Chúng ta đi sau nhưng phải nhanh, phải có cái nhìn tổng quát
Nhấn mạnh tại cuộc họp đầu tiên của Tổ công tác giúp việc Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết: “Chúng ta là đi sau nhưng phải đi nhanh, có cái nhìn tổng thể, bắt đầu từ cái nhỏ nhất, bảo đảm kết quả phải mang tính bền vững”.
Cuộc họp đầu tiên của Tổ công tác giúp việc Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử. Ảnh Nhật Bắc
Sáng 19/10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử (CPĐT) chủ trì cuộc họp triển khai hoạt động của Tổ công tác.
Tham dự buổi họp có Quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Tổ phó Tổ công tác; các cơ quan thành viên về CPĐT, chuyên gia Ngân hàng Thế giới, một số cơ quan hành chính; đại diện các đơn vị, Tập đoàn về CNTT…
Sẽ thành lập 4 nhóm thuộc Tổ công tác
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, ngày 20/9, Ủy ban quốc gia về CPĐT đã họp phiên đầu tiên dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban. Theo đó, Tổ công tác giúp việc Chủ tịch Ủy ban đặt tại VPCP do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Tổng Thư ký Ủy ban làm Tổ trưởng; Tổ Phó là Bộ trưởng Bộ TT&TT và Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính VPCP.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, vấn đề xây dựng CPĐT tiến tới Chính phủ số, nền kinh tế số là ưu tiên trọng tâm của Chính phủ hiện nay nhằm cụ thể hóa chủ trương xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, liêm chính hướng tới phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Theo Báo cáo đánh giá về Chính phủ điện tử của LHQ, năm 2018, chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam xếp thứ 88/193 quốc gia và thứ 6 khu vực ASEAN.
Video đang HOT
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết về xây dựng CPĐT, từ năm 2000 Việt Nam đã triển khai Nghị quyết 36, theo đó, nhiều nhiệm vụ được thực hiện, ứng dụng CNTT đang tiến triển tốt trong các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, nền tảng cơ bản còn chưa đáp ứng được như mong đợi, hạ tầng tuy đã đầu tư nhưng kết quả chưa được như mong muốn. Điểm yếu nhất là vấn đề không kết nối và chia sẻ được dữ liệu mà mới chỉ chia sẻ được ngành dọc. Điểm nghẽn nhất là cơ sở dữ liệu chưa hình thành, chưa hoàn thiện thể chế, quy định về bảo mật, định danh…
Nhấn mạnh nhiệm vụ của Tổ công tác, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết: Tổ công tác có vai trò quan trọng khi vừa tham mưu đề xuất vừa thực thi nhưng Tổ công tác không làm thay các Bộ. Trên tinh thần này, Tổ công tác sẽ thành lập 4 nhóm, nhóm 1 là nhóm nguồn lực và bảo đảm thực thi; nhóm 2 là về thể chế và cải cách hành chính; nhóm thứ 3 về giải pháp về công nghệ và an ninh, an toàn; thứ 4 là nhóm truyền thông.
Vấn đề quan trọng trong hoạt động của Tổ công tác giúp việc Ủy ban Quốc gia về CPĐT được Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhấn mạnh là tính hiệu quả, sự gắn kết các thành viên trong Tổ công tác để giúp việc cho Ủy ban.
Cần chung tay để tham mưu cho Chính phủ
Tại buổi làm việc, các đại biểu, chuyên gia đã cho ý kiến về dự thảo 2 đề án: Đề án Hệ thống thông tin Chính phủ không giấy tờ (e-Cabinet) và dự thảo Đề án Cổng Dịch vụ công quốc gia do Tổ công tác giúp việc của Ủy ban Quốc gia về CPĐT báo cáo.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác cho biết, đối với e-Cabinet tại sao đặt vấn đề Chính phủ phải làm trước, bởi vì khi trung ương làm trước thì mới là tấm gương lan tỏa để các địa phương và các đơn vị khác thực hiện. “Chúng ta phải mạnh dạn cải cách. Các cơ quan của Chính phủ phải nêu gương làm trước, giảm hội họp nhưng hiệu quả phải nhanh”, Tổ trưởng Tổ công tác nêu ý kiến.
Theo Quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, buổi họp đầu tiên của Tổ công tác giúp việc Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về CPĐT đã nhận được sự đồng thuận cao của các đại biểu, các chuyên gia. Các đại biểu, chuyên gia đã cơ bản thống nhất với nội dung dự thảo của 2 đề án.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh với tinh thần như hiện nay thì việc triển khai xây dựng CPĐT có thể đi nhanh để có kết quả ban đầu, tháo gỡ được những khó khăn để chuyển động nhanh hơn trong xây dựng CPĐT.
Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nhấn mạnh Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quyết tâm xây dựng CPĐT, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm cần phải triển khai và triển khai thành công, tạo những thay đổi rõ rệt trong nâng cao chất lượng, hiệu quả của các cơ quan hành chính nhà nước, đẩy mạnh các dịch vụ công phục vụ nhân dân.
Để thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng, phát triển CPĐT vừa bảo đảm tính đồng bộ, vừa đạt được những thành công tạo động lực cho tiến trình xây dựng CPĐT, rất cần sự nỗ lực của các cơ quan hành chính Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ, đồng thời cần sự chung tay của xã hội, đặc biệt, là những tri thức ưu tú trong lĩnh vực này để tham mưu giúp cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có được những quyết định đúng đắn.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng giao Vụ Tổ chức cán bộ VPCP sớm hoàn thiện các điều kiện thành lập 4 nhóm thuộc Tổ công tác; bố trí chỗ làm việc và các điều kiện khác để các thành viên, chuyên gia Tổ Công tác có những điều kiện tốt nhất để làm việc.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cũng đề nghị Bộ TT&TT sớm hoàn thiện thể chế để hoàn thiện các Đề án cũng như đẩy nhanh xây dựng Khung kiến trúc tổng thể của CPĐT./.
Gia Huy
Theo baochinhphu
Hơn 4.600 cơ sở bán buôn, nhà thuốc tại Hà Nội sẽ hoàn thành kết nối mạng trong 2018
UBND TP.Hà Nội yêu cầu tổ chức kết nối mạng các cơ sở bán buôn, các nhà thuốc/quầy thuốc/tủ thuốc trong Bệnh viện, Trung tâm Y tế, Trạm y tế trên địa bàn trong quý IV/2018. Theo Sở Y tế, Hà Nội hiện có 1.160 cơ sở bán buôn, 3.470 nhà thuốc và 2.250 quầy thuốc.
Tháng 9/2018 là thời hạn UBND Thành phố yêu cầu Sở Y tế và UBND quận/huyện/thị xã phải hoàn thành kế hoạch chi tiết về triển khai ứng dụng CNTT kết nối liên thông cơ sở cung ứng thuốc và thực hiện Kế hoạch 155 trên địa bàn Thành phố và tại các quận/huyện, thị xã (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
UBND TP.Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các Sở Y tế, Công Thương, TT&TT và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai một số nhiệm vụ nhằm tăng cường quản lý, kết nối các cơ sở cung ứng thuốc và thực hiện Kế hoạch 155 ngày 7/8/2018 của UBND Thành phố về thực hiện Đề án "Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn" trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2017-2020" (Kế hoạch 155).
UBND Thành phố cho biết, Hà Nội là một trong những trung tâm sản xuất và phân phối dược phẩm lớn của cả nước, cơ bản đã đáp ứng yêu cầu cung cấp thuốc cho nhân dân, công tác quản lý nhà nước về dược thời gian qua đã được chú trọng. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng mua bán thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc giả, thuốc kém chất lượng và bán thuốc kê đơn không có đơn.
Trong công văn mới ban hành, UBND TP.Hà Nội giao Sở Y tế triển khai thực hiện Kế hoạch 155; đề xuất thành lập tổ công tác của Thành phố gồm lãnh đạo các Sở Y tế, Công Thương, TT&TT, Viettel Hà Nội trình Ủy ban phê duyệt; đồng thời tổ chức kết nối các cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nhà thuốc/quầy thuốc trong khuôn viên cơ sở khám, chữa bệnh và tủ thuốc trạm y tế xã trên địa bàn Thành phố, hoàn thành trong năm 2018.
Cụ thể, tháng 9/2018 là thời hạn UBND Thành phố yêu cầu Sở Y tế và UBND quận/huyện/thị xã phải hoàn thành kế hoạch chi tiết về triển khai ứng dụng CNTT kết nối liên thông cơ sở cung ứng thuốc và thực hiện Kế hoạch 155 trên địa bàn Thành phố và tại các quận/huyện, thị xã, trong đó nêu rõ trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp CNTT tham gia.
Cũng trong tháng 9/2018 này, các cơ sở bán buôn, các nhà thuốc/quầy thuốc/tủ thuốc trong các Bệnh viện, Trung tâm Y tế, Trạm Y tế cùng các Bệnh viện, Trung tâm Y tế và Trạm Y tế phải được đào tạo, tập huấn, hướng dẫn để có thể sử dụng thành thạo phần mềm kết nối liên thông các cơ sở cung ứng thuốc; đồng thời nắm vững các quy định về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn.
Theo chỉ đạo của UBND Thành phố, việc kết nối các cơ sở cung ứng thuốc (gồm các cơ sở bán buôn, các nhà thuốc/quầy thuốc/tủ thuốc trong các Bệnh viện, Trung tâm Y tế, Trạm Y tế) phải được hoàn tất trong quý IV/2018.
Quý IV/2018 cũng là thời hạn UBND các quận/huyện, thị xã và Viettel Hà Nội cùng các Công ty cung cấp phần mềm phải hoàn thành việc kết nối liên thông phần mềm của các nhà thuốc tư nhân. Riêng với các quầy thuốc tư nhân, việc tổ chức kết nối các cơ sở cung ứng thuốc này được yêu cầu phải hoàn thành trong năm 2019.
Sở TT&TT có trách nhiệm tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở về kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, thực hiện kê đơn và bán thuốc theo đơn. Sở Công Thương đảm trách tăng cường kiểm tra các cơ sở cung ứng thuốc việc mua bán thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có hóa đơn, chứng từ, thuốc giả, xử lý nghiêm những cơ sở vi phạm.
Trước đó, như ICTnews đã đưa tin, ngày 24/8/2018, gày 24/8, tại TP.Hưng Yên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và đại diện lãnh đạo Bộ Y tế, UBND tỉnh Hưng Yên và Viettel đã bấm nút khai trương hệ thống CNTT quản lý chuỗi cung ứng thuốc toàn quốc, phát lệnh kết nối mạng các nhà thuốc trong cả nước. Tại thời điểm đó, theo báo cáo của Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, đã có 25 tỉnh, thành phố tham gia kết nối liên thông cơ sở cung ứng thuốc, đã cấp tài khoản cho 4.178 cơ sở bán lẻ thuốc, có 1915 cơ sở đã thực hiện kết nối mạng, quản lý được 22.196 đơn thuốc.
Với Hà Nội, theo số liệu của Sở Y tế, Hà Nội hiện có 41 bệnh viện, 30 Trung tâm Y tế quận, huyện, 2 Trung tâm chuyên khoa trực thuộc; 40 bệnh viện Trung ương, Bộ ngành; 34 bệnh viện tư nhân. Riêng các cơ sở kinh doanh y dược, có 1.160 cơ sở bán buôn, 3.470 nhà thuốc và 2.250 quầy thuốc.
Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, việc ứng dụng CNTT đối với các cơ sở bán lẻ thuốc đã được triển khai thực hiện. Trong đó, tính đến trung tuần tháng 8/2018, đã có 22,5% nhà thuốc, 5% quầy thuốc có kết nối Internet; 18,3% nhà thuốc, 0,9% quầy thuốc có sử dụng phần mềm quản lý thuốc với hơn 10 nhà cùng cấp phần mềm. Một số nhà thuốc bệnh viện đã có phần mềm kết nối với khoa khám bệnh, đơn thuốc bác sỹ kê được chuyển ra nhà thuốc. Đặc biệt, có nhà thuốc ở một số bệnh viện đã có mã dán trên từng sản phẩm, thuận lợi cho việc bán hàng, theo dõi xuất nhập tồn.
Theo infonet
Ông Trương Gia Bình trở thành ủy viên một Ủy ban của Chính phủ Trong danh sách Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, ngoài Thủ tướng Chính phủ và một số Bộ trưởng, còn có những tên tuổi nổi tiếng. Ông Trương Gia Bình (ảnh IT). Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh sách thành viên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử và lãnh đạo Tổ công tác giúp việc...