“Chúng ta bỏ lỡ quá nhiều cơ hội để phát triển Thủ Thiêm”
Tại buổi tọa đàm Quy hoạch và phát triển khu trung tâm mới Thủ Thiêm: Thách thức và cơ hội, sáng 26.8, KTS Ngô Viết Nam Sơn đề xuất TP.HCM cần mạnh dạn thay đổi và điều chỉnh quy hoạch Thủ Thiêm nói riêng và hai bờ Đông-Tây nói chung, để Thủ Thiêm phát triển bền vững và xứng tầm khu đô thị tầm cỡ thế giới như mong muốn ban đầu.
TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn và ông Lê Hồng Châu – Chủ tịch HOREA đang nói về cơ hội và thách thức với Thủ Thiêm hiện nay. Ảnh: H.V
Thủ Thiêm được quy hoạch khi nào?
Theo TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn, quy hoạch Thủ Thiêm đã được để ý từ năm 1965 với đồ án DA được phê duyệt năm 1968 của Công ty tư vấn Doxiadis Assocciates (Hy Lạp). Khi đó, dự án thí điểm xây dựng 1.000 căn nhà trên diện tích 800ha đất, kéo dài đại lộ Hàm Nghi qua bờ bên kia sông Sài Gòn rồi hướng thẳng về phía Biên Hòa – hướng phát triển chủ đạo của thành phố, tạo thành trục chính Đông – Tây của khu đô thị mới.
Xây dựng mô hình ô-phố-cực-lớn để tách rời giao thông cơ giới và đường đi bộ. Mỗi ô phố là một khu dân cư hình chữ nhật được mô phỏng những cụm dân cư vùng sông nước Nam bộ với hệ thống kênh rạch thay vì những tuyến giao thông công cộng chính.
Quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm năm 1972. Ảnh: TL.
Đến năm 1972, Thủ Thiêm đã được một công ty nước ngoài khác quy hoạch thành một trung tâm Thủ Thiêm đa chức năng. Trong đó, Thủ Thiêm được nối với quận 1 thông qua xây cầu nối với đại lộ Hàm Nghi và đường Nguyễn Bỉnh Khiêm – hai trục lộ cùng với bờ sông Sài Gòn tạo thành một tam giác phát triển để xây dựng một trung tâm mới cho đô thành Sài Gòn.
Trung tâm bán đảo Thủ Thiêm là khu Chánh phủ, nhà ở được bố trí hai bên vành đai giao thông, trong khi đó công nghiệp được bố trí ở bờ Tây bán đảo, đối diện với Tân Thuận – khu chế xuất. Quảng trường nối dài từ bờ sông Sài Gòn, đối diện công trường Mê Linh tới khu hành chính nằm ở lõi trung tâm. Tuyến đường huyết mạch vòng cung được thiết kế như một đường cao tốc…
Theo KTS Nam Sơn, quy hoạch trên là rất tiềm năng nhưng cũng chỉ nằm trên giấy vì chiến tranh không cho phép triển khai.
Tôi nói về 2 quy hoạch trên để thấy rằng họ luôn thống nhất một điểm chung là xây cầu nối đại lộ Hàm Nghi qua bờ sông với bán đảo Thủ Thiêm, một tầm nhìn rất chiến lược. Trong khi hiện nay, thành phố lại xây dựng cầu Thủ Thiêm nằm xa trung tâm, xây hầm Thủ Thiêm vô tình đẩy bán đảo ra xa khỏi trung tâm thành phố hiện hữu, ông Sơn nói.
Video đang HOT
Triệt tiêu sự phát triển của Thủ Thiêm
Theo KTS Nam Sơn, quy hoạch Thủ Thiêm (bờ Đông) và bờ Tây (bên kia sông Sài Gòn) hiện nay đang là một sai lầm nghiêm trọng.
Đáng lẽ năm 2003, TP.HCM nên quy hoạch hai bờ Đông – Tây đồng bộ, nhưng lại chia thành 2 dự án là một tư duy không đúng. Trong khi bờ Đông thì khống chế cao tầng, còn bờ Tây thì mọc lên những khu cao tầng dày đặc theo bờ sông. Làm như vậy vô tình bờ Tây đã triệt tiêu sự phát triển của bờ Đông (cụ thể là Thủ Thiêm), KTS Nam Sơn tiếc nuối.
Cao tầng hóa bờ Tây dọc sông Sài Gòn đang triệt tiêu sự phát triển bờ Đông – Thủ Thiêm. Ảnh: TL.
Theo KTS Nam Sơn, TP.HCM đã bỏ lỡ một cơ hội lớn. Tôi nói thật cả trong nước, ngoài nước… dù các nhà tư vấn, thiết kế có giỏi mấy mà chúng ta đưa ra đề bài không đúng thì họ cũng cho ra một đáp án không đúng, ông nói.
KTS Nam Sơn chỉ ra sai sót của Thủ Thiêm: Vì thế, cho đến nay, Thủ thiêm vẫn chưa phát triển. Hiện Thủ Thiêm chỉ thấy những dự án của các nhà đầu tư tư nhân. Họ chủ yếu xây nhà dự án để bán. Trong khi mong muốn ban đầu của Thủ Thiêm là mong mốn thu hút các tập đoàn lớn về xây dựng thành khu trung tâm kinh tế, tài chính… tầm cỡ khu vực.
Từng tham gia tư vấn, quy hoạch hai bờ Đông – Tây Thượng Hải, KTS Ngô Viết Nam Sơn chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa bờ Đông Thượng Hải và bờ Đông Sài Gòn, tức Thủ Thiêm: Ở Thượng Hải, họ quy hoạch lại khu bờ Đông khi giải tỏa trắng và làm lại, và rất thành công. Trong khi Thủ Thiêm bây giờ cũng không học được bài học phố Đông của Thượng Hải.
Ngay ở TP.HCM, khu Nam Sài Gòn sau 2 thập niên rất phát triển, dù xuất phát điểm kém hơn Thủ Thiêm. Nhưng Thủ Thiêm lại không chịu học bài học Nam Sài Gòn. Nam Sài Gòn có chiến lược phát triển nhất quán, công tư liên doanh cả trong nước và ngoài nước. Thủ Thiêm có làm thế không, không hề, ông tiếc rẻ.
Cơ hội vẫn còn nhưng chưa thấy ai đặt ra?
Tuy nhiên, KTS Nam Sơn cho rằng cơ hội vẫn còn nếu chúng ta chịu thay đổi tư duy và tìm hướng khác cho thủ Thiêm.
Tại sao không làm cầu Hàm Nghi, làm cầu này sẽ thu hút rất nhiều nhà đầu tư vì họ nhìn thấy cơ hội rất rõ ràng? Nếu xây cầu Hàm Nghi nối Thủ Thiêm chỉ có 400m, nối trung tâm quận một qua Thủ Thiêm – một tiềm năng lớn thu hút nhà đầu tư, ông Sơn đặt vấn đề.
Việc phát triển các tòa nhà cao tầng dọc sông Sài Gòn ở bờ Tây đã lấy mất cơ hội phát triển của Thủ Thiêm, vì tiền đầu tư địa ốc cũng có hạn. Và khi cao ốc bờ Tây bán chưa hết thì không ai sang để xây dựng bờ Đông. Vì nhìn vào hiện nay, khu Tân Cảng 43ha, khu Ba Son 30ha và khu Khánh Hội 50ha cộng lại bằng 105ha của Thủ Thiêm (từ phân khu 1-4), ba khu bờ Tây đã đầu tư rồi thì nhà đầu tư nào qua Thủ Thiêm nữa.
Ba khu Tân Cảng, Ba Son, Khánh Hội đang phát triển triệt tiêu luôn sự phát triển của Thủ Thiêm khi các nhà đầu tư đã đổ hết tiền vào đây. Ảnh: TL.
Một câu hỏi đặt ra nếu Thủ Thiêm không phát triển như mong muốn thì trách nhiệm bới Ban quản lý Thủ Thiêm tới đâu?
Trả lời vấn đề này, KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, hiện nếu quy trách nhiệm cho Ban quản lý Thủ Thiêm thì không công bằng. Ban này không thật sự quản lý mà như là một đơn vị thừa hành. Họ đứng dưới sự chỉ đạo của UBND TP. Theo ông, cơ cấu này không hiệu quả, hãy học bài học của phố Đông Thượng Hải, Nam Sài Gòn. Ban quản lý ít nhất phải có trách nhiệm tương đương với một phó chủ tịch TP hay một lãnh đạo tương đương khi nói chuyện với các nhà đầu tư tầm cỡ quốc tế.
Còn ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HOREA) cho biết, hiện Ban quản lý Thủ Thiêm được quyền trình bày thẳng lên UBND TP, nhưng lâu nay ban chưa sử dụng quyền này.
Theo Danviet
9 lô đất vàng Thủ Thiêm sẽ đấu giá ngay trong quý III
Phương án đấu giá 9 lô đất trong phân khu số 1, Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) đã được TP.HCM triển khai đến các đơn vị liên quan và hoàn tất thủ tục trong quý III này.
UBND TP.HCM đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất phương án bố trí nguồn vốn ngân sách thành phố đầu tư hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh tại 9 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, để đấu giá theo quy định.
Sở Giao thông Vận tải được giao đề xuất phương án tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, đáp ứng các điều kiện kỹ thuật và quy chuẩn công trình, để đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật của khu đất nói trên.
Ban Quản lý Đầu tư - Xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm được giao đề xuất hình thức, thời điểm và quy mô tổ chức đấu giá.
Thành phố cũng yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường đảm bảo cơ sở pháp lý và các quy định hiện hành để tổ chức đấu giá quyền sử dụng các lô đất trên; thực hiện dứt điểm trong quý III.
9 lô đất vàng trong khu đô thị Thủ Thiêm sẽ được đấu giá trong quý III này. Ảnh: Lê Quân.
Trước đó, UBND TP.HCM đã cho phép đấu giá 9 lô đất thuộc Khu chức năng số 1 Khu đô thị Thủ Thiêm. Đây là khu vực được quy hoạch thành trung tâm thương mại dịch vụ đa chức năng.
Các khu đất này có diện tích 78.000 m2, là đất sạch nhưng chưa có hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông kết nối. Trong đó, 6 lô được quy hoạch là khu dân cư đa chức năng, 3 lô là khu thương mại đa chức năng với tổng mức đầu tư là 27.000 tỷ đồng.
Tại một cuộc họp gần đây, ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP.HCM, chia sẻ dư luận phải hiểu đúng về đấu giá đất công, không phải Nhà nước gom đất lại rồi đi bán đứt cho nhà đầu tư. Đấu giá đất phải đúng quy trình xét duyệt năng lực nhà đầu tư, buộc họ thực hiện đúng quy hoạch đã phê duyệt cho khu đất này.
Ngoài ra, nhà đầu tư trúng đấu giá cũng phải đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, chứ không phải nhận đất rồi để đó làm "xấu mặt thành phố".
Cũng theo ông Hoan, năng lực nhà đầu tư tham gia đấu giá phải được đánh giá kỹ, không thể để doanh nghiệp "cò con" tham gia thực hiện dự án lớn. Nhà đầu tư phải ký quỹ, phải chứng minh năng lực vốn, quan hệ với ngân hàng ra sao?
"Đây là một phân khu chức năng, nhưng giá trị ước tính khoảng 28.000 tỷ đồng, nên phải cẩn trọng trong các phương án tiến hành. Như vậy, đấu giá là để chọn nhà đầu tư đủ năng lực thực hiện, để xây dựng cho Thủ Thiêm. Quy trình này gồm nhiều khâu, nhiều đoạn, chứ không phải là Nhà nước gom đất vô để đi bán", ông Hoan cho biết.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm nằm trên bán đảo Thủ Thiêm (quận 2), đối diện trung tâm quận 1 qua bờ sông Sài Gòn, có tổng diện tích 657 ha. Bán đảo này được kỳ vọng trở thành trung tâm tài chính, thương mại mang tầm cỡ quốc tế, và sẽ là đô thị đẹp nhất khu vực Đông Nam Á.
TP.HCM đã phải mất hơn 10 năm giải tỏa, di dời khoảng 15.000 hộ dân, với chi phí khoảng 30.000 tỷ đồng để bồi thường, xây dựng khu tái định cư cho người dân.
Theo_Kiến Thức
TP.HCM không truyền hình trực tiếp phiên thảo luận quản lý đất đai Sáng 10.7, TP.HCM khai mạc kỳ họp thứ 9 HĐND khóa 9 và thông qua lịch trình nội dung làm việc trong 3 ngày. Trong đó, phiên báo cáo giám sát công tác quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất trên địa bàn không được truyền hình trực tiếp đến cử tri. Quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai...