Chung sống an toàn với COVID-19 – Việt Nam không phải ngoại lệ
Nhiều nước trên thế giới đang chuyển trạng thái từ “sống không COVID-19″ sang “sống an toàn với COVID-19″ và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Ưu tiên hàng đầu là sức khỏe cho người dân. Với tỷ lệ tiêm vaccine ngày càng tăng, Việt Nam đang từng bước mở cửa kinh tế trở lại.
Người dân di chuyển trên địa bàn TP Hồ Chí Minh sau khi được nới lỏng giãn cách xã hội. Ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Trên đây là nhận định của ông Patrick Haverman, Phó Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam.
Để đáp ứng yêu cầu chống dịch trong tình hình mới, Việt Nam đã điều chỉnh chiến lược “không COVID” sang “chung sống an toàn – linh hoạt kiểm soát dịch bệnh”. Ông đánh giá như thế nào về chiến lược phòng, chống dịch mới này của Việt Nam?
Như các bạn đã thấy, nhiều nước trên thế giới đang chuyển trạng thái từ “sống không COVID-19″ sang “sống an toàn với COVID-19″ và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Ưu tiên hàng đầu là sức khỏe cho người dân. Với tỷ lệ tiêm vaccine ngày càng tăng, Việt Nam đang từng bước mở cửa kinh tế trở lại.
Liên quan đến nỗ lực ứng phó với COVID-19, tôi cho rằng đấy chính là cách tiếp cận mềm dẻo, linh hoạt hơn như rút ngắn thời gian phong tỏa, hoặc giảm bớt thời gian cách ly tập trung, và thúc đẩy chương trình tiêm chủng vaccine. Chúng tôi rất ấn tượng với ngoại giao vaccine của Chính phủ Việt Nam, cũng như tốc độ triển khai tiêm vaccine tại Việt Nam. Bằng việc sắp xếp đối tượng tiêm chủng, ưu tiên cho những người dễ bị tổn thương, chúng ta có thể từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế một cách thận trọng.
Video đang HOT
Chiến lược mới này sẽ có tác động như thế nào đến đời sống kinh tế – xã hội Việt Nam, đặc biệt là đối với đối tượng dễ bị tổn thương? Chương trình Phát triển Liên hợp quốc có khuyến nghị gì với Việt Nam về vấn đề trợ giúp xã hội và duy trì tăng trưởng kinh tế?
Vừa qua, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã tổ chức hội nghị trực tuyến, công bố hai báo cáo đánh giá tác động kinh tế-xã hội của COVID-19 đối với các hộ dễ bị tổn thương ở Việt Nam và đánh giá nhanh việc thiết kế và thực hiện gói hỗ trợ thứ hai của Chính phủ cho người bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Tại buổi Toạ đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế – xã hội do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì, chúng tôi cũng đã có bài tham luận về tăng cường trợ giúp xã hội cho các đối tượng dễ bị tổn thương ở Việt Nam.
Về vấn đề này, tôi cho rằng, Việt Nam có thể hỗ trợ tăng trưởng, việc làm và thu nhập bằng một chương trình hỗ trợ tiền mặt lớn hơn cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn mà không sợ lạm phát hoặc tác động tiêu cực đến cán cân thanh toán. Để đạt được đồng thời mục tiêu kép là hỗ trợ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn và kích thích tăng trưởng kinh tế thì cần phải triển khai chương trình hỗ trợ tiền mặt càng nhanh càng tốt.
Cách nhanh nhất để triển khai là áp dụng ngay gói trợ cấp cho trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi từ đủ 60, bao gồm cả người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên – thuộc đối tượng bảo trợ xã hội thường xuyên với điều kiện họ không có lương hưu, người khuyết tật. Bên cạnh đó, cần giảm thiểu yêu cầu về thủ tục hành chính và áp dụng việc đăng ký trực tuyến cho những người thuộc diện hỗ trợ.
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc có khuyến cáo gì đối với tiến trình mở cửa cụ thể của Việt Nam trong thời gian sắp tới?
Chúng tôi cho rằng, Chính phủ Việt Nam đang thực hiện rất tốt. Như tôi đã đề cập, việc tiêm chủng vaccine đóng vai trò rất quan trọng. Trước hết, để mở cửa trở lại, việc đẩy mạnh tiêm chủng cần được ưu tiên hàng đầu. Nhiều nước trên thế giới có tỷ lệ tiêm vaccine cao đã mở cửa kinh tế trở lại.
Thứ hai, Việt Nam đang áp dụng linh hoạt các hình thức phong tỏa, đó là phong tỏa cục bộ trong phạm vi nhỏ hẹp thay vì trên diện rộng. Đó là những điều kiện quan trọng giúp Việt Nam có thể từng bước mở cửa, thúc đẩy kinh tế phát triển cùng với đẩy mạnh các chương trình trợ giúp xã hội.
Ông có đánh giá như thế nào về khả năng phục hồi kinh tế và triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới?
Tôi cho rằng, Việt Nam đang đi đúng hướng. Bằng việc mở cửa, nền kinh tế của Việt Nam sẽ có thể tăng trưởng trở lại. Tôi hy vọng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi tốt trong thời gian tới.
Thế giới đang trở nên dễ bị tổn thương hơn khi dịch bệnh và thiên tai có thể đe dọa chúng ta bất cứ lúc nào. Vì vậy, việc đảm bảo hỗ trợ xã hội cho con người tránh khỏi những tổn thương do dịch bệnh và thiên tai gây ra là giải pháp cần thiết mà bất cứ chính phủ nào cũng nên tính đến.
Trân trọng cảm ơn ông.
Hà Nội: Người dân 'vùng đỏ' sẽ nhận lương hưu tại nhà
Từ ngày 8/9, người nghỉ hưu tại 10 quận, huyện thuộc "vùng đỏ" của Hà Nội đang thực giãn cách xã hội sẽ được chi trả lương hưu và trợ cấp tháng 9, tháng 10 tại nhà.
Ngày 7/9, ông Nguyễn Đức Hòa, Giám đốc Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, căn cứ tình hình phân vùng của thành phố về phòng, chống dịch bệnh, Bảo hiểm xã hội và Bưu điện thành phố đã thống nhất xây dựng phương án chi trả lương hưu, trợ cấp trên địa bàn.
Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội chi trả cho người dân theo phương án mới - Ảnh: HÀ QUÂN
Theo đó, người hưởng lương hưu trên địa bàn thuộc vùng 1, gồm 10 quận, huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai và một phần địa giới 5 quận, huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín được nhận lương hưu tại nhà.
Tại vùng này, nhân viên chi trả sẽ liên hệ trước với UBND phường xã, tổ dân phố, thôn xóm, Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19, Tổ COVID-19 cộng đồng tại địa bàn để được phối hợp, hỗ trợ như: thông báo người hưởng đến nhận theo khung giờ, theo địa bàn, tổ dân phố... UBND phường, xã bố trí tăng thêm bàn chi trả, điểm chi trả đảm bảo giãn cách. Nếu chưa chi hết tại điểm chi trả thì thông báo rõ để người hưởng tiếp tục nhận tại bưu cục hoặc bưu điện văn hóa xã.
Người dân tại vùng 2 và vùng 3 (nơi thực hiện chỉ thị 15 và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn) sẽ nhận chi trả tại bưu điện. Vùng 2 gồm toàn bộ 5 quận huyện Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh. Vùng 3 gồm toàn bộ 10 huyện, thị xã Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên và một phần 5 quận, huyện là Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.
Tùy theo thực tế, cơ quan bưu điện sẽ phối hợp BHXH địa phương căn cứ vào chỉ đạo UBND cấp trên để xây dựng phương án chi trả mới.
Theo BHXH Hà Nội, người nghỉ hưu sẽ được nhận gộp 2 tháng lương (tháng 9 và tháng 10). Trong đợt này, toàn thành phố sẽ chi trên 5.698 tỉ đồng cho 588.636 người hưởng. Trong đó, chỉ có trên 2.171 tỉ đồng chi trả qua tài khoản ATM, còn trên 3.527 tỉ đồng phải trả bằng tiền mặt.
Theo kế hoạch, đợt 1, sẽ chi trả qua tài khoản từ ngày 6/9 và chi trả tiền mặt từ ngày 8/9; đợt 2 sẽ chi trả qua tài khoản và tiền mặt bắt đầu từ ngày 4/10/2021. Những người nhận lương hưu và chế độ vào đợt 2 là những trường hợp BHXH Thành phố mới phê duyệt hồ sơ, chuyển đến từ BHXH tỉnh khác, BHXH Bộ Quốc phòng và BHXH Công an nhân dân xét duyệt trước ngày 30/9/2021.
Người dân TP Hồ Chí Minh cần làm gì để nhận lương hưu tại nhà trong thời gian giãn cách? Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hồ Chí Minh vừa đã cung cấp 4 số điện thoại để người dân có thể gọi hỏi và đề xuất nhận lương hưu tại nhà. Người dân cần ở yên một chỗ trong mùa dịch, khi có nhu cầu nhận lương hưu tại nhà sẽ được ngành bưu điện phát tận nhà. Ảnh minh họa Theo...