Chúng ta đã giải quyết được những ca ung thư không thể điều trị bằng thuốc chiếm hơn 50%
50% các ca ung thư không thể chạm đến được bằng thuốc, vì chúng di căn quá nhanh và kháng lại quá mạnh.
Một trong những lý do khiến ung thư trở thành những căn bệnh khó trị, đó là vì một số tế bào bị đột biến mạnh đến mức không thể chạm tới được bằng thuốc. Chúng chiếm tới 50% số trường hợp, liên tục tạo ra kháng thể khiến thuốc dần trở nên vô hiệu.
Nhưng mới đây, bằng một đột phá trong y học, các chuyên gia đến từ ĐH California (San Francisco) đã giải quyết được chuyện này.
Họ đã tạo ra được một loại thuốc có khả năng làm chậm lại sự phát triển của tế bào phổi, da, ruột và tụy, từ đó vẽ ra một viễn cảnh giải quyết được những tế bào ung thư cứng đầu bậc nhất kia.
Trên thực tế, cần biết rằng mọi khu vực trên cơ thể cũng có khả năng trở thành tế bào ung thư. Đơn giản là vì bất kỳ tế bào nào có khả năng nhân bản đều mang nguy cơ bị đột biến. Và ung thư thì chính là tế bào bị đột biến một cách không thể kiểm soát.
Cụ thể, các tế bào trong cơ thể chúng ta có thể tự chữa lành bằng cách hình thành thêm nhiều tế bào thông qua quá trình nhân bản. Quá trình này được kích hoạt nhờ những con đường truyền tín hiệu giống như sóng điện thoại, nhưng là từ tế bào.
Một trong những tín hiệu ấy được gọi là MAPK/ERK, với vai trò “tắt” hoặc “bật” chức năng phân chia. Nhưng nếu nó bị ngăn trở, tế bào sẽ phân chia vô hạn, trở nên mất kiểm soát và hình thành ung thư.
Khi đã trở thành ung thư, chúng ta có một số cách để giải quyết. Cách tốt nhất là phẫu thuật và cắt bỏ khối u đi. Nhưng đôi khi khối u trở nên quá lớn, lại gắn chặt với một bộ phận quan trọng, khiến câu chuyện phẫu thuật phải gạt bỏ qua một bên.
Với các trường hợp như vậy, đáp án chỉ có thể là dùng hóa trị hoặc xạ trị để hủy diệt tế bào phân chia quá nhanh. Nhưng đây không phải phương án tối ưu, vì nó không thể “tái lập trình” việc phân chia của tế bào được.
Vậy nên, ý tưởng được đưa ra là tác động đến MAPK/ERK, nhằm tắt đi quá trình phân chia tế bào và giúp đưa rất nhiều trường hợp ung thư trở về bình thường. Trước kia, ý tưởng này đã được đưa ra thử nghiệm nhưng thực sự rất khó, vì các tín hiệu MAPK/ERK có thể tìm ra những con đường khác, khiến sự can thiệp là vô hiệu.
Nhưng trong thí nghiệm lần này, họ đã thành công.
Video đang HOT
Mấu chốt ở đây là tác động vào MAPK/ERK từ giai đoạn sớm, bằng việc chặn lại một phân tử mang tên SHP2. Nhờ vậy, họ có thể tắt được tín hiệu phân chia tế bào mà không phải mất quá nhiều công sức.
“Chỉ cần chặn SHP2, chúng ta có một khối ứng dụng khổng lồ, hướng đến rất nhiều loại ung thư khác so với thời điểm hiện tại” – trích lời tiến sĩ Trever Bivona, tác giả nghiên cứu.
Trong thí nghiệm, các tế bào bị ngăn cản phân chia, và thậm chí tế bào ung thư có thể chết trong một vài trường hợp.
Hơn nữa trong thí nghiệm trên chuột (đã được cấy tế bào phổi của người), loại thuốc mới cho phép ngăn chặn sự tăng trưởng của khối u, làm chậm nó lại, và từ đó “mua” thêm thời gian cho bệnh nhân nhằm chữa trị triệt để.
Tham khảo: Daily Mail
Theo Trí thức trẻ
Bị ung thư có đau không?
Ung thư là một căn bệnh rất nguy hiểm. Người nhà bệnh nhân luôn rất lo lắng về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Liệu bệnh nhân bị ung thư cón đau đớn không? Hãy cùng Phụ nữ Today giải đáp thắc mắc này nhé!
Đau trong ung thư có thể chia thành bốn nguyên nhân chính:
Đau do khối ung thư ăn vào các tổ chức xung quanh khối u hoặc ở xa khi đã có di căn (75 - 80 %)
Đau do quá trình điều trị: mổ cắt bỏ khối u, điều trị bằng tia xạ , điều trị bằng hóa chất (15-19%)
Đau do các thủ thuật xét nghiệm chẩn đoán: lấy máu làm xét nghiệm, nội soi, sinh thiết ...
Đau không liên quan đến ung thư: đau ở một cơ quan hay một bộ phận cơ thể, vì lý do này nên bệnh nhân đi khám, tình cờ lại phát hiện ra ung thư ở một cơ quan hay bộ phận khác của cơ thể (ví dụ: đau ruột thừa đi khám và tình cờ phát hiện ung thư thận, ...).
Đau trong ung thư có mấy loại?
Theo cơ chế gây đau, có thể phân chia thành 3 loại đau trong ung thư:
Đau do tổn thương: xảy ra khi có một kích thích gây tổn thương ở vùng ngoại vi. Kiểu đau này rất hay gặp, nó liên quan đến sự ăn (thâm nhiễm) các tổ chức, cơ quan xung quanh của khối u.
Đau thường khu trú ở vùng có khối u và bệnh nhân thường có cảm giác đau khi khối u đang lớn lênĐau do nguyên nhân thần kinh: do khối u lớn lên và chèn ép vào thần kinh. Khối u có thể ăn vào (thâm nhiễm) hoặc chèn ép thân, rễ, hay một bó các sợi thần kinh.
Đau kiểu này là do các dây thần kinh đảm nhiệm về dẫn truyền cảm giác bị tổn thương và đau kiểu này cũng thường là hậu quả của quá trình điều trị ung thư (phẫu thuật, điều trị tia xạ, điều trị hóa chất)
Đau do nguyên nhân tâm lý: Đây là loại đau dễ bị bỏ quên trong quá trình chăm sóc bệnh nhân và đôi khi rất khó nhận biết tác động của các cơ chế gây đau ảnh hưởng lên nhau.
Đối với người bị ung thư, để điều trị đau hiệu quả thì sự chia sẻ, động viên, thông cảm của những người xung quanh rất quan trọng. Việc gặp chuyên gia tâm lý hay bác sỹ tâm lý có thể giúp bệnh nhân tìm cách vượt qua cú sốc, chấp nhận có bệnh và hợp tác với các bác sỹ trong quá trình điều trị ung thư cũng như điều trị đau.
Vì sao người bệnh ung thư lại đau đớn?
Nếu ở giai đoạn sớm, ung thư thường chưa gây đau. Ở giai đoạn muộn hơn, trên 70% bệnh nhân bị các bệnh ung thư có biểu hiện đau đớn, tỷ lệ này ở giai đoạn cuối là hơn 90%. Việc giảm và cắt cơn đau là mong muốn của bệnh nhân, thân nhân cũng như mục đích của các bác sĩ. Với các bệnh nhân ung thư, mức độ đau đớn cũng tỷ lệ thuận với tiên lượng của bệnh.
Các nguyên nhân gây đau rong ung thư
Hội chứng đau trong bệnh ung thư được phân ra ba loại: đau thực thể, đau các nội tạng và đau do căn nguyên thần kinh. Các phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh ung thư cũng có thể gây đau.
Đau thực thể. Đau ở đây là do khối u xâm lấn, chèn ép vào các tổ chức cơ quan tại chỗ, bên cạnh hoặc ở nơi khối u di căn đến. Sự chèn ép này bản thân đã gây ra đau do kích thích các thụ cảm thể áp lực, đồng thời gây chèn ép tuần hoàn tại chỗ và phản ứng viêm cùng với sự giải tỏa của các chất hóa học hướng viêm gây ra sự kích thích liên tục cho cảm thụ quan hóa học và làm cơn đau nặng hơn, đều đặn hơn.
Làm gì để bớt đau đớn do ung thư
Chẩn đoán ung thư không phải là mọi thứ kết thúc. Ung thư là một tình trạng bệnh mãn tính giống như các bệnh mãn tính thông thường khác như bệnh về hệ tim mạch, hô hấp, chuyển hóa. Đau do ung thư hoàn toàn có thể kiểm soát.
Đau trên con người có tính cá thể. Việc điều trị đau đối với mỗi cá thể là khác nhau. Một phác đồ điều trị hiệu quả với người này, nhưng lại không có tác dụng gì với người kia. Vì vậy, việc dùng từ ngữ để mô tả cụ thể chính xác cảm giác đau là vô cùng quan trọng, điều này cùng với việc khám bệnh kỹ lưỡng sẽ giúp bác sỹ tìm ra được nguyên nhân gây đau và có kế hoạch điều trị phù hợp. Hãy trả lời 5 câu hỏi chính sau:
1. Đau như thế nào: như kiến đốt, như dao cứa, như bị bỏng, như bị điện giật?
Đau ở đâu: ở một vị trí nào, lan ra đâu?
3. Đau xuất hiện như thế nào: từ từ hay đột ngột?
4. Điều gì giúp giảm đau: xoa bóp, thay đổi tư thế, nóng, lạnh?
5. Tần suất xuất hiện: liên tục, đau ngắt quãng?
Không nên ngần ngại hay trì hoãn việc nói với bác sỹ điều trị của bạn rằng bạn bị đau. Đau được điều trị sớm chừng nào thì việc kiểm soát được đau càng dễ đạt được hiệu quả chừng đó.
Trong bất kỳ giai đoạn bệnh nào của ung thư, người bệnh cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như mệt mỏi, chán ăn, rụng tóc, viêm loét, nhiễm khuẩn... và đau. Đau càng làm cho tình trạng bệnh tật thêm nặng nề do ảnh hưởng lên cả cơ thể lẫn tâm lý.
Rất nhiều người bệnh ung thư sợ bị phụ thuộc hay nghiện thuốc điều trị đau đẫn đến tâm lý không dám hỏi bác sỹ hay yêu cầu được giúp đỡ đến nơi đến chốn hoặc không tuân thủ liệu trình điều trị đau thích hợp hoặc bỏ thuốc,...,tất cả những lý do này dẫn đến tình trạng đau ngày một nặng hơn và rất khó kiểm soát đau nếu can thiệp điều trị đau muộn. Câu trả lời là rất hiếm người bị nghiện thuốc giảm đau, điều quan trọng nhất và tiên quyết là đau cần được điều trị hiệu quả ngay từ khi mới xuất hiện.
Nếu bệnh nhân ung thư bị đau thì cần thiết nói với bác sỹ hoặc y tá giúp bạn. Ngày nay, sự hiểu biết sâu về sinh lý bệnh của đau cùng với sự phát triển của nhiều phương pháp giảm đau khác nhau, dựa trên cơ chế bệnh của Đau, đã giúp ích cho công việc của các bác sỹ thuận lợi hơn vì có nhiều lựa chọn. Vì vậy giúp giảm được gánh nặng đau đớn mà bệnh nhân ung thư phải chịu đựng.
Những can thiệp không dùng thuốc, dùng thuốc giảm đau đa mô thức, những thủ thuật can thiệp nhằm giảm đau như phong bế thần kinh hay đặt buồng tiêm để truyền thuốc giảm đau vào khoang ngoài màng cứng...sẽ được cân nhắc và chỉ định phù hợp cho từng bệnh nhân ung thư. Bác sỹđiều trị đau sẽ có liệu trình điều trị đau phù hợp với mỗi người trong mỗi giai đoạn của bệnh ung thư.
Theo www.phunutoday.vn
Thiếu nữ cắt bỏ "núi đôi" vì sợ ung thư di căn Dù tuổi xuân phơi phới, nhưng không ít cô gái trẻ mới 20, 21 tuổi đã "nằng nặc" đòi cắt bỏ "núi đôi" vì sợ ung thư di căn. Tuy nhiên, theo chuyên gia y tế, các kỹ thuật hiện đại ngày nay có thể giúp cắt bỏ khối u triệt để mà vẫn bảo tồn được vẻ đẹp nữ tính cho chị...