Hiệp hội các trường ĐH,CĐ ngoài công lập
Nhiều ý kiến độc giả cho rằng, thi tốt nghiệp 8 môn thi để xét tuyển vào đại học lại càng tăng tính tiêu cực trong thi cử và rất vất vả cho thí sinh, phụ huynh và xã hội vì tổ chức thi tới 4 ngày?
Năm 2008, sau 2 năm chỉ đạo tổ chức các kỳ thi, chính Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân (nay là Phó Thủ tướng, Chủ tịch MTTQVN) đã thấy mệt mỏi vì dư luận xã hội than rất nhiều về 2 kỳ thi sát nhau, cùng khối lượng kiến thức phổ thông, ông đã tổ chức cuộc họp bàn đưa ra phương án "một kỳ thi sau THPT" với khoảng 6 đến 8 môn thi, hình thức thi kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận, trắc nghiệm sẽ tăng, tự luận sẽ giảm dần.
Tuy nhiên do công tác chuẩn bị của các đơn vị chức năng của Bộ chưa kỹ, nhất là khâu xây dựng nguồn đề thi trắc nghiệm các môn...Do đó, Bộ trưởng Nhân đã cho hoãn để chuẩn bị thêm. Nhiều người hoan nghênh tư duy đổi mới của Bộ trưởng Nhân. Và, họ chờ đợi năm sau, năm sau và cho đến bây giờ vẫn chờ mong một kỳ thi sau phổ thông, vừa là kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa là cơ sở để các trường ĐH, CĐ, trường nghề xét tuyển, tất nhiên tùy trường mà có thêm tiêu chí tuyển sinh sao cho có được sinh viên phù hợp. Có người còn tính toán chi li, nếu bớt 1 kỳ thi có thể tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng cho ngành giáo dục và cho xã hội...
Còn vấn đề tiêu cực trong thi cử...thì chúng ta đều biết, năm 2006 dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Nhân đã có một kỳ thi tốt nghiệp THPT khá trung thực. Còn thông thường, nếu chủ yếu thi tự luận thì học sinh mới mang bài vào để quay cóp, còn với phương án mới chủ yếu hình thức thi trắc nghiệm với công nghệ hiện đại giúp cho kỳ thi sẽ hạn chế tối đa quay cóp, sẽ chấm thi bằng máy rất nhanh và khách quan, đỡ tốn công hàng năm có hàng nghìn thầy cô giáo phải "nhốt" vào nơi kín để ra đề thi, để chấm thi. Có người nói, nhiều thầy cô giáo sợ đi chấm thi lắm rồi, vừa căng thẳng thần kinh vừa không được nghỉ hè, mệt mỏi lắm.
Lý do gì mà Hiệp hội lại đề xuất có tới 8 môn thi tốt nghiệp?
Có học sinh khá giỏi toán, lý hóa nhưng lại yếu văn, sử, địa, ngoại ngữ. Nếu thi 3 môn văn, sử, địa thì học sinh đó rớt là chắc rồi. Nhưng nếu thi 8 môn (toán, lý, hóa, sinh, văn, sử, địa, ngoại ngữ) thì kết quả thi môn này cao môn kia thấp thì kết quả chung vẫn đạt số điểm đỗ tốt nghiệp THPT.
Trong số 8 môn đó, học sinh dựa vào tổ hợp 3 môn điểm cao nhất - coi đó là thế mạnh của mình để tự tin đăng ký vào ngành học, trường học phù hợp.
Cần nói thêm rằng, thi 8 môn trên không phải là môn thi mới xa lạ với học sinh, xa lạ với Bộ và các trường. Đó là 8 môn quen thuộc, nằm trong tổ hợp 3 môn thi của các kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ nhiều năm qua. Thi 8 môn trên là để đánh giá giáo dục toàn diện theo mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đề ra.
Nhiều ý kiến độc giả cho rằng, đề xuất này nhằm có lợi cho các trường ĐH ngoài công lập chứ không đem lại lợi ích gì cho nền giáo dục?
Những ý kiến này làm cho chúng tôi rất buồn!
Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013, Hiệp hội đã có một số góp ý cho Bộ GD- ĐT để cải tiến làm tốt hơn kỳ thi đã được Bộ lắng nghe, áp dụng.
Chính tại cuộc làm việc với Ủy ban Văn hóa GD TN TN & NĐ của Quốc hội vừa qua, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã phát biểu thừa nhận và hoan nghênh những đóng góp của Hiệp hội giúp cho kỳ thi 2013 tổ chức tốt hơn.
Những kiến nghị, phản biện của Hiệp hội nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các trường hội viên- là thuộc chức năng của Hiệp hội, là việc cần và nên làm, việc đó do Nhà nước giao tại Điều lệ của Hiệp hội được tổ chức Nhà nước có thẩm quyền công nhận. Suy cho cùng cũng là vì cái chung của nền giáo dục nước nhà.
Sự góp mặt của giáo dục ngoài công lập đã tạo nên diện mạo mới năng động cho nền giáo dục Việt Nam. Giáo dục ngoài công lập là một bộ phận hợp thành hữu cơ của nền giáo dục chung, chịu sự quản lý của Bộ GD ĐT chứ không phải của Hiệp hội. Các trường hoạt động tốt hay không cần khẳng định là trách nhiệm chính của Bộ GD-ĐT. Hiệp hội chỉ làm theo đúng chức năng của mình, không làm thay chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
Phương án mà nhiều độc giả đưa ra là tiếp tục tổ chức thi đại học, chỉ nên bỏ thi tốt nghiệp. Là người đã từng làm ở Bộ GD-ĐT và theo sát công tác tuyển sinh ông thấy thế nào?
Theo chúng tôi, cần làm tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT. Vai trò tác dụng của kỳ thi này ai cũng biết là rất quan trọng. Sau một quá trình học phổ thông, học sinh cần được đánh giá chính thức bằng kỳ thi này, trên cơ sở đó nhận văn bằng tốt nghiệp THPT làm căn cứ để học tiếp, hoặc vào đời sống lao động.
Còn kỳ thi tuyển sinh ĐH thì chỉ cấp cho thí sinh 2-3 giấy chứng nhận kết quả thi để tuyển vào trường theo nguyện vọng 1, 2 hoặc 3. Giấy chứng nhận đó chỉ có giá trị 1 năm, chứ không giá trị lâu dài và càng không có tác dụng như bằng tốt nhiệp THPT mà chúng ta nâng niu cất giữ, khi cần thì chỉ việc xuất trình ra.
Trân trọng cám ơn ông!
Theo Dantri
Đại tướng Võ Nguyên Giáp hết lòng với sự nghiệp Khuyến học - khuyến tài Từ khi thành lập Hội Khuyến học Việt Nam (2/10/1996), đã trải qua 4 kỳ Đại hội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh cả của Quân đội nhân dân VN, luôn được suy tôn là Chủ tịch danh dự Hội Khuyến học VN. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người...