Chúng ta đã trở thành ‘nô lệ’ của smartphone như thế nào?
Smartphone đang tác động đến cuộc sống của nhiều người khiến họ chỉ biết chú ý vào màn hình điện thoại và không để quan tâm tới mọi thứ xung quanh.
Thời buổi này, chỉ cần một chiếc điện thoại di động và tai nghe, chúng ta dường như có cả thế giới. Dần dần, con người lệ thuộc vào smartphone, không để ý đến những thứ xung quanh nữa.
Tác giả bộ tranh mượn câu chuyện công chúa ngủ trong rừng để nói về tác động của smartphone: Thực ra cô ta không chịu thức dậy chỉ vì điện thoại sập nguồn. Nếu tỉnh dậy, công chúa không có mạng xã hội, phần mềm chụp ảnh sống ảo thì ngủ luôn cho rồi.
Thời đại công nghệ phát triển giúp hội chị em không phải son phấn đầy đủ. Việc họ cần làm là tạo dáng chuẩn, phần còn lại đã có photoshop lo rồi.
Ngày trước chưa có smartphone, người ta vào phòng tập để rèn luyện sức khỏe. Sau này mạng xã hội lên ngôi, phòng yoga trở thành địa điểm lý tưởng để tựa lưng và lướt web hóng đủ thứ chuyện trên đời.
Một chiếc ghế tựa, dăm ba cốc cà phê, vài món ăn vặt cùng chiếc smartphone hay laptop là đủ để chúng ta sống và làm việc rồi.
Với nhiều người, việc dắt thú cưng dạo chơi chỉ là cái cớ thay đổi địa điểm để tiếp tục lướt smartphone. Đi dạo mà họ cũng chỉ chăm chú nhìn vào màn hình điện thoại, bận trả lời tin nhắn và bình luận những sự kiện hot trên mạng.
Thời buổi này ra đường không cần gì nhiều ngoài điện thoại thông minh. Vào siêu thị, bạn chỉ cần quét code, ra quán cà phê cũng trả bằng ví điện tử.
Các đôi yêu nhau hẹn ra ngoài thì cũng chăm chú vào smartphone. Anh bận trả lời tin nhắn của bạn thân, em phải đáp lại bình luận về ảnh đại diện mới thay. Tình yêu thời công nghệ khiến hai người càng thêm xa cách.
Theo Zing
Khi nút like bạc bẽo đẩy một cô gái 16 tuổi tuyệt vọng, tự sát
Cô gái 16 tuổi tự tử sau khi 69% dân mạng cổ vũ cô đi chết. Đây là một trong nhiều trường hợp đám đông đẩy người tuyệt vọng gần hơn với cái chết thông qua tương tác trên mạng.
"Thực sự quan trọng. Hãy giúp tôi chọn lựa giữa Chết và Sống".
Video đang HOT
Một thiếu nữ 16 tuổi (sống tại bang Sarawak, Malaysia) tạo cuộc thăm dò "sinh tử" tại trang cá nhân lúc 15h chiều 13/5.
Kết quả, 69% người theo dõi chọn "chết".
Ít giờ sau, cô nhảy từ tầng 3 một cửa hàng xuống đất, tử vong. Trước khi làm điều dại dột, nạn nhân đăng status, nói rằng bản thân quá mệt mỏi và chán nản với cuộc sống.
Vài dòng nhắn nhủ bạn bè bằng tiếng Trung tại mạng xã hội WeChat cũng được tìm thấy trong smartphone của cô tại hiện trường.
Cảnh sát địa phương nói nạn nhân có tiền sử trầm cảm. Cô gái xấu số có thể bị căng thẳng sau khi cha dượng kết hôn với một phụ nữ khác.
Thế nhưng những dân mạng chọn phương án "chết" trong bài đăng của 10X có vô can khi đẩy cô tới gần hơn với tử thần?
Lý do gì khiến đám đông nhẫn tâm xúi giục một con người tìm cái chết?
Vì sao họ dửng dưng đến vậy trước nỗi tuyệt vọng của một sinh mạng?
Những đám đông cổ vũ tự tử
Từ trên mạng đến ngoài đời, những đám đông thờ ơ với cái chết của người khác không hề hiếm.
Trước khi nhảy từ tầng 8 một tòa nhà ở thành phố Khánh Dương (tỉnh Cam Túc) vào tháng 6/2018, Li Yi-yi ngồi 4 tiếng bên ngoài cửa sổ. Bên dưới, đội lính cứu hỏa tìm mọi cách cứu cô gái 19 tuổi.
Cùng lúc đó, hàng trăm người giơ điện thoại lên livestream, miệng không ngừng hò hét, thúc giục: "Sao còn chưa nhảy xuống?", "Nếu muốn nhảy thì làm nhanh lên!".
Thậm chí, khi nạn nhân nằm bất động trên nền đất, đám đông vỗ tay, cười lớn trong tiếng hét và nước mắt bất lực của những người nỗ lực cứu sống cô nhưng không thành.
Những hình ảnh, đoạn video ghi lại phút cuối đời của Li sau đó được phát tán rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc. Thậm chí khi các video trực tiếp bị ngăn chặn, nhiều dân mạng tiếp tục chia sẻ ảnh chụp màn hình và lan truyền sự việc sang trang nền tảng khác.
Điều này khiến dư luận phẫn nộ trước sự vô cảm, máu lạnh của đám người cổ vũ cô tự tử, cũng như những tài khoản lợi dụng cái chết của cô kể "câu like".
"Những kẻ máu lạnh, vô hồn như zombie đã lấy đi nốt chút hy vọng được sống cuối cùng của cô gái tội nghiệp. Mong bạn tới một thế giới khác bình yên hơn, nơi không còn những kẻ thờ ơ", một dân mạng xót thương cho Li.
Những người có mặt tại hiện trường không ngừng chia sẻ vụ tự tử của cô gái 19 tuổi lên mạng. Ảnh: Weibo.
Trong thư tuyệt mệnh Li để lại, cô nói mình bị giáo viên quấy rối tình dục. Tên này phải ngồi tù 10 ngày vì tội lạm dụng sau khi cha Li gửi đơn tố cáo tới cảnh sát.
Mức phạt quá nhẹ dành cho kẻ biến thái khiến Li rơi vào bế tắc, ám ảnh. Cô cố tự sát 4 lần trước khi nhảy lầu trong tiếng hò reo của những người chứng kiến.
Sau đó chỉ một tuần, liên tiếp hai sự việc tương tự xảy ra ở tỉnh Quảng Đông và Giang Tô, Trung Quốc. Tuy nhiên, may mắn là mặc cho đám đông kéo cả cả ghế ngồi "hóng kịch" hay chiếu đèn độ sáng mạnh vào người, hai nạn nhân đã từ bỏ ý định dại dột khi được cảnh sát khuyên can.
Năm 2015, đám đông tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh cũng huýt sáo và thúc giục một phụ nữ bán khỏa thân nhảy từ tầng 10. Một nhóm học sinh ở tỉnh Thiểm Tây cổ vũ một phụ nữ vỡ nợ nhảy lầu vào năm 2014.
Những năm gần đây, việc truyền nội dung trực tiếp trên Internet được tạo ra để người xem tham gia, tương tác, giao lưu với nhau dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, nhiều cá nhân vì muốn có được nội dung độc, lạ, giật gân nhất trên kênh của mình mà bất chấp phía trước ống kính là một sinh mạng có thể bị tước đi bởi sự vô cảm.
Nhiều dân mạng cầm smartphone trên tay cũng vô tư vote phương án "chết" trong bài khảo sát "sinh tử" mà không quan tâm người đặt câu hỏi bị tàn phá ra sao.
Xúi giục người khác tự sát có thể phải ngồi tù
Qua hàng loạt sự việc, nhiều người không thể không hỏi: Vì sao đám đông nhẫn tâm xúi giục một con người tìm cái chết?
Giáo sư tại ĐH George Washington (Mỹ), Orin S. Kerr, nhận định vấn đề tự hại bản thân trở nên trầm trọng và khó kiểm soát hơn trong bối cảnh mạng xã hội phát triển. Khi con người mải mê bày tỏ suy nghĩ và chia sẻ những khoảnh khắc, họ hy sinh sự riêng tư của mình để kết nối và ít quan tâm về quyền riêng tư của những người khác.
Nguyễn Thị My - thạc sĩ cộng đồng ĐH La Trobe, Australia - từng nói với Zing.vn nhiều bạn trẻ nghĩ đã bấm like nên có quyền chứng kiến cảnh người khác tự dày vò mình.
"Có một bộ phận giới trẻ coi nút like là quyền lực, muốn nhìn thấy người khác phải hành động theo những lời đã hứa. Số khác lại hiếu kỳ, thả like dạo để xem chủ nhân bài viết có thực hiện như đã viết hay không. Đó là những người trẻ vô tâm, thích vào hùa, suy nghĩ đơn giản và chỉ thích tung hô những giá trị ảo", nữ thạc sĩ nói.
Ở một số quốc gia, cái giá của việc thản nhiên xúi người khác đi chết có thể là sự trừng phạt về mặt luật pháp, bên cạnh làn sóng chỉ trích của dư luận.
Ngày 15/5 vừa qua, các nhà lập pháp Malaysia kêu gọi nhà chức trách tiến hành điều tra rộng hơn về vụ thiếu nữ 16 tuổi. Ông Ramkarpal Singh - nghị sĩ và luật sư ở bang Penang - nói những người đã xúi cô gái đi chết có thể bị kết tội kích động người khác tự tử.
Theo Ủy ban Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia (MCMC), mục 305 của Bộ luật Hình sự Malaysia quy định xúi giục người dưới 18 tuổi tự tử là trái pháp luật. Người phạm tội có thể bị kết án tù tối đa 20 năm tù kèm mức phạt hành chính.
Bộ trưởng thanh niên và thể thao Malaysia, Syed Saddiq Syed Abdul Rahman, cho biết thảm kịch trên đã nhấn mạnh sự cần thiết của các cuộc thảo luận cấp quốc gia về sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên ở nước này.
Ông Ching Yee Wong - Trưởng phòng Truyền thông của Instagram - bày tỏ sự tiếc thương với gia đình của cô gái, đồng thời kêu gọi người dùng Instagram chung tay báo cáo các nội dung tiềm ẩn nguy cơ để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Tại Malaysia, cá nhân có hành vi kích động người khác tự sát có thể bị kết án tù 20 năm kèm mức phạt hành chính. Ảnh: The New York Times.
Theo BTime, sau vụ cô gái tên Li tự tử ở Trung Quốc vào năm ngoái, chính quyền địa phương tạm giam một số nhân chứng "không tôn trọng sự sống" vì nghi ngờ hành động của họ dẫn đến cái chết của cô hoặc chống lại nỗ lực cứu hộ của cảnh sát và nhân viên cứu hỏa.
Bên cạnh sự trừng phạt của pháp luật, những kẻ thờ ơ với mạng người khác còn phải chịu sự phẫn nộ và lên án gay gắt của dân mạng.
Một nhân chứng livestream cảnh nạn nhân nhảy lầu đã phải chuyển tài khoản cá nhân sang chế độ riêng tư và thay tên đại diện thành: "Tôi biết mình đã sai nên tôi sẽ thay đổi" như một cách để chuộc lỗi.
'Mạng xã hội có tác động rất kinh khủng với giới trẻ'
Nữ ca sĩ Selena Gomez - ngôi sao có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội với 150 triệu người theo dõi - khẳng định như vậy trong buổi họp báo ở Liên hoan phim Cannes lần thứ 72 hôm 14/5 vừa qua.
Với "nàng công chúa Disney", mạng xã hội là nơi tồi tệ đối với thanh thiếu niên hiện nay.
"Riêng với thế hệ chúng tôi, mạng xã hội có tác động rất kinh khủng. Tôi hiểu chuyện sử dụng nó như một bước đệm thật tuyệt, nhưng khi thấy sự ảnh hưởng của nó tới thanh thiếu niên hiện tại, tôi bắt đầu có cảm giác sợ hãi", cô nói.
Giọng ca Same Old Love khẳng định cô có nền tảng tốt và cảm ơn vì điều đó. Tuy nhiên, nữ ca sĩ khẳng định không đăng tải quá nhiều khoảnh khắc vô nghĩa trên mạng. Cô cũng đặt ra cho bản thân những giới hạn khi sử dụng mạng xã hội.
Hồi tháng 9 năm ngoái, Selena Gomez từng tuyên bố ngưng sử dụng mạng xã hội và khuyên người hâm mộ cẩn thận trong việc sử dụng ngôn từ để tránh làm tổn thương người khác.
Tháng 2 vừa qua, nền tảng Instagram đã khởi chạy một bộ lọc giúp nhận diện và hạn chế sự xuất hiện của các hình ảnh tự gây thương tích hoặc bạo lực từ nền tảng của mình.
Động thái này xuất phát từ sau cái chết của Molly Russell (14 tuổi, người Anh). Cha mẹ của nữ sinh tin rằng việc xem các bài đăng liên quan đến tự hại và trầm cảm đã góp phần khiến con gái họ tự tử vào năm 2017.
Nhiều chuyên gia khẳng định mạng xã hội có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe tâm thần của người trẻ như thúc đẩy thái độ so sánh và tuyệt vọng, giảm chất lượng giấc ngủ hay tình trạng bắt nạt trên mạng. Ảnh: SkyNews.
Sau cái chết của cô gái ở Malaysia, ông Ching Yee Wong - trưởng bộ phận truyền thông ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương của mạng xã hội này - kêu gọi mọi người sử dụng công cụ báo cáo và liên lạc với dịch vụ khẩn cấp nếu thấy bất cứ hành vi không an toàn nào.
"Nếu mọi người vote sự sống, có lẽ cô gái đã không tự sát. Thay vì những hành động vô cảm, tại sao không ai đề nghị cô tìm kiếm sự giúp đỡ từ những chuyên gia?", nghị sĩ và luật sư Ramkarpal Singh nói.
Theo SuicideLine, khi biết ai đó có ý định tự tử, điều ta nên làm là tạo cho họ niềm tin rằng mình được lắng nghe, chia sẻ. Chúng ta nên cố gắng hiểu cảm xúc và quan điểm của người đó trước khi cùng nhau tìm giải pháp. Bên cạnh đó, việc loại bỏ các vật dụng có thể dùng để tự sát quanh nơi ở của họ cũng là điều cần làm trước tiên.
Ngược lại, phán xét, chế nhạo, chỉ trích, kết tội hay công kích, xúi giục người khác... là những thái độ phải tuyệt đối tránh nếu không muốn tình hình tệ hơn.
Cuối cùng, ta nên nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý, thay vì tự cho mình quyền vote "chết" hay dành nút like bạc bẽo cho một người đang ở bờ vực của sự tuyệt vọng.
Minh hoạ: Duy Nguyễn
Theo Zing
Thế hệ Y không mặn mà chuyện 'chăn gối' vì smartphone, phim khiêu dâm Các nghiên cứu ở Anh và Mỹ cho thấy việc dành nhiều thời gian cho mạng xã hội, smartphone đang làm chết ham muốn tình dục của nhiều người trẻ. "Tôi luôn tự hỏi mình có nên tắt điện thoại đi", Rowan Pelling, một nhà báo người Anh đã kết hôn, nói trên National Post. 11h45 tối thứ sáu, Pelling cùng chồng cô...