“Áo ấm mùa đông” với trẻ em nghèo miền núi
Một ngày giữa tháng 12, giữa cái rét căm căm dưới 10 độ, đoàn từ thiện Anybook của Công ty cổ phẩn Bạch Minh – Vega và diễn đàn Bachngocsach.com đã mang “Áo ấm mùa đông” đến với các em học sinh tại trường tiểu học Chiềng Ve – Mai Sơn – Sơn La.
Chiềng Ve là một xã nghèo miền núi với đạ đa số là đồng bào dân tộc Thái và Mông, những người dân nơi đây sinh sống bằng việc làm nương rẫy. Đất đai khô cằn, khí hậu khắc nghiệt, không có giao thương, vì thế, cái nghèo vẫn luôn đeo bám người dân Chiềng Ve suốt bao năm qua.
Với tấm lòng hảo tâm và thiện nguyện, AnyBook của Công ty cổ phẩn Bạch Minh – Vega cùng diễn đàn Bachngocsach.com đã tổ chức chương trình “Áo Ấm Mùa Đông” trao tặng 200 áo ấm mới cho học sinh tiểu học, 10 suất học bổng dành cho học sinh nghèo vượt khó, 1 tủ sách hiếu học cho thư viện trường tiểu học Chiềng Ve. Tuy chưa thể mang lại nhiều giá trị vật chất hơn để cải thiện đời sống người dân Chiềng Ve nhưng đây thực sự là nguồn động viên tinh thần to lớn. Thể hiện tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” của người Việt Nam nói chung và của hai đơn vị tài trợ là AnyBook- Ve ga và Bachngocsach.com nói riêng.
Những đứa trẻ chỉ mặc áo mỏng manh, lem luốc giữa tiết trời đại hàn
Vượt qua đường núi cheo leo, đường mờ bụi đất, nhìn những đứa trẻ không có giầy dép, ống quần đầy vết bùn đất lấm lem, người nhỏ thó, run rẩy trong những cánh áo mỏng manh, trời mưa phùn khiến những đứa trẻ co ro đến tội nghiệp đoàn thiện nguyện không khỏi chạnh lòng. Tận mắt chứng kiến sự đói khổ, rét mướt của người dân trong những ngày đông mua phùn gió bấc mới thấy ý nghĩa của những chiếc áo ấm đến đúng thời điểm, mới thấm thía chuyến đi vượt đường dài xa xôi từ Hà Nội đến Sơn La này có ý nghĩa thế nào.
Ngoài việc trao áo ấm và học bổng cho các em học sinh, đoàn từ thiện AnyBook của Công ty cổ phẩn Bạch Minh – Vega cùng diễn đàn Bachngocsach.com còn trao quà cho các Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng và các cụ già ngoài 80 tuổi trên địa bàn thị trấn và tặng áo ấm cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Video đang HOT
Những đứa trẻ xúng xính trong những chiếc áo mới ấm áp
Là đơn vị hàng đầu trong việc kinh doanh ebook tại Việt Nam, AnyBook từ lâu còn được biết đến với cương vị là đơn vị tài trợ của rất nhiều chương trình thiện nguyện khác. Với chuyến từ thiện đến Chiềng Ve, Mai Sơn, Sơn La lần này, chị Bích Liêm – đại diện của AnyBook chia sẻ: “Đất nước ta còn rất nhiều nơi bà con nhân dân vẫn đang gặp nhiều khó khăn, AnyBook luôn mong muốn được đồng hành cùng các đơn vị phát hành sách, các diễn đàn sách và cộng đồng xã hội chung tay đóng góp, san sẻ sự vất vả về vật chất và động viên tinh thần người dân ở những khu vực nghèo khó. Để họ có cuộc sống tốt đẹp hơn, no đủ hơn. Sau chuyến đi này, AnyBook sẽ còn tiếp tục tổ chức những chuyến đi, những chương trình thiện nguyện quy mô hơn nữa, mang những nụ cười đến với người dân khó khăn trên khắp cả nước.
Theo Thúy Hằng (TMDT-VN)
Sau lũ, người dân lại lo đói ăn
Cơn lũ dữ đi qua, nhiều diện tích đất sản xuất phải bỏ hoang vì bị đất đá bồi lấp. Cuộc sống của hàng trăm hộ đồng bào xã vùng cao Bok Tới (huyện Hoài Ân, Bình Định) đang lo lắng thiếu ăn đến vụ giáp hạt.
Gần 1 tháng sau trận lũ lịch sử, hậu quả để lại nặng nề đến đời sống chung của nhân dân tỉnh Bình Định. Đặc biệt đối với người dân xã miền núi Bok Tới (huyện Hoài Ân) cuộc sống vốn đã nghèo khó nay càng khó khăn hơn. Nguy cơ tái nghèo xảy ra, nhất là thời điểm cuối năm người dân lại lo sẽ không có một cái tết no ấm. Người dân đang rất cần sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương.
Sau lũ, nhiều cánh đồng của bà con xã miền núi Bok Tới (huyện Hoài Ân) bị bao phủ bởi đất đá phải bỏ hoang
Ông Đinh Văn Rinh người dân thôn T4 đứng trên đám ruộng bị bồi lấp đất đá sau lũ
Dẫn chúng tôi đến cánh đồng Bà Hương ở thôn T4, ông Đinh Văn Nghin - Chủ tịch UBND xã Bok Tới, không giấu được nỗi lo: "Không chỉ hơn 1 ha đất chuyên canh cây lúa của hơn 80 hộ dân tại cánh đồng này bị bao phủ bởi đất đá phải bỏ hoang. Hiện có trên 3 ha đất sản xuất nông nghiệp khác trên địa bàn cũng trong tình trạng tương tự, nhiều khả năng phải bỏ hoang... Người dân thiếu đất sản xuất thì nguy cơ thiếu đói của đồng bào trong thời gian tới là rất lớn, nhất là thời điểm cận tết này".
Theo ghi nhận, hiện không chỉ cánh đồng Bà Hương (thôn T4) bị bồi lấp nặng nề sau lũ mà có trên 3 ha đất sản xuất lúa trên các cánh đồng như Đồng Trụ, Nước Trộm, Băng Xê, Nước Mài, Hóc Đá Mài (thôn T1); đồng Gò Mít, Nước Dòng, Gò Mã (thôn T2) và cánh đồng Khe Xanh, Hà Đo (thôn T3) cũng bị sa bồi, thủy phá không thể canh tác.
Cụ Đinh Văn Rinh (73 tuổi, ở thôn T4, xã Bok Tới), lo lắng nói: "Cả gia đình có 6 nhân khẩu quanh năm cũng chỉ trông cậy vào 6 sào lúa. Thế nhưng, chỉ sau trận lũ kinh hoàng thì một nửa diện tích bị bồi lấp phải bỏ hoang. Kông biết đến ngày giáp hạt có còn đủ lương thực để sinh sống không. Rồi tết nay gia đình biết lấy gì ăn tết...".
Không chỉ đất sản xuất nông nghiệp bị sa bồi, thủy phá mưa lũ cũng làm cho hệ thống hạ tầng nông thôn xã bị xuống cấp, hư hỏng nặng. Đặc biệt, nhiều công trình đập bổi, kênh mương nội đồng, cầu cống trên địa bàn cũng bị sạt lở, hư hỏng nặng cũng ảnh hưởng đến việc tưới tiêu cho diện tích đang mùa gieo xạ.
Tại tại công trình đập Cây Sơn thuộc thôn T5, hệ thống kênh mương dẫn nước tưới cho 20 ha lúa tại 2 cánh đồng Sũng Môn và Cây Chanh hư hỏng nặng, bùn non phủ lấp không thể dẫn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân.
Nhiều công trình hạ tầng cơ sở xã bị lũ tàn phá
Người dân xã Bok Tới đang nỗ lực khắc phục hệ thống kênh mương nội đồng chuẩn bị cho vụ Đông Xuân
Cuộc sống của bà con xã miền núi Bok Tới vốn đã nghèo, sau lũ nguy cơ đói nghèo lại gia tăng
Còn cầu tràn làng Sáu Bếp (thôn T4) bị sập, khiến việc đi lại, sinh hoạt cũng như sản xuất màu màng của người dân gặp khó khăn không ít khó khăn. Hiện nay, để qua lại, thông thương giữa các khu vực này người dân nơi đây chỉ còn cách băng suối với nỗi lo đuối nước luôn rình rập. Nhất là các em học sinh muốn đi học phải có người lớn cõng suối qua rất nguy hiểm.
Theo ông Đinh Văn Nghin cho biết: "Trước mắt, địa phương huy động mọi nguồn lực để khắc phục hơn hệ thống đường ống dẫn nước kênh mương nội đồng để sớm bước vào vụ sản xuất Đông Xuân. Tuy nhiên, công tác khắc phục hậu quả do mưa lũ để lại tại địa bàn đang gặp nhiều khó khăn vì nhân lực và phương tiện thô sơ. Địa phương đang kiến nghị UBND huyện, tỉnh cần sớm quan tâm, hỗ trợ cho địa phương trong việc khắc phục sau lũ để người dân sớm ổn định cuộc sống".
Theo thống kê của UBND xã Bok Tới, toàn xã có khoảng với 460/168 hộ nghèo. Sau lũ dữ, người dân mất đất sản xuất nguy cơ nghèo và tái nghèo lại có nguy cơ gia tăng.
Doãn Công
Theo Dantri
"Chỉ một người dân không có gạo ăn, tôi xin từ chức ngay" "Để dân mình đói khát thì làm cán bộ thật xấu hổ và có lỗi. Trong 3 ngày Tết cổ truyền, chỉ có 1 người dân không có gạo ăn, tôi xin từ chức ngay" - ông Phạm Viết Nho, Bí thư Huyện ủy Ba Tơ (Quảng Ngãi), cam đoan. Trong ngày 14/11 vừa qua, khu vực miền núi Ba Tơ có mưa...