Chứng rong kinh ở tuổi dậy thì: Dấu hiệu cảnh báo sớm một số bệnh nguy hiểm
Ngoài các triệu chứng bất thường trong kỳ “đèn đỏ”, hiện tượng rong kinh cũng là một triệu chứng mà bạn không nên xem thường.
Thông thường, kỳ “đèn đỏ” sẽ kéo dài từ 3 – 5 ngày, nhưng nếu quá 7 ngày thì được gọi là hiện tượng rong kinh. Rong kinh là một hiện tượng phổ biến xảy ra trong tuổi dậy thì của con gái. Ngoài những cơn đau bụng trong kỳ “đèn đỏ” thì rong kinh còn khiến bạn rơi vào tình trạng mệt mỏi, đau bụng dưới, khó thở, máu vón cục… Do đó, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng rong kinh để biết rõ hơn về tình trạng sức khoẻ của mình nhé.
1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng rong kinh
- Tuổi tác: Rong kinh là một hiện tượng thường xuất hiện trong độ tuổi con gái mới bước vào dậy thì, hay còn xảy ra ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Nguyên nhân là trong những độ tuổi này, sự biến đổi của nội tiết tố xảy ra mạnh nên lượng estrogen trong cơ thể tăng lên bất ngờ hoặc giảm mạnh xuống khiến kỳ “đèn đỏ” kéo dài và dịch kinh nguyệt tiết ra nhiều hơn.
- Sử dụng thuốc tránh thai: Nếu cô nàng nào có sức khoẻ yếu thì việc sử dụng thuốc tránh thai có thể dẫn đến hiện tượng rong kinh, đồng thời còn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản về sau.
- Mắc bệnh phụ khoa: Một số bệnh phụ khoa phổ biến của hiện tượng rong kinh có thể kể đến như viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, ung thư tử cung/cổ tử cung…
Ngay khi biết mình có hiện tượng rong kinh thì hội con gái cần thực hiện ngay những cách điều trị bệnh sau:
- Bổ sung thêm chất sắt vào trong cơ thể, bởi việc mất máu do rong kinh kéo dài khiến cho cơ thể bị thiếu hụt lượng máu cần thiết.
Video đang HOT
- Bổ sung các chất như magie, kẽm, axit béo Omega 3, vitamin B1/B6, vitamine E… đồng thời kiêng ăn nhiều thịt và chất béo.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê, rượu, bia… và một số gia vị cay, nóng.
- Tập thể dục nhẹ: đi bộ, leo cầu thang… để giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi.
- Nếu thấy có hiện tượng máu ra quá nhiều thì nên nằm nghỉ ở nhà để ổn định lại cơ thể.
- Theo Đông y, việc sử dụng ngải cứu kết hợp trong chế độ ăn hàng ngày sẽ có tác dụng điều hoà kinh nguyệt, giảm cơn đau bụng kinh và thải bỏ lượng máu xấu trong kỳ “đèn đỏ” ra ngoài.
Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động đi khám ngay để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bệnh và trong trường hợp xấu thì còn phải uống thuốc chỉ định theo toa thuốc để phù hợp với từng cơ địa người bệnh chứ tuyệt đối không nên tuỳ tiện mua thuốc uống.
Đừng coi thường cơn đau bụng kinh nếu kèm theo một số dấu hiệu sau
Theo Kênh14
Nguyên nhân và phương pháp điều trị dậy thì muộn ở nam giới.
Tuổi dậy thì là một bước ngoặt lớn trong các giai đoạn phát triển của con người, đó là lúc cơ thể phát triển từ một đứa trẻ thành người lớn.
Tuổi dậy thì diễn ra trong nhiều năm, và độ tuổi mà nó bắt đầu và kết thúc cũng khác nhau với mỗi người.Hiện nay độ tuổi dậy thì trung bình của các bạn nam thường dậy thì ở tuổi từ 12 đến 16, nhưng cũng có thể dậy thì sớm hơn hoặc muộn hơn.
Dậy thì nam bình thường như thế nào?
Tuổi dậy thì là một bước ngoặt lớn trong các giai đoạn phát triển của con người, đó là lúc cơ thể phát triển từ một đứa trẻ thành người lớn. Tuổi dậy thì diễn ra trong nhiều năm, và độ tuổi mà nó bắt đầu và kết thúc cũng khác nhau với mỗi người.Hiện nay độ tuổi dậy thì trung bình của các bạn nam thường dậy thì ở tuổi từ 12 đến 16, nhưng cũng có thể dậy thì sớm hơn hoặc muộn hơn. Khi dậy thì, các bạn nam sẽ có những thay đổi về thể chất, sinh lý và tâm lý.
Ảnh minh họa.
Dấu hiệu nam giới dậy thì muộn?
Những thay đổi về thể chất khiến các bạn nam khác dễ dàng phát hiện như:
- Tăng nhanh sự phát triển về chiều cao, khung xương phát triển theo dáng người nam giới như vai rộng, khung chậu hẹp.
- Giọng nói trầm hơn.
- Mọc lông mu, lông nách, và râu.
- Mùi cơ thể có thể rõ rệt hơn.
- Kích thước tinh hoàn và dương vật sẽ lớn hơn, đặc biệt có hiện tượng phóng tinh lần đầu.
Vì vậy, nếu trong độ tuổi trên vẫn chưa thấy các dấu hiệu dậy thì, không thấy bất kỳ dấu hiệu của sự thay đổi cơ thể, đặc biệt là sự phát triển của cơ quan sinh dục như tinh hoàn, dương vật, hoặc không có mộng tinh (xuất tinh) thì có thể liệt vào danh sách dậy thì muộn.
"Thủ phạm" gây dậy thì muộn?
Dậy thì muộn có thể do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu xuất phát từ các yếu tố như: di truyền, bệnh mạn tính, vấn đề về tuyến yên, tuyến giáp, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý...
- Nguyên nhân đầu tiên cần nghĩ tới khi thấy trẻ dậy thì muộn là do gen di truyền, khi trong gia đình có bố mẹ, cô dì, chú bác, anh em, chị em, hoặc anh em họ (gần) chậm dậy thì. Với trường hợp này thì không cần biện pháp can thiệp. Trẻ sẽ phát triển sau so với bạn cùng tuổi và không ảnh hưởng đến quá trình phát triển chung của cơ thể cũng như khả năng sinh sản. Dậy thì muộn cũng có thể xảy ra khi tuyến yên hoặc tuyến giáp - các tuyến sản xuất hormon quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể gặp vấn đề.
- Một số người dậy thì muộn do có nhiễm sắc thể bất thường, như là với các bạn nam mắc hội chứng Klinefelter (clai- phen- tơ) khi được sinh ra có nhiều hơn 1 nhiễm sắc thể X (XXY thay vì XY). Tình trạng này có thể làm chậm phát triển giới tính.
- Trẻ mắc một số bệnh mạn tính cũng có thể gây ra sự chậm trễ trong tuổi dậy thì như: đái tháo đường typ 1, bệnh thận, hoặc hen suyễn vì những bệnh này có thể làm chậm quá trình phát triển của cơ thể.
- Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong vấn đề dậy thì sớm hay muộn. Một người đang bị suy dinh dưỡng cũng có thể phát triển muộn hơn những người có một chế độ ăn uống cân bằng đủ chất. Trường hợp ăn không đủ bữa, biếng ăn, rối loạn ăn uống hay thường xuyên áp dụng chế độ giảm cân quá mức sẽ khiến cơ thể không thể phát triển với tốc độ bình thường được.
Ảnh hưởng dậy thì muộn đến trẻ?
Dậy thì muộn không những ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể khiến trẻ không phát triển thể chất được như các bạn cùng trang lứa, và việc đó lại dễ ảnh hưởng tâm lý. Thiếu niên thường cảm thấy mặc cảm, tự ti khi thấy mình trẻ con hơn so với các bạn. Tuy nhiên, việc dậy thì muộn còn khiến cho hệ nội tiết, cơ quan sinh dục của nam giới không hoạt động, nên thường không có ham muốn tình dục, hạn chế khả năng sinh sản, ảnh hưởng lớn nếu đến tuổi lập gia đình mà các bạn nam vẫn chưa thể dậy thì "thành công".
Điều trị dậy thì muộn cho trẻ trai
Khi các bạn trai khoảng 18 tuổi mà chưa thấy có dấu hiệu dậy thì, thì nên đi khám để được tư vấn và điều trị để không ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của cơ thể. Tùy vào nguyên nhân mà bác sỹ phát hiện khi tiến hành thăm khám, xét nghiệm mà có thể đưa ra các phương pháp điều trị đặc hiệu. Nếu thiếu hụt nội tiết tố sẽ được bổ sung với hàm lượng phù hợp, nếu do các bệnh lý thì sẽ phải tìm cách khắc phục bệnh lý. Càng điều trị sớm, thì khả năng điều trị thành công sẽ càng cao hơn.Vì thế nên đi khám Nam khoa nếu nghi ngờ nam giới dậy thì muộn.
Kết luận
Giai đoạn dậy thì được coi là một giai đoạn "khủng hoảng" bởi trong thời gian này có rất nhiều sự thay đổi cơ thể, cho đến sinh lý, tâm lý. Và nhất là những bạn có hiện tượng dậy thì muộn lại càng hoang mang hơn, vì thế trong giai đoạn này cha mẹ và con cái nên có sự trao đổi nhiều hơn, bởi vì cha mẹ là người lớn, có những hiểu biết, trải nghiệm nhiều hơn nên có thể cùng con chia sẻ, nếu sớm phát hiện các vấn đề bất thường có thể sớm điều trị.
Theo CSTY
"Đèn đỏ" kéo dài: Mối nguy tiềm ẩn Rong kinh là tình trạng chu kỳ "đèn đỏ" của bạn kéo dài trên 7 ngày hoặc lượng máu mất trong chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn 80ml. Ở tuổi dậy thì, kinh nguyệt của các bạn gái thường không đều và hiện tượng rong kinh ở giai đoạn này không mấy lo ngại. Tuy nhiên, sau khi hệ sinh sản của các...